Đất đai: Rào cản lớn trong thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Thứ năm, 08/11/2018 09:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng thực tế lại sống nhờ vào nguồn thu từ cho thuê đất. Nếu sắp xếp lại và tách bạch phần này, sẽ chuyển từ làm ăn kinh doanh có hiệu quả sang thua lỗ. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính để dẫn đến những rào cản và làm chậm lại tiến trình cổ phần hóa.

Vướng mắc về đất đai

Báo Công luận
 

Đất đai và việc quản lý được cho là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ CPH DNNN (Ảnh TL)

 

Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xem là chủ trương chính của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế. Trong 20 năm qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ 12.000 doanh nghiệp (DN) vào đầu những năm 90 đã giảm xuống còn khoảng 500 DN 100% vốn nhà nước ở 11 ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Dự kiến năm 2020, cả nước còn khoảng 100 DNNN.

Chia sẻ tại Diễn đàn về hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước, các chuyên gia cho rằng, công tác cổ phần hóa còn chậm dù khuôn khổ pháp lý cơ bản đã thông thoáng. Tuy nhiên, sắp xếp đất đai là một trong những trở ngại lớn nhất với cổ phần hóa DNNN hiện nay.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), một trong những vướng mắc lớn nhất nằm ở khâu sắp xếp lại danh mục đất đai. Theo ông, hành lang pháp lý đã có từ Luật Đất đai 2013, tức là các DNNN phải rà soát và sắp xếp, nếu thừa thì trả lại và công việc này phải hoàn thành trước cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc sắp xếp này lại bộc lộ nhiều vấn đề. Hoạt động của DN có còn hiệu quả sau khi đã tách bạch đất đai là một câu chuyện lớn.

“Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế là sống nhờ vào nguồn thu từ cho thuê đất. Nếu sắp xếp lại và tách bạch phần này, sẽ chuyển từ làm ăn kinh doanh có hiệu quả sang thua lỗ và cho rằng trở ngại này khiến công tác cổ phần hóa bị chậm lại” - ông Tiến nói.

Tuy nhiên, việc xử lý câu chuyện tách đất đai khỏi hoạt động kinh doanh của khối DNNN lại không đơn giản. Lấy ví dụ về Hãng phim truyện Việt Nam, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, câu hỏi cần đặt ra trước cổ phần hóa là hãng phim sống bằng làm phim hay bằng thuê đất. Việc quản lý đất đai dẫn tới nợ đọng tiền thuê đất nhiều năm, đất thuê hết thời hạn từ năm 2012 nhưng không bị thu hồi và sau đó được đánh giá bằng 0 đã khiến nảy sinh nhiều vấn đề sau cổ phần hóa.

Quá trình cổ phần hóa DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Cơ chế thu hồi vốn

Báo Công luận
 

Việc lùm xùm vừa qua tại Hãng phim truyện Việt Nam có nguyên nhân rất lớn bắt đầu từ đất (Ảnh TL) 

 

Khuôn khổ pháp lý trong cổ phần hóa DNNN đã thông thoáng, tuy nhiên từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác lại trở thành rào cản làm chậm tiến độ cổ phần hóa DNNN gây thất thoát lớn.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, để giải quyết dứt điểm vướng mắc về đất đai, các DNNN thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đất đai trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN cổ phần hóa theo đúng quy định.

Ngoài ra, chậm thoái vốn nhà nước dưới góc nhìn của SCIC, ông Lê Song Lai - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước cho rằng cần thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ trên thị trường (như DATC hay VAMC).

 Nếu cơ chế này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các DN theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC/VAMC. Điều này sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên;  Một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại DN.

Mặt khác với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC/VAMC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ HĐQT và Ban điều hành DN cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần gia tăng giá trị cho DN và cổ đông.

Minh Phượng

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp