Kaspersky Lab cảnh báo sự nguy hiểm của “Balkanisation” trên không gian mạng

Thứ hai, 24/09/2018 15:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Hội nghị cấp cao An ninh mạng châu Á - Thái Bình Dương (APAC) lần thứ 4 vừa qua, Kaspersky Lab đã trình bày về các mối nguy an ninh mạng do “Balkanisation” trên không gian mạng (sự phân mảnh internet) gây ra.

Là sự kiện thường niên, hội nghị năm nay tổng hợp các vấn đề an ninh mạng chủ chốt đã được các nhà nghiên cứu và giám đốc điều hành hàng đầu của công ty trình bày trước báo giới đến từ 11 quốc gia trong khu vực. 

Báo Công luận
Các chuyên gia tại Hội nghị cấp cao An ninh mạng châu Á - Thái Bình Dương.

Trong suốt 4 ngày diễn ra, với chủ đề “Balkanisation: Security should not be in Isolation” - “Phân mảnh Internet: Bảo mật không nên đơn lẻ”, hội nghị đã làm nổi bật những nguy cơ có thể xảy ra với sự toàn cầu hóa của Internet và tổng quan về các mối đe dọa trực tuyến liên quan đến các quốc gia châu Á.

Nhằm mang đến thông tin chi tiết, toàn diện về tình trạng an ninh mạng hiện tại trong APAC, ba chuyên gia bảo mật ưu tú từ Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu của Kaspersky Lab (GReAT) lưu ý các cuộc tấn công trực tuyến quan trọng nhất được theo dõi trong khu vực.

Vitaly Kamluk, Trưởng nhóm GReAT APAC đã làm sáng tỏ tương lai của internet dựa trên kinh nghiệm 13 năm của ông trong phân tích phần mềm độc hại, các quy luật và xu hướng hiện hành trên toàn thế giới: “Phần mềm độc hại mới mà chúng tôi phát hiện hàng ngày đã tăng lên hàng năm về số lượng, về sự phức tạp và lan tỏa. Tương lai của internet sẽ mong manh khi các quốc gia tranh giành để tăng cường phòng thủ cho họ, sinh ra “Balkanisation”. 

Tuy nhiên, sự phân mảnh không phải mục tiêu chúng ta cần phải đối mặt với mối đe dọa của internet. Một thế giới dễ dàng bị chia rẽ hơn là chinh phục. Chúng ta cần hợp tác và tin tưởng lẫn nhau để ngăn chặn hiệu quả tội pham mạng - những kẻ không quan tâm cả địa chính trị lẫn biên giới”.

Báo Công luận
Nhà nghiên cứu Seongsu Park nói về nhóm tội phạm APT  Lazarus.

Nhà sáng lập và CEO Kaspersky Lab, Eugene Kaspersky đã lưu ý trong một bài báo về việc các nước như Brazil và Đức đang cân nhắc hoặc có thể đã khởi động các lĩnh vực độc lập của họ trên internet gồm xây dựng mạng lưới song song, tách biệt với internet để trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, một số quốc gia cũng đang xây dựng các chính sách yêu cầu những Google và Facebook chuyển trung tâm dữ liệu sang nước họ để hạn chế gián điệp và xâm nhập dữ liệu ở nước ngoài...

Kaspersky đã nhấn mạnh rằng "Balkanisation" và sự ra đời của chủ nghĩa bảo hộ sẽ chỉ làm cho một phía hưởng lợi duy nhất: Tội phạm mạng.

Ngoài các cuộc thảo luận quan trọng về tương lai của Internet, nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky Lab, Seongsu Park đưa ra cái nhìn tổng quát về kẻ thù tinh vi và khét tiếng của các nước APAC: Nhóm Lazarus. Ông đặc biệt lưu ý đến các hoạt động của mối đe dọa nói tiếng Hàn, kẻ đã thực hiện các cuộc tấn công chuỗi cung ứng giả mạo khi phát tán phần mềm độc hại trên Windows và cả các thiết bị MacOS.

Còn Suguru Ishimaru, nhà nghiên cứu bảo mật tại GReAT đã chia sẻ các phương pháp được sử dụng để phân tích phần mềm độc hại Android và tiết lộ các hoạt động gần đây của phần mềm độc hại di động có tên "Roaming Mantis". Kẻ tấn công với động cơ tài chính này đã có thể lây nhiễm thành công các điện thoại Android ở Hàn Quốc, Bangladesh và Nhật Bản thông qua việc tấn công DNS vào đầu năm nay.

Về vấn đề lòng tin và trung thực trong ngành công nghiệp bảo mật mạng, Anton Shingarev, Trưởng văn phòng CEO tại Kaspersky Lab cũng đã trình bày chi tiết về "Sáng kiến minh bạch toàn cầu" của Kaspersky Lab.

Congluan.vn sẽ thông tin chi tiết về sáng kiến trên trong các bài viết tiếp theo.

Kiên Giang

Tin khác

ZTE Axon 60 Ultra ra mắt với chip SD2 và mạng 5.5G

ZTE Axon 60 Ultra ra mắt với chip SD2 và mạng 5.5G

(CLO) Mới đây tại Trung Quốc đã chính thức trình làng chiếc điện thoại ZTE Axon 60 Ultra. Thiết bị có khả năng kết nối vệ tinh cho phép thực hiện cuộc gọi cũng như gửi tin nhắn thông qua hệ thống vệ tinh Tiantong của Trung Quốc.

Sức sống số
Ấn định ngày ra mắt Sony Xperia 1 VI

Ấn định ngày ra mắt Sony Xperia 1 VI

(CLO) Theo thông tin rỏ rỉ từ Weibo, Sony sẽ chính thức ra mắt phiên bản kế nhiệm của Xperia 1 V tại Nhật Bản vào ngày ngày 11 tháng 5 tới đây, máy có tên gọi là Sony Xperia 1 VI.

Sức sống số
Lenovo trình làng laptop Xiaoxin Pro 16 2024

Lenovo trình làng laptop Xiaoxin Pro 16 2024

(CLO) Lenovo mới đây vừa ra mắt máy tính xách tay Xiaoxin Pro 16 2024. Máy sở hữu CPU Core Ultra 5-125H và card đồ họa RTX 4050 6GB GDDR6, giá 28 triệu đồng.

Sức sống số
Vivo T3x ra mắt với chip Snapdragon 6 Gen 1

Vivo T3x ra mắt với chip Snapdragon 6 Gen 1

(CLO) Vivo vừa ra mắt một chiếc smartphone tầm trung mới, có tên gọi là vivo T3x. Máy trang bị chip Snapdragon 6 Gen 1, pin 6000 mAh và camera kép 50MP, giá từ 4,1 triệu đồng.

Sức sống số
Viettel có Data Center lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng phát triển AI

Viettel có Data Center lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng phát triển AI

(CLO) Với khoảng 2.400 racks, Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc chỉ hơn trung tâm dữ liệu lớn thứ hai khoảng 400 racks, tuy nhiên có công suất gấp 2,5 lần.

Sức sống số