Ai cần bảo vệ?

Thứ bảy, 11/08/2018 09:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ lộ ảnh cặp đôi âu yếm trong rạp chiếu CGV, cuối cùng chìm xuống trong yên ả. Một nhân viên nào đó ở một cụm rạp CGV-nào đó đã bị đuổi việc. CGV công bố như vậy với báo chí. Và chỉ có vậy.

Báo Công luận
 Bức ảnh bị phát tán trên mạng xã hội.

Nhưng câu chuyện lẽ ra không chỉ dừng lại đơn giản như thế. Nói như phim Hongkong: “Thật là thuận tiện cho CGV quá đó mà”.

Hầu hết các hệ thống rạp chiếu phim trên thế giới đều có lắp camera giám sát (CCTV), cho 2 mục đích chính là giám sát các hành vi phạm pháp (chủ yếu là quay lén, vụ Ngô Thanh Vân tóm được thanh niên livestream “Cô Ba Sài Gòn”, đưa ra công an, chính là nhờ có cam trong phòng chiếu); và đảm bảo an toàn cho chính khán giả (các hành vi trộm cắp, hoặc tình huống cần cấp cứu mà không ai phát hiện ra…).

Đây gần như là 1 mặc định, nên cũng ít có hệ thống rạp nào thông báo cho khán giả rằng trong rạp chiếu có camera. Thông thường, camera giám sát trong rạp có ghi hình và lưu trữ. Tuy ít người Việt Nam biết điều này, nhưng nếu có biết thì cũng chẳng lấy gì làm phiền lắm.

Vấn đề là, nếu CGV để lộ những hình ảnh ghi lại hành vi của khách hàng trong rạp chiếu ra công chúng, thì khách hàng có quyền khiếu kiện (trừ khi là cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp). Bởi vì khi bỏ tiền ra mua vé (với giá không hề rẻ), khách hàng không chỉ có quyền xem phim mà còn có quyền:

- Bảo hiểm an toàn thân thể (về nguyên tắc, nếu có xảy ra tai nạn, bạn được bảo hiểm theo gói mà rạp chiếu đã mua cho toàn bộ hệ thống).

- Được bảo vệ tài sản.

- Được bảo vệ thông tin cá nhân (bao gồm cả hình ảnh, ví dụ bạn dắt bồ đi xem phim mà thấy bị chụp ảnh quảng cáo thì bạn có quyền yêu cầu xóa bức ảnh ấy đi).

- Được phục vụ đúng với những hạng mục mà rạp chiếu quảng cáo (và chính cái vé xem phim của bạn là 1 bản hợp đồng mini, nếu có sai lệch, bạn dùng để khiếu nại).

Nhìn từ góc độ luật pháp, năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Chiểu theo đó, hành vi tình tự của cặp đôi trong rạp chiếu phim của CGV không vi phạm quy định pháp luật, cùng lắm chỉ là thiếu văn hóa nơi công cộng, bị nhắc nhở hoặc phạt hành chính.

Báo Công luận
Cặp đôi bị phát tán hình ảnh có quyền kiện CGV khi hình ảnh của họ bị phát tán trên mạng.

Nhưng ngược lại, phát tán các thông tin về đời tư cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ hoặc pháp luật không cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Trường hợp hình ảnh và clip đôi nam nữ “mây mưa” được cơ quan chức năng xác định là văn hóa phẩm đồi trụy thì người phát tán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS năm 2015), với mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù.

Bởi thế, khi cặp đôi âu yếm nhau trong rạp CGV bị tung ảnh lên mạng thì họ có quyền khiếu kiện. Cộng đồng lẽ ra phải bênh vực họ - những người dù có thể là không chuẩn chỉnh trong văn hóa công cộng – nhưng không hề sai về mặt luật pháp. Một vụ như thế này, lẽ ra phải trở thành khủng hoảng truyền thông, gây thiệt hại lớn cho CGV, và qua đó buộc doanh nghiệp CJ CGV phải có hành động bồi thường, xin lỗi thỏa đáng – không chỉ với người trong cuộc, mà với tất cả những người đã mua vé vào rạp của họ xem phim.

Nhưng mà không, chúng ta quay sang cười cợt, chế giễu cặp đôi kia. Mà quên rằng, họ chính là đứng ở phe chúng ta – những khán giả, những người bỏ tiền mua dịch vụ. Với áp lực ngớ ngẩn như vậy từ phía dư luận, hẳn nhiên cặp tình nhân chỉ biết xấu hổ trốn kỹ, cầu mong không ai nhận diện ra mình – chứ nói gì đến chuyện dám kiện cho CGV biết mặt!

Một trường hợp tương tự cũng xảy ra trong tuần qua, khi một đôi trẻ “đi quá giới hạn” ngay tại một quán trà sữa ở Thái Nguyên. Nhân viên quán này sau khi nhắc nhở và mời các vị khách bất nhã ra khỏi quán, đã tung những hình ảnh ghi lại qua camera giám sát lên mạng. Sau khi làn sóng dư luận lên cao trào, chính người tung hình ảnh đã phải xin lỗi, bồi thường cho các vị khách kia 30 triệu đồng. Chưa hết, anh ta phải viết thư ngỏ, xin cộng đồng mạng ngừng phát tán các hình ảnh kia, vì sợ phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Trái với vụ việc CGV, ở vụ việc quán trà sữa Thái Nguyên, cộng đồng mạng lại tỏ ra bênh vực cặp đôi, và chỉ trích nặng nề nhân viên phục vụ đã tung hình “nóng”.

Nhưng có thực là cộng đồng phân biệt đối xử, hay là khả năng kiểm soát truyền thông của Tập đoàn CJ CGV tốt hơn một quán trà sữa cỏn con?

CJ CGV – tập đoàn kinh doanh điện ảnh Hàn Quốc  - đang nắm khoảng 50% thị phần chiếu phim ở Việt Nam, năm ngoái thu về gần 2.800 tỷ đồng. Tiếng nói của họ với điện ảnh Việt Nam hiện nay đang cực kỳ lớn, ở thế “cửa trên” so với nhiều các đơn vị phát hành phim nội địa. Nhưng sự yếm thế kỳ lạ của khán giả Việt Nam với bất kỳ thứ vô lý nào của hệ thống rạp chiếu CGV, sẽ tiếp tục tự khiến chính chúng ta bị “đàn áp” ngang ngược hơn nữa. Cụ thể à, tôi xin hỏi câu này thôi, bạn có hài lòng không khi bỏ ra hàng trăm nghìn mua 1 vé xem phim 2 tiếng, và thời gian quảng cáo thì lên đến 30 phút?

Phạm Gia Hiền

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn