Xây dựng đô thị thông minh bền vững là xu thế tất yếu

Thứ sáu, 24/08/2018 21:44 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, đô thị thông minh (Smart city) đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức về vấn đề đô thị. Tại Việt Nam, từ nhiều năm qua đã có nhiều công ty, tập đoàn lớn đầu tư nghiên cứu để phát triển những ứng dụng cho Smart city, tạo dựng các kiến trúc ứng dụng CNTT&TT, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống… để có thể triển khai hoạt động của hệ thống đồng bộ và ổn định theo chuẩn quốc tế.

Tầm nhìn mới về một đô thị thông minh
Theo định nghĩa của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), đô thị thông minh phát triển bền vững là đô thị sáng tạo, sử dụng CNTT&TT và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả của các dịch vụ, hoạt động đô thị, nâng cao tính cạnh tranh, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa của các thế hệ hiện tại và tương lai. Tất cả các công nghệ thông minh 4.0 đều được ứng dụng cho Smart city như: công nghệ GIS, 3D maps, chữ ký số, IoT, dữ liệu lớn, NFC, AR, VR, Block chain, AI… và sẽ có 6 trụ cột dựa trên nền tảng cốt lõi là CNTT&TT để phát triển Smart city là: quản trị, kinh tế, môi trường, xã hội/đời sống, con người, di chuyển. Tùy theo nhu cầu, khả năng đầu tư, mỗi địa phương sẽ lựa chọn ra các lĩnh vực thông minh chuyên ngành thuộc 6 trụ cột để đưa vào kiến trúc tổng thể như: trung tâm điều hành, công dân thông minh, giáo dục, y tế, an ninh công cộng, chiếu sáng, du lịch, nông nghiệp…

Báo Công luận
 UBND TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết thỏa thuận hợp tác “Xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Ảnh: baoquocte.vn 
Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ dựa vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của cuộc CMCN 4.0 là chưa đủ, để chuyển đổi thành Smart city còn đòi hỏi chuyển đổi cách hành pháp, quản trị và vận hành của các thành phố. Trong đó, chính quyền phải xây dựng một tầm nhìn rõ ràng để có một lộ trình đúng hướng, qua đó xây dựng quy hoạch tổng thể, tạo các cơ chế chính sách để thúc đẩy các công ty, tập đoàn nghiên cứu, phát triển và làm chủ được các ứng dụng cho thành phố thông minh. Dự kiến sẽ có hơn 26 thành phố trên thế giới sẽ đạt đủ các tiêu chuẩn để trở thành Smart city vào năm 2025 như: New York, Chicago, London, Hong Kong, Jakarta, Sydney, Moscow, Stockholm… Và Việt Nam đang có nhiều cơ hội để bắt kịp cuộc CMCN 4.0 khi xây dựng được Smart city với các tiêu chuẩn quốc tế chứ không đơn thuần chỉ là ứng dụng CNTT&TT. 

Không có chỗ đứng cho người chậm chân


Tại Việt Nam, chủ trương phát triển Smart city đã có từ lâu, nhưng bắt đầu được hiện thực hóa bằng Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó có mục tiêu triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 địa điểm. Đến 1/12/2016, VPCP tiếp tục có công văn số 10384/VPCP-KGVX về việc xây dựng đô thị thông minh bền vững trên thế giới và Việt Nam, qua đó khuyến khích các tỉnh, thành phố thực hiện xây dựng đô thị thông minh. 

Sau khi có chủ trương của Chính phủ, đã có nhiều tỉnh, thành phố bắt tay vào triển khai đề án Smart city với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp viễn thông, CNTT lớn trong nước. Các doanh nghiệp trên cả nước có khả năng cung cấp các giải pháp sẽ được tham gia những dự án trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, giao thông, chính quyền điện tử… Một số tỉnh, thành phố lại lựa chọn VNPT hoặc Viettel, FPT, Samsung… là đối tác đồng hành cùng chiến lược xây dựng Smart city. 

Hiện nay FPT đã có những dự án triển khai về việc quản lý và điều khiển phương tiện vận tải hành khách công cộng; hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện; giải pháp camera thông minh… Samsung cũng giới thiệu các giải pháp thông minh hỗ trợ phát triển smart city, từ giải pháp quản lý hệ thống vận hành tại các nhà ga, trạm trung chuyển vận tải, đến giải pháp quản lý kho hàng, tài chính thông minh, ảo hóa hạ tầng máy tính… Một số công ty vừa và nhỏ cũng tham gia cung cấp các giải pháp cho trường học, quản lý nhân sự, đào tạo trực tuyến, chính quyền số… Theo đánh giá từ các chuyên gia, những giải pháp do các công ty nhỏ vẫn chỉ dùng cho các dự án nhỏ, lẻ, chưa mang tính đồng bộ và đủ tiêu chí theo chuẩn quốc tế. Nhất là cần có một hệ sinh thái có thể tương tác giữa các hệ thống, ứng dụng của các đơn vị cung cấp vẫn là vấn đề nan giải. Do đó, đã có nhiều tỉnh, thành phố, các cơ quan lựa chọn VNPT và Viettel cung cấp các giải pháp đồng bộ, xây dựng thành phố thông minh cho địa phương. 

Theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Huỳnh Quang Liêm, hiện nay VNPT đã hợp tác với rất nhiều đối tác nước ngoài, trong đó có cả Microsoft, Fujitsu… để xây dựng giải pháp Smart city, hướng tới đáp ứng được nhu cầu khác nhau của tất cả các tỉnh thành trên cả nước, cả về tính năng và bảo mật. Nhất là các giải pháp của VNPT được phát triển trên một nền tảng hoàn toàn mở, hỗ trợ tất cả các giải pháp công nghệ của các đối tác triển khai trên đó. Ngoài tính tương thích, nền tảng này còn phải đảm bảo để các dữ liệu trên toàn hệ thống có thể liên thông với nhau, hỗ trợ công tác điều hành hằng ngày cũng như phục vụ công tác xây dựng quy hoạch trong tương lai của chính quyền. Với giải pháp có tính linh hoạt cao, được xây dựng trên một nền tảng hoàn toàn mở và mô hình hợp tác đa dạng, VNPT đã được nhiều tỉnh, thành phố lựa chọn trở thành đối tác trong chiến lược xây dựng đô thị thông minh như: Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Tiền Giang, khu CNC Láng Hòa Lạc và mới đây là Bình Dương và rất nhiều dự án trong các lĩnh vực giao thông, du lịch… thông minh đang được triển khai. 

Còn với Viettel, đã có những dự định tạo ra nền tảng của một xã hội 4.0 nơi mà mọi người, mọi thiết bị đều có thể kết nối. Phó Tổng Giám đốc Viettel Hoàng Sơn cho biết, nhiều năm nay Viettel đã đầu tư chiều sâu cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển để làm chủ công nghệ bao gồm cả lĩnh vực phần cứng và phần mềm và các ứng dụng để sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Đồng thời đơn vị đã xây dựng các hệ sinh thái cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phù hợp với mọi đối tượng người dùng như: giáo dục, y tế, giao thông… đưa vào ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, phân tích cơ sở dữ liệu lớn và điện toán đám mây.

Gần đây, Viettel đã cung cấp nhiều dự án phần mềm cho Chính phủ điện tử, như dự án cơ sở dữ liệu dân cư dựa trên thông tin chứng minh thư, thẻ căn cước, dự án xây dựng hộ tịch điện tử, phần mềm cho chương trình của kỳ thi quốc gia, chương trình Internet trường học với 40.000 điểm trường và cơ sở giáo dục được tập đoàn cung cấp hạ tầng internet miễn phí... Với các thành phố lớn, Viettel tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất như ở TP.HCM là giao thông, an ninh môi trường, trật tự xã hội. Còn tại Hà Nội là dự án biến mỗi hộ gia đình trở thành một Home BTS (Home Gateway), kết nối với chính quyền, hạ tầng dịch vụ cơ sở thông qua hệ thống máy tính, di động. 

Báo Công luận
Smart city là xu hướng không thể chối bỏ nếu Việt Nam muốn bắt kịp con tàu CMCN 4.0. Việt Nam đang có đầy đủ các cơ hội để xây dựng được các Smart city của người Việt khi đã sở hữu hệ thống công nghệ tốt, phát triển sau nên đi tắt đón đầu. Nhất là thời điểm hiện tại có rất nhiều tổ chức, đơn vị muốn triển khai thí điểm dựa trên những ứng dụng đã được các nước phát triển dùng thành công. Tuy nhiên, hiện nay giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vẫn chưa có đồng bộ về hệ thống và sự tương tác với nhau. Do đó, cần sớm xây dựng khung pháp lý, các tiêu chuẩn, tiêu chí về hạ tầng, dữ liệu và thiết bị phục vụ thành phố thông minh mang tầm quốc gia để liên kết vùng miền; thí điểm mô hình Smart city mẫu để nghiên cứu và nhân rộng. Có cơ chế giám sát, bảo đảm việc xây dựng thành phố thông minh qua bảng đánh giá xếp hạng theo chuẩn quốc tế và có cơ chế thúc đẩy các công ty vừa và nhỏ tiếp cận thị trường cung cấp dịch vụ cho Chính phủ. Nhất là để triển khai Smart city cần đặt ra những mục tiêu dài hạn, lấy người dân làm trung tâm, đưa các ứng dụng, nền tảng công nghệ phục vụ người dân và xã hội.

Huy Hoàng

Tin khác

Render OnePlus Nord CE 4 trước ngày ra mắt

Render OnePlus Nord CE 4 trước ngày ra mắt

(CLO) OnePlus dự kiến ra mắt chiếc điện thoại Nord CE 4 tại thị trường Ấn độ vào ngày 1 tháng 4 tới đây. Theo thông tin có được, Nord CE 4 trang bị màn hình 6,7 inch, pin 5.500mAh và hỗ trợ sạc nhanh SuperVOOC 100W.

Sức sống số
Hé lộ thông tin thiết kế flagship Sony Xperia 1 VI

Hé lộ thông tin thiết kế flagship Sony Xperia 1 VI

(CLO) Thời gian gần đây có nhiều tin đồn về thiết kế thay đổi của Sony Xperia 1 VI, cho rằng Sony sẽ loại bỏ màn hình 4K trên mẫu flagship Xperia 1 thế hệ tiếp theo, điều này sẽ xảy ra khi tỷ lệ khung hình thay đổi từ 21:9 thành 19.5:9.

Sức sống số
Xiaomi POCO C61 lộ diện thiết kế và thông số kỹ thuật ấn tượng

Xiaomi POCO C61 lộ diện thiết kế và thông số kỹ thuật ấn tượng

(CLO) Xiaomi mới đây đã trình làng chiếc điện thoại POCO C61 của họ, với trang bị màn hình có kích thước 6.71 inch, chip Helio G36 đến từ MediaTek, RAM 4GB/6GB, bộ nhớ trong 64GB/128GB.

Sức sống số
Apple phát hành macOS Sonoma 14.4.1 với bản sửa lỗi cho USB Hub

Apple phát hành macOS Sonoma 14.4.1 với bản sửa lỗi cho USB Hub

(CLO) Apple mới đây đã phát hành macOS Sonoma 14.4.1, một bản cập nhật nhỏ cho hệ điều hành macOS Sonoma‌ ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9 năm ngoái. Được biết, phần mềm mới này xuất hiện sau khoảng 3 tuần kể từ khi Apple phát hành macOS Sonoma‌ 14.4.

Sức sống số
Samsung ra mắt máy tính bảng Galaxy Tab S6 Lite 2024

Samsung ra mắt máy tính bảng Galaxy Tab S6 Lite 2024

(CLO) Samsung mới đây bất ngờ ra mắt chiếc máy tính bảng tầm trung có tên gọi Galaxy Tab S6 Lite. Phiên bản này mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, được trang bị chipset mới và pin 7040 mAh, chạy OneUI 6.1.

Sức sống số