Đi thì thôi, về nhà lại vùi đầu vào máy tính...

Thứ sáu, 19/10/2018 11:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi được xướng tên với giải A ở thể loại báo in trong cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 vừa qua thì nhà báo Triệu Thị Cẩm Lình, báo Hậu Giang lại đang chuẩn bị tinh thần cho cuộc “vượt cạn”, thực hiện thiên chức làm mẹ, nên đã không có mặt để nhận bằng khen của Ban tổ chức...

“Nghề báo luôn đòi hỏi sự hy sinh và chia sẻ bởi đặc thù công việc, giờ giấc đi về, sinh hoạt đời thường của chị em phóng viên, nhà báo rất thất thường. Đi thì thôi, về nhà lại vùi đầu vào máy tính, “vắt óc” nhiều giờ để tác phẩm ra đời...Tất cả nhà báo nữ khi lựa chọn nghề báo là đặt vào đó nhiều tâm huyết, hoài bão. Đó là sự cống hiến khả năng của cá nhân mình vì lợi ích của nhiều người, vì một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhà báo Triệu Thị Cẩm Lình (bút danh Bích Châu), phóng viên Phòng Văn hóa – Xã hội, Báo Hậu Giang đã bắt đầu câu chuyện về nghề báo với tôi như thế. 

Báo Công luận
 Nhà báo Cẩm Lình (thứ hai từ phải sang) trong lần nhận Giải Nhất Giải Báo chí tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV được trao vào tối 21/6/2018 (Ảnh: TTXVN)
Chị cho rằng mình là người may mắn bởi chồng của chị cũng là nhà báo, một đồng nghiệp trong cơ quan nên anh thấu hiểu nỗi vất vả của vợ, sẵn lòng chở chị đi công tác, giúp chị công việc nhà cửa, con cái… Chính những sự động viên, giúp đỡ của chồng đã là chỗ dựa tinh thần vững chắc để chị vững tin, tâm huyết với các đề tài mình theo đuổi và bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định trong nghề báo.

Bằng chứng là trong năm nay, chị đã giành Giải Nhất (Giải Ảnh) Giải Báo chí tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV với tác phẩm “Khát vọng vươn lên của cậu bé viết chữ bằng chân” và mới đây nhất, nhà báo Cẩm Lình đã là tác giả duy nhất của một tác phẩm được trao Giải A (báo in) trong Lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 do Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức. Đó là loạt bài “Những cách làm mới trong giảm nghèo ở Hậu Giang” gồm 3 kỳ được sắp xếp, lý giải khoa học hợp lý “Giảm nghèo trong gia đình chính sách, đảng viên”, “Khơi dậy tinh thần tự lực của hộ nghèo”, “Thoát nghèo bền vững”. Đây là những bài viết được Cẩm Lình đầu tư công phu kĩ lưỡng.

Với quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước mà Hậu Giang đã thực hiện nhiều cách làm hay, mô hình làm ăn hiệu quả nhằm nâng cao đời sống người dân, để từ đây hộ nghèo có cuộc sống khá giả hơn. Và loạt bài “Những cách làm mới trong giảm nghèo ở Hậu Giang” nhà báo Triệu Thị Cẩm Lình đã hé mở biết bao câu chuyện thú vị xung quanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long này.

Tuy đây là cuộc thi ở cả 4 loại hình: Báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh nhưng chỉ có phóng sự truyền hình “Cây sa mu trên núi cao Huồi Tụ” của Truyền hình Nhân Dân (Báo Nhân Dân) và “Những cách làm mới trong giảm nghèo ở Hậu Giang” của Báo Hậu Giang được trao Giải A. Như vậy có thể nói rằng đây là hai tác phẩm xuất sắc nhất được Ban Tổ chức hết sức cân nhắc, cẩn trọng và kĩ lưỡng. Nhưng cũng phải khẳng định rằng với việc giành giải cao nhất này, bên cạnh nỗ lực của bản thân tác giả trong việc phát hiện đề tài, xử lý thông tin thì không thể không nhắc đến sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Biên tập Báo Hậu Giang, lãnh đạo Phòng Văn hóa – Xã hội. Nhà báo Cẩm Lình đã gửi lời cảm ơn tới Ban Biên tập, lãnh đạo phòng Văn hóa – Xã hội đã hướng dẫn để chị thực hiện được đề tài này.

Báo Công luận
Nhà báo Cẩm Lình cho rằng mình là người may mắn bởi chồng của chị cũng là nhà báo, một đồng nghiệp trong cơ quan nên anh thấu hiểu nỗi vất vả của vợ, sẵn lòng chở chị đi công tác, giúp chị công việc nhà cửa, con cái….
Tại Lễ trao giải diễn ra ngày 12/10 vừa qua, nhà báo Hoàng Chí Nguyện, Phó Phòng Văn hóa- Xã hội, Báo Hậu Giang đã nhận thay Giải A cho tác giả bởi lẽ đây là thời điểm mà nhà báo Cẩm Lình đang thực hiện một thiên chức vô cùng cao cả của người mẹ, đó là chuẩn bị đón đứa con thứ 2 chào đời. Được biết nhà báo Cẩm Lình sinh năm 1988 và đã làm việc tại Báo Hậu Giang từ tháng 9/2011. Chị cho biết mình là phóng viên trẻ của báo nên bản thân luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

“Khi được nhận giải thưởng tại cuộc thi này, cũng như mọi người, bản thân tôi rất bất ngờ, bởi tác phẩm của mình đã vượt qua hàng trăm tác phẩm để vào chung khảo, rồi lại may mắn nhận được giải cao nhất- Giải A”, nhà báo Cẩm Lình không giấu nổi niềm xúc động khi trò chuyện với phóng viên. Tuy nhiên chị cũng khiêm tốn khi cho rằng Giải A đến với mình như một sự may mắn và chị xác định rằng đã gắn bó với nghề báo thì phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, không được tự mãn với những gì làm được, mà phải cố gắng, tìm tòi để có thể đưa đến bạn đọc những bài viết phản ánh chân thực đời sống của người dân.

Trong bài viết của mình, nhà báo Cẩm Lình đã trực tiếp đến các xã, phường để gặp nhiều nhân vật. Do trước khi đi lấy tư liệu, chị đã xây dựng đề cương cụ thể, chi tiết do đó việc thu thập thông tin, xử lý tư liệu rất thuận lợi và đúng với sự toan tính ban đầu của chị. Khi được hỏi về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UNND tỉnh Hậu Giang với công tác giảm nghèo thì nhà báo Cẩm Lình cho biết Hậu Giang là tỉnh mới chia tách, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Vì vậy, các cấp, các ngành và các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, để giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng đến thoát nghèo bền vững./.


Hà Linh

 


Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo