Ai? Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm?

Thứ năm, 10/03/2016 10:57 AM - 0 Trả lời

Sau vụ cao ốc 8B Lê Trực, biệt phủ trên đèo Hải Vân, rồi nhiều vụ việc vi phạm trong xây dựng diễn ra khắp cả nước, dư luận đang mong chờ một quyết định nghiêm minh, hợp lòng dân về vụ resort không phép tại Vườn Quốc gia Ba Vì..

(NBCL)  Sau vụ cao ốc 8B Lê Trực, biệt phủ trên đèo Hải Vân, rồi nhiều vụ việc vi phạm trong xây dựng diễn ra khắp cả nước, dư luận đang mong chờ một quyết định nghiêm minh, hợp lòng dân về vụ resort không phép tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Sai phạm đã quá rõ ràng và ngay cả chủ đầu tư cũng nhận lỗi vì sự “nôn nóng” của mình. Thế nhưng, cứ mỗi sự vụ “bị lộ” ra thì hầu như mọi chuyện đã rồi.

[caption id="attachment_85919" align="aligncenter" width="700"]94077_hotelimage_le_mont_ba_vi_resort_spa_01 Khu resort Le Mont Ba Vì, nằm ngay trong khuôn viên của Vườn quốc gia Ba Vì.[/caption]
Resort “khủng” mọc lên bất chấp quy định

Dự án Le Mont Bavi Resort & Spa (Dự án Le Mont) do Công ty TNHH Phát triển công nghệ (CFTD) làm chủ đầu tư tọa lạc ở độ cao 600m (cốt 600) trong VQG Ba Vì. Đây vốn được coi là một địa điểm có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Theo báo cáo của Đội Thanh tra xây dựng huyện Ba Vì, năm 2008, CFTD được VQG Ba Vì ký hợp đồng liên kết khai thác du lịch sinh thái tại khu vực cốt 600, 700. CFTD đã tiến hành xây dựng hạ tầng đường điện, nước và đường đi nội bộ. Khoảng từ năm 2008 - 2010, Công ty đã xây dựng 11 nhà sàn trên nền móng các nhà do người Pháp xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp.

Từ năm 2010 - 2012, Công ty đã cải tạo nâng cấp các nhà sàn trên thành nhà sinh hoạt tiếp khách phục vụ nội bộ của Công ty. Sau năm 2012, Công ty tạm dừng xây dựng để hoàn thiện các hồ sơ thủ tục theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Công ty đã hoàn thành được các văn bản pháp lý về việc phê duyệt chi tiết mặt bằng tổng thể phân khu hành chính dịch vụ I - VQG Ba Vì, quyết định về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (TĐMT) của dự án. Trên thực tế, đến nay, khu nghỉ dưỡng 4 sao bề thế, với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi về cơ bản đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng.

Nhưng Dự án Le Mont chưa được phê duyệt và chưa có giấy phép xây dựng. Trong một diễn biến khác, tại hợp đồng liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng được Ban Giám đốc VQG Ba Vì ký kết với CFTD ghi rõ, phía VQG giao cho công ty này 53ha ở khu vực cao độ 600 - 700m và 3,05ha ở khu vực cao độ 800m. Thời hạn liên kết giữa hai bên trong vòng 53 năm, kể từ năm 2008 - 2061. Hợp đồng nêu rõ, trong quá trình thực hiện, nếu CFTD thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung quy hoạch thì công ty này phải lập dự án đầu tư bổ sung và phối hợp với VQG Ba Vì làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Theo hợp đồng được ký kết, với việc giao 56ha đất rừng cho CFTD trong 53 năm, VQG Ba Vì sẽ nhận được số tiền 8 tỷ đồng. Phía DN cũng đã chuyển đủ số tiền này cho BQL VQG Ba Vì.

Theo TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, sai phạm trong việc xây dựng Dự án Le Mont trong VQG Ba Vì quá rõ ràng. Khi triển khai xây dựng, dự án đã được phê duyệt quy hoạch hay chưa, có sự hợp tác với VQG Ba Vì không? Dự án xây dựng khá lớn, không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, dẫn đến không được cấp giấy phép xây dựng. Vì vậy, ai được giao quản lý VQG Ba Vì sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc xây dựng dự án này; đồng thời, cơ quan chủ quản - Bộ NN&PTNT phải chịu liên đới trách nhiệm.
Luật pháp không có chỗ cho sự “nể nang”
Lý giải cho sự tồn tại của công trình không phép này, ông Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì cho rằng do “quá nể nang nhà đầu tư”! Lời giải thích cho thấy kỷ luật công vụ đã bị lạm dụng để biện minh cho thái độ vô trách nhiệm, thậm chí là tiêu cực của một bộ phận cán bộ công chức. Bởi pháp luật không có điều nào dành cho sự “nể nang”. Chuyện chủ đầu tư cố ý xây dựng công trình khi chưa được cấp phép, hoặc cố tình xây dựng sai phép lâu nay vẫn thường xảy ra. Khi thì những căn nhà trên đất nông nghiệp, khi thì những công trình dự án vui chơi giải trí, nhà chung cư, trung tâm thương mại... như mới đây là việc xây biệt phủ trong rừng đặc dụng Hải Vân – Đà Nẵng, Nhà 8B Lê Trực Hà Nội, Chung cư  Yên Hòa- Thăng Long... Lợi dụng kẽ hở pháp luật để làm liều, rồi tìm cách chạy chọt, hợp thức hóa cho công trình tồn tại là thủ thuật được các nhà đầu tư thường dùng lâu nay. Biệt phủ ở rừng đặc dụng Hải Vân đã được tháo dỡ sau nhiều lần trì hoãn, cho thấy chính quyền thành phố Đà Nẵng rất cương quyết trong việc lập lại trật tự xây dựng. Bộ Xây dựng và Công an Hà Nội cũng đang vào cuộc vụ xây dựng trái phép 10 tầng ở chung cư Yên Hòa – Thăng Long; Tòa cao ốc 8B Lê Trực cũng được Chính phủ chỉ đạo đình chỉ, chính quyền thành phố Hà Nội cưỡng chế tháo dỡ phần sai phạm. Những động thái này cho thấy những gì là kỷ cương phép nước thì phải được tôn trọng. Người sai phạm, dù là ai, cũng phải bị xử lý nghiêm minh, công bằng.
Do “nể nang” mà ông Giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì đã nhắm mắt làm ngơ cho chủ đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng 4 sao, mặc dù biết rõlàdựán chưa được Bộ NN-PTNT phê duyệt, cấp phép. Tuy nhiên, phía sau hai chữ “nể nang” của ông Giám đốc Ban Quản lý, người ta đã thấy một sự thật khác. Đó là bản hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Phát triển Công nghệ (CFTD), đổi 53ha đất rừng của Vườn quốc gia để đối tác xây dựng dự án Khu nghỉ dưỡng và nhận về 8 tỉ đồng. Bỏ nhiều tỉ đồng ra đầu tư, ai chả sốt ruột. Nhưng dự án chưa được phê duyệt, chưa được cấp phép mà vẫn tiến hành xây dựng, đưa vào khai thác thì đó là lối “tiền trảm hậu tấu”, biến sự việc thành chuyện đã rồi. Là Giám đốc Vườn quốc gia, được Nhà nước giao trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý, gìn giữ tài nguyên cho đất nước, ông đã không hoàn thành nhiệm vụ khi để công trình không phép mọc lên. Biết sai phạm của chủ đầu tư đã rõ ràng
nhưng do “nể nang” nên cho xây dựng là ngụy biện. Thực thi pháp luật làm gì có chuyện nể nang! Dư luận cũng đặt câu hỏi, liệu có nhóm lợi ích nào chống lưng cho một công trình khủng được ngang nhiên xây dựng không phép giữa Vườn quốc gia như thế!
Cần xử lý nghiêm vi phạm
Theo các chuyên gia, dự án này chưa được phê duyệt nên các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phải làm việc và thống nhất với nhau về mức độ sai phạm và phương hướng xử lý. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng không phép, phải có mức phạt nghiêm minh vì vi phạm pháp luật. Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Nghị định 117/2010/NĐ- CP quy định được hoạt động du lịch sinh thái trong phân khu hành chính dịch vụ. Các khu vực ở cốt 400, 600 hiện nay đã được quy hoạch vào trong phân khu hành chính dịch vụ thì được phép xây dựng khu du lịch, các chuyên gia cho rằng, nên chăng sửa luật, thắt chặt hơn nữa trong việc quy hoạch, xây dựng khu nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng. Đặc biệt, Ba Vì là khu vực nhạy cảm về quân sự, nên các cơ quan quân sự của TP cũng như huyện Ba Vì phải xác minh lại xem dự án có thuộc khu vực cấm của quốc phòng hay không. Nếu đúng là khu vực cấm thì buộc phải hủy dự án và xử lý trách nhiệm của những người liên quan. Trước những sai phạm xảy ra tại Dự án Le Mont, dư luận băn khoăn đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao resort lại ngang nhiên mọc lên không phép giữa VQG với kiểu hợp đồng giá “bèo bọt” như vậy? Có hay không chuyện bật đèn xanh cho việc xây dựng? Liệu rằng sau chỉ đạo đình chỉ xây dựng cấp tốc từ một công văn hỏa tốc của Bộ NN&PTNT, mọi thứ có bị nhanh chóng hợp thức hóa để trở nên đúng luật và có hay không việc phạt cho tồn tại? Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã ra quyết định dừng việc xây dựng đối với Khu nghỉ dưỡng 4 sao này, tổ chức thanh tra toàn diện và hứa sẽ xử lý đến nơi đến chốn. Nhưng điều dư luận quan tâm là không thể chỉ dừng lại ở mức phê bình nhắc nhở, mà hành vi sai phạm phải được mổ xẻ, quy trách nhiệm rõ ràng, làm rõ động cơ thực sự của cá nhân, tập thể trong vụ vi phạm này, xử lý nghiêm theo pháp luật để ngăn chặn tận gốc “bệnh dịch” xây dựng không phép, tránh tư duy phạt để cho tồn tại như lâu nay.❏

Khánh An

[su_divider]

ongcaoducphatÔNG CAO ĐỨC PHÁT, BỘ TRƯỞNG BỘ NN& PTNT: Quan điểm của Bộ là xử lý nghiêm, không để sai phạm tồn tại. Chúng tôi sẽ dựa trên báo cáo sẽ cho thanh tra toàn diện dự án Le Mont Bavi Resort & Spa. Sẽ không có chuyện cho phép hợp thức hóa dự án này. Sau khi thanh tra sẽ dựa vào mức độ vi phạm để xử lý theo quy định.     [su_divider style="dotted"]
Le Van CuongÔNG LÊ VĂN CUÔNG, NGUYÊN PHÓ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH THANH HÓA: Rất có thể có nhóm lợi ích trong vụ xây resort không phép giữa Vườn Quốc gia Ba Vì. Nếu không có lợi ích nhóm thì không bao giờ một công trình khủng không phép lại được xây dựng một cách ngang nhiên như thế. Tại sao có chuyện người ta đem 53 ha Vườn Quốc gia Ba Vì đổi 8 tỷ đồng khi chưa có quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền? Vì vậy, cần làm rõ và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong vụ việc. Điều quan trọng là cần làm rõ vi phạm, mức độ vi phạm của cá nhân, tập thể, trong vụ việc. Xử lý nghiêm, để ngăn chặn tận gốc “bệnh dịch” xây dựng không phép, tránh tư duy phạt để cho tồn tại. [su_divider style="dotted"]
lê văn cuôngTHIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG - NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN CHIẾN LƯỢC, BỘ CÔNG AN: Dư luận có quyền nghi ngờ về sự khuất tất phía sau những vi phạm của đơn vị quản lý và chủ dự án, trong việc xây dựng khu nghỉ dưỡng Le Mont Ba Vi Resort & Spa. Tôi đề nghị cơ quan cấp trên cách chức Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. Mặt khác, cần điều tra làm rõ hành vi vi phạm của cán bộ có liên quan khác trong vụ việc. Hơn lúc nào hết những người có trách nhiệm phải thể hiện tinh thần kiên quyết trong xử lý sai phạm. Điều đáng nói là không phải bây giờ các công trình lớn, có sai phạm mới được phát hiện. Trước đó là biệt phủ trên đèo Hải Vân (Đà Nẵng), vụ nhà 8B Lê Trực (Hà Nội)... Tuy nhiên chỉ khi dư luận phanh phui thì cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý. Trong khi đó, tại các cuộc họp chi bộ, sinh hoạt chuyên môn... cơ quan chức năng không hề phát hiện ra những vi phạm động trời này. Qua đó để thấy rằng, hệ thống quản lý nhà nước của chúng ta ở một cấp độ nhất định còn quá yếu kém. [su_divider style="dotted"]
bùi thị anBÀ BÙI THỊ AN, VIỆN TRƯỞNG VIỆN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG, ỦY VIÊN ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỐC HỘI: Việc ngang nhiên xây dựng và đưa khu dịch vụ dự án Le Mont Bavi Resort & Spa này vào hoạt động trước khi được cơ quan chức năng cho phép là sai quá rồi! Sự bất chấp pháp luật nơi đây còn nghiêm trọng hơn những gì đã xảy ra tại công trình không phép gây rúng động dư luận trên đèo Hải Vân. Sẽ phải có ai đó chịu trách nhiệm cho sai phạm này. Tôi quyết theo dõi vụ việc này đến cùng.

[su_divider]

Diễn Đàn: Yếu ở khâu XỬ LÝ TỪ ĐẦU!

Khách quan mà đánh giá: Hoạt động kiểm tra, thanh tra, rà soát trong nhiều lĩnh vực đã được thực hiện cơ bản nghiêm túc, đúng quy trình. Đáng tiếc là, không ít đề xuất, kiến nghị từ kết quả kiểm tra, thanh tra, các cơ quan chức năng tiếp theo đã không xử lý nghiêm túc, kịp thời sai phạm ngay từ đầu nên ít có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn những hệ lụy đáng tiếc. Câu chuyện về quản lý rừng đặc dụng ở đèo Hải Vân (Đà Nẵng) đến Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội), công trình sai phép ở 8B Lê Trực (Hà Nội) đến cơn bão đa cấp mang tên Liên Kết Việt... là những điển hình về sự yếu kém ở khâu xử lý sau kiểm tra, thanh tra. Nổi cộm nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng. Phần nhiều các cá nhân, doanh nghiệp đều áp dụng chiêu sách “tiền trảm, hậu tấu”. Nghĩa là, cứ xây xong, chịu phạt để được tồn tại. Hai khu dinh thự trên đèo Hải Vân của một vị tướng công an và đại gia vàng Ngô Văn Quang, từ khi khởi công, công tác kiểm tra, thanh tra đã được thực hiện, đã có kiến nghị dừng công trình, yêu cầu sử dụng đất đúng mục đích. Nhưng rồi “ai đó” đã chống lưng cho xây cất, đầu tư đến cả trăm tỷ đồng. Biệt phủ đẹp như trong cổ tích. Vị tướng đã gương mẫu tháo dỡ xong. Đại gia vàng dây dưa “đến hạn lại khất... kéo dài”. Chưa biết bao giờ công việc tháo dỡ sẽ hoàn tất? Tòa nhà 8B Lê Trực là điển hình về số lần xử lý. Đã có 27 lần lập biên bản vi phạm. Nhưng cứ sau mỗi lần xử lý là công trình lại phình to, cao thêm như “chàng khổng lồ”!

Thế Lữ 

(Báo Thanhtra.vn)

[su_divider]

Bình luận: XÂY RESORT KHÔNG PHÉP GIỮA VƯỜN QUỐC GIA:

Đấy có phải là đại tham nhũng không?

Việc xây dựng resort trên Vườn Quốc gia Ba Vì, các cơ quan chức năng phải trả lời cho dân biết, trước tiên UBND TP.Hà Nội phải lên tiếng, vì UBND TP. Hà Nội là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, sau đó đến Bộ Xây dựng, Nông nghiệp, Tài nguyên, Quốc phòng phải trả lời. “Nếu công trình này thực sự xây dựng không phép thì là đại quan liêu, vì sao lại có quan liêu như thế, có phải đấy là đại tham nhũng hay không?” – ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã nói như vậy khi nhắc đến việc Cty TNHH phát triển công nghệ (CFTD) xây dựng công trình Le Mont Resort & Spa chưa được phê duyệt dự án, không phép, trong vị trí quốc phòng đặc biệt quan trọng giữa Vườn Quốc gia Ba Vì, TP. Hà Nội vừa được báo Lao Động công bố. vuquochung_QIJC
Ông Vũ Quốc Hùng cho biết: Tôi có thể nói, sự kiện mà Báo Lao Động đã nêu rất đáng hoan nghênh. Tôi chorằng, các cơ quan chức năng phải trảlời rõ về việc báo nêu, cụ thể những cơ quan liên quan phải trả lời như Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường và thứ nữa là Bộ Quốc phòng. Để thấy rằng, đấy là khu đất có chủ, ngoài ra còn thể hiện vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà nước. Một việc rất cụ thể ở đây phải xem ai là người quản lý khu vực này. Tôi cho rằng các cơ quan chức năng nêu trên phải trả lời, công khai cho nhân dân biết để thấy rằng việc lãnh đạo, quản lý một khu đất, một chủ trương nếu sai thì ai là người chịu trách nhiệm. Và đó là tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tức là Nói đi đôi với Làm, tất cả phải xuất phát từ lợi ích nhân dân, vì lợi ích Tổ quốc, mọi việc cần làm rõ trên cơ sở dân chủ, công khai, minh bạch. Ông Hùng cho rằng: Việc này không phải mới mẻ gì, có điều là phải làm rõ đúng, sai như thế nào. Nếu sai thì sửa sai, cũng phải công khai cho người dân biết. Trước đây, vụ Thủy cung Thăng Long cũng đã được Bộ Chính trị, Chính phủ xem xét và xử lý trách nhiệm của các cơ quan liên đới có liên quan. Và mới đây là vụ vi phạm trong xây dựng ở tòa nhà 8B Lê Trực (Hà Nội) và đã được xử lý cương quyết. Ông Hùng cho biết, việc xây dựng công trình trái phép trên núi Hải Vân ở Đà Nẵng cũng đã được xử lý rất cương quyết bằng biện pháp tháo dỡ công trình sai phép, xử lý như vậy là rất đúng. “Mỗi một sự việc đều phải xử lý đúng sai rõ ràng. Sai đâu sửa đó. Tinh thần có sai phải sửa, có sửa sai thì nhân dân mới đồng tình. Cách sửa thì các cơ quan chức năng phải bàn” – ông Hùng nói. Ông Hùng nhấn mạnh: Một lần nữa tôi nhắc lại, việc xây dựng resort trên Vườn Quốc gia Ba Vì, các cơ quan chức năng phải trả lời cho dân biết, trước tiên UBND TP.Hà Nội phải lên tiếng, vì UBND TP. Hà Nội là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, sau đó đến Bộ Xây dựng, Nông nghiệp, Tài nguyên, Quốc phòng phải trả lời. “Nếu công trình này thực sự xây dựng không phép thì là đại quan liêu, vì sao lại có quan liêu như thế, có phải đấy là đại tham nhũng hay không?” – ông Hùng nhấn mạnh.

XUÂN HẢI- TRẦN VƯƠNG (Báo Lao Động)

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn