Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0

Thứ sáu, 13/07/2018 21:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 13/7, Diễn đàn cấp cao và khai mạc triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội và thu hút 2.000 đại biểu, gồm 11 đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế, hơn 50 chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước, quốc tế và gần 50 gian hàng quy tụ sự tham gia của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Diễn đàn được tổ chức trong 2 ngày 12- 13/7/2018. Đây là sự kiện do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức nhằm phối hợp triển khai xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0” và các chương trình hành động, chiến lược, chính sách tham gia cuộc cách mạng này. Đây cũng là sự kiện đầu tiên thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác của Ban cán sự Đảng Chính phủ với Ban Kinh tế Trung ương; được phối hợp tổ chức bởi Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước, Bộ NN&PTNT, UBND TP.Hà Nội và Tập đoàn IEC.

Trong tổng cộng 5 phiên làm việc cùng các chủ đề trọng yếu được đem ra thảo luận, Diễn đàn cao cấp - Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 có sự góp mặt của nhiều diễn giả là các lãnh đạo bộ, ban, ngành; các chuyên gia về công nghiệp thông minh, các CIO, CSO, các chuyên gia CNTT cùng tham gia thảo luận và cập nhật về chiến lược phát triển và ứng dụng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, các giải pháp, kinh nghiệm thực tiễn sẽ được chia sẻ nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp/tổ chức tối ưu hoá, nâng cao hiệu suất công việc. 

Việc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 và Phiên Diễn đàn cấp cao “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0” và 5 phiên hội thảo chuyên đề được tổ chức trong thời điểm hiện nay, theo các chuyên gia, là đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có chính sách phát triển công nghiệp. Diễn đàn đã tập trung trao đổi về thực trạng triển khai và ứng dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 tại Việt Nam; đề cập đến một số xu hướng nổi bật về CMCN 4.0; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực tiếp cận CMCN lần thứ 4. CMCN 4.0 là xu thế tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 

Báo Công luận
Đây là sự kiện do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức nhằm phối hợp triển khai xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0” và các chương trình hành động, chiến lược, chính sách tham gia cuộc cách mạng này. 

Đối với Việt Nam, CMCN 4.0 cũng đang mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thông minh, các loại hình nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh... giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 48/100 về Cấu trúc của nền sản xuất và thứ 53/100 về Các yếu tố dẫn dắt sản xuất. Đánh giá về mức độ sẵn sàng, Việt Nam mặc dù vẫn ở nhóm sơ khởi nhưng khá gần với nhóm Tiềm năng cao. 

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những đổi mới mạnh mẽ. Trong đó có xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ cho nền kinh tế số, các mô hình sản xuất và dịch vụ thông minh, đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng cũng như đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao. Song song với Diễn đàn cấp cao là Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 có quy mô gần 50 gian hàng. Triển lãm quy tụ sự tham gia của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như VNPT, Viettel, FPT, CMC... với nhiều giải pháp công nghệ hiện đại như: hệ thống sản xuất tích hợp CIM, nhà máy thông minh, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, công nghệ robot, nhà thông minh, công nghệ blockchain, Fintech, ảo hóa, xác định nguy cơ bảo mật, công nghệ xác thực… 

Sự kiện mang đến cho khách tham dự những trải nghiệm mới mẻ về ứng dụng công nghệ và các ứng dụng công nghiệp thông minh từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu hiện nay như: Nhà máy thông minh, In 3D, AI, Cảm biến thông minh, Big Data, Blockchain, Điện toán đám mây. Đây là một cơ hội mang đến cho các đại biểu, khách hàng tiếp cận với các sản phẩm, giải pháp về công nghiệp thông minh trong các nhóm ngành sản xuất, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghệ thông tin. Đồng thời, cũng là dịp kết nối đầu tư công nghệ, qua đó sẽ mang lại cơ hội trao đổi trực tiếp, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm hợp tác, đầu tư giữa các tập đoàn và tổ chức doanh nghiệp. 

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặt nền tảng cho việc ứng dụng thành công các công nghệ của CMCN4.0. Nền kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng kết nối số lẫn thị trường kinh doanh. Năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người. Đến năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng lên mức 64 triệu, xấp xỉ 67% dân số. Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới. 

Các doanh nghiệp viễn thông, Internet ở Việt Nam đã phát triển liên tục và đạt mức doanh thu 6,1 tỷ USD, góp phần tạo ra hơn 851.000 việc làm cho xã hội. Để chủ động ứng phó với các tác động của CMCN4.0, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, Việt Nam đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao, đây sẽ trở thành một trong ba đột phá chiến lược; là đòn bẩy của tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. 

Một trong những điểm nhấn của sự kiện là sự xuất hiện ấn tượng của Sophia – robot đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới. Ban tổ chức phối hợp với UNDP đưa robot Sophia, quán quân sáng tạo của UNDP tới tham gia tương tác tại Diễn đàn. Vị công dân đặc biệt này đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề phát triển bền vững và tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng./.

Cẩm Tú


Tin khác

Ấn định ngày ra mắt Sony Xperia 1 VI

Ấn định ngày ra mắt Sony Xperia 1 VI

(CLO) Theo thông tin rỏ rỉ từ Weibo, Sony sẽ chính thức ra mắt phiên bản kế nhiệm của Xperia 1 V tại Nhật Bản vào ngày ngày 11 tháng 5 tới đây, máy có tên gọi là Sony Xperia 1 VI.

Sức sống số
Lenovo trình làng laptop Xiaoxin Pro 16 2024

Lenovo trình làng laptop Xiaoxin Pro 16 2024

(CLO) Lenovo mới đây vừa ra mắt máy tính xách tay Xiaoxin Pro 16 2024. Máy sở hữu CPU Core Ultra 5-125H và card đồ họa RTX 4050 6GB GDDR6, giá 28 triệu đồng.

Sức sống số
Vivo T3x ra mắt với chip Snapdragon 6 Gen 1

Vivo T3x ra mắt với chip Snapdragon 6 Gen 1

(CLO) Vivo vừa ra mắt một chiếc smartphone tầm trung mới, có tên gọi là vivo T3x. Máy trang bị chip Snapdragon 6 Gen 1, pin 6000 mAh và camera kép 50MP, giá từ 4,1 triệu đồng.

Sức sống số
Viettel có Data Center lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng phát triển AI

Viettel có Data Center lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng phát triển AI

(CLO) Với khoảng 2.400 racks, Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc chỉ hơn trung tâm dữ liệu lớn thứ hai khoảng 400 racks, tuy nhiên có công suất gấp 2,5 lần.

Sức sống số
Viettel tiên phong xây dựng hạ tầng số quốc gia bền vững với DC Xanh đầu tiên

Viettel tiên phong xây dựng hạ tầng số quốc gia bền vững với DC Xanh đầu tiên

(CLO) Các trung tâm dữ liệu liên tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu công nghệ và cần một lượng điện ngày càng lớn để vận hành, đặt ra lo ngại về tác động môi trường. Giải pháp là các DC xanh, bền vững.

Sức sống số