100 năm, vẫn cháy bỏng khát vọng hòa bình!

Thứ hai, 12/11/2018 22:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kể từ thế chiến thứ nhất rồi thế chiến thứ hai, những cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, những thảm cảnh đau thương, tang tóc, vẫn đã và vẫn đang diễn ra đâu đó trên khắp hành tinh này. Thế nên, đến tận ngày hôm nay, hai chữ hòa bình vẫn là khát vọng bỏng cháy của tất cả các dân tộc trên thế giới.

1. Thực sự, “chiến tranh đâu phải trò đùa”. Ngày 11/11/1918, tại làng Rethondes (Pháp) các bên liên quan đã chính thức ký Hiệp định đình chiến, mở đầu cho việc kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Nhưng để có được ngày 11/11 ấy, thế giới đã trải qua những ngày đẫm máu. 

Báo Công luận
Các tù binh chiến tranh người Đức được giao nhiệm vụ thu dọn chiến trường, sửa lại đường xá và dọn dẹp những đống đổ nát tại thị trấn Bethune, miền Bắc nước Pháp, ngày 1/12/1918, chưa đầy 1 tháng sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc. Ảnh: PA
Trong khoảng thời gian từ năm 1914-1918, 70 quốc gia trên thế giới đã bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến. Tính tổng cộng có tới trên 800 triệu người, tức hơn một nửa dân số thời kỳ đó ở các nước được coi là tham chiến. Hơn 18 triệu người chết trong đó ít nhất 10 triệu binh lính tử trận, hơn 8 triệu dân thường thiệt mạng, hơn 3 triệu người bị chiến tranh làm cho góa bụa và 6 triệu người mồ côi, trên 10 triệu người phải tị nạn. Ngoài thiệt hại khủng khiếp về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy... ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD.

Ngày 1/9/1939, khi một châu Âu còn chưa qua hết cơn suy kiệt cả về vật chất lẫn tinh thần bởi cuộc thế chiến thứ nhất thì thế chiến thứ hai bùng nổ. 

Báo Công luận
Trại tập trung Auschwits - chỉ riêng cái tên cũng đã gợi lên ký ức kinh hoàng trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: T.L
Kéo dài đằng đẵng 6 năm, cuộc chiến đã bao trùm 72 quốc gia, cướp đi sinh mạng của hơn 70 triệu người, trong đó chiếm đa số là dân thường, 90 triệu người trở thành phế nhân, vô số thành phố, làng mạc bị tàn phá. 

Ước tính thiệt hại bằng vật chất mà cuộc thế chiến thứ hai này gây ra bằng tất cả các thiệt hại do những cuộc chiến khác gây ra trong 1.000 năm trước đó. 

2. Những hệ lụy, hậu quả khủng khiếp từ hai cuộc thế chiến đã khiến toàn nhân loại ngày càng thấm thía hơn bao giờ hết giá trị của hai chữ hòa bình. Cũng bởi sự thấm thía ấy mà lần đầu tiên trong lịch sử, ngay trong lúc cuộc thế chiến thứ 2 vẫn đang hồi ác liệt, nhiều quốc gia đã cùng nuôi mộng ước lập nên một tổ chức đa phương với sứ mệnh lớn nhất là gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới. Tổ chức ấy là Liên hợp quốc (LHQ). 

Báo Công luận
Hội nghị San Francisco đánh dấu sự ra đời của LHQ. Ảnh: T.L
Ý thức rõ sứ mệnh của mình, nhiều thập kỷ qua, LHQ không ngừng kêu gọi các nước thành viên của mình tăng cường đối thoại, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Năm 2017 vừa qua, LHQ thậm chí đã kêu gọi đây năm ưu tiên hàng đầu cho hòa bình, hối thúc toàn thể người dân trên thế giới: “Hãy đặt hòa bình lên hàng đầu”.  

Báo Công luận
7 năm xung đột dai dẳng ở Syria. Ảnh: T.L 
Tuy nhiên, tham vọng bành trướng, tham vọng lãnh thổ đã khiến nhiều nơi trên thế giới, chiến tranh, xung đột sắc tộc vẫn không ngừng gia tăng, diễn tiến âm ỉ, dai dẳng. Đơn cử như khu vực Trung Đông. Đến nay, sau 7 năm, cuộc chiến ở Syria đã lấy đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người, khiến hàng triệu người mất nhà ở, tàn phá quốc gia Trung Đông này trên nhiều phương diện. Ngay cả khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gần như đã bị đánh bại, các cuộc giao tranh ở đất nước này vẫn còn diễn ra ở một số khu vực.

3. Bởi vậy, không mấy ngạc nhiên khi nhằm đúng thời khắc đặc biệt ý nghĩa- kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp định đặt dấu chấm hết cho cuộc thế chiến thứ 1 quá ư tàn khốc, ngay tại kinh đô ánh sáng Paris, nước Pháp đã đứng ra làm nước chủ nhà của Diễn đàn Hòa bình Paris. Việc Diễn đàn kéo dài tới 3 ngày (11-13/11) với sự tham dự của 60 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia đã cho thấy tầm quan trọng của Diễn đàn.

Báo Công luận
Hàng chục nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ các nước tham dự buổi lễ tại thủ đô Paris, kỷ niệm 100 năm chấm dứt Thế chiến thứ 1. Ảnh: AP. 
Tại Diễn đàn, các nhà lãnh đạo đều tập trung nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hợp tác, phải duy trì chủ nghĩa đa phương vốn là nền tảng để duy trì hòa bình trong quan hệ quốc tế kể từ sau thế chiến thứ 2, về việc phải đề cao cảnh giác chống lại chủ nghĩa biệt lập cũng như chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Trên tất cả là mục tiêu thúc đẩy hòa bình thông qua việc quản trị thế giới tốt hơn và khuyến khích mọi sáng kiến góp phần giảm bớt căng thẳng quốc tế. 

Tuy nhiên, đạt được mục tiêu ấy trong một thế giới mà ở đó các quốc gia đều có một tham vọng cho riêng mình, thật không dễ trở thành hiện thực. Việc Tổng thống Mỹ Doanld Trump từ chối thẳng thừng tham dự Diễn đàn, đơn giản với lý do “diễn đàn không phù hợp với phương châm “Nước Mỹ trước tiên”  của ông là ví dụ điển hình.

Thế giới rộng lớn, đa phương, đa cực nhưng xét đến tận cùng chỉ là một khối thống nhất. Chỉ cần một phần trong khối thống nhất ấy mâu thuẫn, đứt gãy, thể thống nhất ấy sẽ bị phá vỡ- lúc đó sẽ là chiến tranh, là mất mát, là nỗi đau… 

Nền hòa bình cho hành tinh này cũng vậy, nếu tất cả các quốc gia không thực sự chung tay, không thực sự chung một mục tiêu, không từ bỏ những toan tính, những mưu đồ, tham vọng phi lý của mình… nền hòa bình ấy vẫn mãi chỉ là khát vọng bỏng cháy mà thôi, 100 năm hay nhiều năm hơn nữa, vẫn thế...

Hà Anh

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn