Công nghiệp hỗ trợ cho ô tô: "Bao giờ cho đến tháng 10"?

Thứ ba, 03/07/2018 11:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Công nghiệp hỗ trợ được xây dựng 30 năm qua và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, thế nhưng đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô vẫn còn rất thiếu và yếu.

Tiềm năng lớn, nhu cầu cao nhưng nguồn cung sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô từ các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất. 

Với hơn 20 năm xây dựng, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô tô vẫn còn thiếu và yếu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngành ô tô Việt Nam kém phát triển. Tính đến thời điểm này, cả nước mới chỉ có 300 doanh nghiệp (DN) thuộc ngành CNHT sản xuất ô tô trên tổng số 12.000 DN CNHT. 

Cụ thể hơn, Việt Nam có 20 DN sản xuất, lắp ráp ô tô nhưng chỉ có 84 DN cung cấp linh kiện cấp 1 và 145 DN là nhà cung cấp cấp 2 và 3, quá nhỏ so với nhu cầu và cũng rất nhỏ so với các nước trong khu vực. 

Chẳng hạn như tại Thái Lan, chỉ có 16 DN sản xuất ô tô nhưng có gần 700 nhà cung cấp linh kiện cấp 1 (gồm cơ khí, điện tử, nhựa và hoá chất) và 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và 3. 

Để làm một chiếc ô tô, tùy loại, phải cần từ 30.000 đến 40.000 linh kiện nhưng có đến hơn 90% linh kiện, phụ tùng ô tô lắp ráp hiện nay vẫn do các công ty mẹ hoặc từ nhà xuất khẩu nước ngoài cung cấp.

Ngay như Toyota Việt Nam, DN có số lượng xe bán ra đạt khoảng 60.000 chiếc trong năm 2017, chiếm 23,7 % thị phần, được coi là DN có tỷ lệ nội địa cao nhất Việt Nam nhưng cũng chỉ đạt từ 19 - 37%, tùy theo từng mẫu xe. 

Vì thế, doanh nghiệp có nhu cầu về công nghiệp hỗ trợ hoặc tìm đến sản phẩm nhập khẩu hoặc doanh nghiệp FDI. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, tạo hiệu ứng tích cực thu hút đầu tư.

 Vấn đề còn lại là doanh nghiệp phải chủ động trang bị công nghệ, quản trị, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, chủ động kết nối với doanh nghiệp đầu cuối. 

Báo Công luận
Chính phủ cũng cần tạo điều kiện để các nhà sản xuất linh phụ kiện xe máy chuyển sang sản xuất cả linh phụ kiện cho ô tô. Ảnh Trí Toàn 

Trong ngành ô tô, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 3,5 tỷ USD phụ tùng linh kiện, tuy nhiên, lượng xuất khẩu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 

Chẳng hạn như Toyota Việt Nam, trong năm 2017 đã xuất khẩu linh kiện, phụ tùng sang các nước với doanh thu 64 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cộng dồn của Toyota lên đến gần 465 triệu USD, kể từ khi thành lập. 

Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đang có quy mô thị trường nhỏ, nhu cầu mua phụ tùng linh kiện trong nước thấp, chi phí sản xuất cao, giá xe cao. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động rất lớn đến ngành công nghiệp ô tô. 

Cụ thể, sẽ tạo ra sự thay đổi toàn diện về cách thức sản xuất, chế tạo và quy trình tạo ra giá trị, như ô tô điện, ô tô tự hành, linh kiện được in từ công nghệ 3D... 

Năm 2018, thị trường và ngành công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có nhiều biến động dưới tác động của Nghị định 116 về xe nhập khẩu và Nghị định 125 về ưu đãi thuế linh kiện cho xe lắp ráp trong nước. Trong đó, Nghị định 125 khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển thông qua các ưu đãi và cơ hội phát triển. 

Trong mục tiêu chung ấy, Saigon Autotech & Accessories được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần hiện thực hóa yêu cầu trên. Ông Võ Tấn Thành - Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển. 

Vì thế, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp, nhà quản lý phải đưa ra các giải pháp để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo động lực, tiền đề phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô phát triển đúng tầm và đúng tiềm lực. Bởi vì, khi ngành này phát triển thì sẽ kéo theo hàng loạt lĩnh vực khác phát triển theo. 

Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô còn yếu nhưng công nghiệp hỗ trợ cho ngành xe máy đã phát triển với tỷ lệ nội địa cao, lên đến 90%, thậm chí, ở một số mẫu xe của Honda Việt Nam, tỷ lệ này lên tới 97%.

Chính phủ cũng cần tạo điều kiện để các nhà sản xuất linh phụ kiện xe máy chuyển sang sản xuất cả linh phụ kiện cho ô tô. Bởi vì, việc đồng thời phát triển cả 2 ngành ô tô và xe máy sẽ thuận lợi hơn nếu doanh nghiệp mới bắt đầu tham gia sản xuất linh phụ kiện, phụ tùng ô tô. Chính phủ cần tạo điều kiện để các nhà sản xuất linh phụ kiện xe máy chuyển sang sản xuất cả linh phụ kiện cho ô tô. 

Theo đó, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ mới là những công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển. Với việc tác động rất lớn từ công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ cần thay đổi về quản lý quy trình, mô hình kinh doanh, hạ tầng IT, chuỗi giá trị. 

Quan trọng không kém là phải ứng dụng những phương thức quản lý hiện đại, bởi đây chính là nền tảng để đảm bảo cho sự thành công của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào công nghiệp ô tô. 

Các doanh nghiệp phải chủ động cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đầu cuối, đây là yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể tham gia bền vững chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Hiện đã có nhiều chương trình hỗ trợ từ Chính phủ, như Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 nhằm đưa công nghiệp hỗ trợ trở thành một ngành công nghiệp bền vững. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành chương trình kết hợp bố trí vốn vay với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. 

Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước phát triển chương trình nhà cung cấp. Theo đó, những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hỗ trợ sẽ được doanh nghiệp đầu cuối hỗ trợ trực tiếp nhằm nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, từng bước đạt tiêu chuẩn toàn cầu. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thiết lập liên minh doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp đầu cuối và doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới./.

Cẩm Tú

Tin khác

Toyota Hilux phiên bản GR Sport trình làng tại Thái Lan

Toyota Hilux phiên bản GR Sport trình làng tại Thái Lan

(CLO) Toyota mới đây đã trình làng thị trường ô tô Thái Lan phiên bản GR Sport của mẫu Hilux với nhiều cải tiến về thiết kế lẫn trang thiết bị so với phiên bản tiêu chuẩn.

Ô tô - Xe máy
Kawasaki trình làng ZX-25RR 2024, giá từ 191 triệu đồng

Kawasaki trình làng ZX-25RR 2024, giá từ 191 triệu đồng

(CLO) Kawasaki tại Malaysia mới đây đã chính thức giới thiệu tới thị trường phiên bản 2024 của mẫu Kawasaki ZX-25RR, tại thị trường Malaysia bán với mức giá 36.500 ringgit - khoảng 191,5 triệu đồng khi quy đổi ra tiền Việt theo tỷ giá hiện tại.

Ô tô - Xe máy
Ngắm Kia EV5 tại triển lãm ô tô BIMS

Ngắm Kia EV5 tại triển lãm ô tô BIMS

(CLO) Tại triển lãm ô tô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Kia đã ra mắt mẫu EV5 với 4 phiên bản gồm ite Standard, Air Standard FWD, Earth Long Range FWD và Earth Exclusive Performance AWD, giá từ 34.300 USD.

Ô tô - Xe máy
Yamaha made in Thailand trình làng Exciter 155 ABS 2024

Yamaha made in Thailand trình làng Exciter 155 ABS 2024

(CLO) Yamaha tại Thái Lan đã chính thức giới thiệu phiên bản 2024 hoàn toàn mới của mẫu côn tay Exciter 155, là phiên bản nâng cấp đặc biệt với việc bổ sung hệ thống chống bó cứng phanh ABS cho bánh trước.

Ô tô - Xe máy
Cận cảnh Haval Jolion sắp trình làng thị trường Việt Nam, giá dưới 700 triệu đồng

Cận cảnh Haval Jolion sắp trình làng thị trường Việt Nam, giá dưới 700 triệu đồng

(CLO) Đây là mẫu xe thứ hai của thương hiệu Trung Quốc sau H6, nhật khẩu Thái Lan. Xe trang bị động cơ hybrid có 4 chế độ lái, dự kiến về nước vào cuối tháng 4 với hai phiên bản là Pro và Ultra.

Ô tô - Xe máy