Bài 1: Nhận thức về cuộc chiến chống “giặc nội xâm”

Thứ tư, 17/01/2018 21:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trong lúc chúng ta đang dốc sức chống tham nhũng thì vẫn còn quan chức “tranh tối, tranh sáng” tìm cách đục khoét tài sản công. Họ vẫn say sưa tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường phi pháp.

Đối chiếu với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, vẫn còn không bất cập mà chúng ta đang phải suy tư, trăn trở, đau xót.

Sự tha hoá và suy thoái của một số không ít cán bộ công chức đã ở mức độ nghiêm trọng. Bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên này thiếu vững vàng kiên định, bị tác động tiêu cực, sa sút ý chí chiến đấu đã hình thành một thứ “giặc nội xâm” đang càn quấy, chống phá Đảng và chế độ ta, tạo nên trận tuyến “không tiếng súng” vô hình nhưng vô cùng khốc liệt! 

Có không ít nhiệm vụ đề ra nhưng không thực hiện được. Có hiện tượng trên nói, dưới không nghe. “Đánh trống bỏ dùi”;  “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Có nhiều mặt tiêu cực, càng chống, càng phát triển... Thực trạng này đã xói mòn và giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Nhận thức về cuộc chiến chống "giặc nội xâm"

“Giặc nội xâm” là một thứ giặc vô cùng nguy hiểm. Nó là thứ “bệnh nan y" lây truyền qua nhiều thế hệ, đã và đang làm băng hoại các giá trị tinh thần, nền tảng đạo đức mà Đảng và nhân dân ta đã dày công xây dựng, vun đắp. Nó như vô số “ký sinh trùng” đang hút máu. Tuy một phần đã bị vô hiệu hoá do Đảng ta có liệu trình điều trị đặc hiệu sau Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII. Nhưng phần lớn còn lại chúng đang “tranh tối, tranh sáng”, thẩm thấu, công phá, bám hút, bòn rút, huỷ hoại những “chất tinh tuý” vốn có, làm cho đạo lý, nguyên tắc, kỷ cương, kỷ luật rối loạn và ngân khố quốc gia của Nhà nước ta đang đối mặt với nguy cơ kiệt quệ.

Thấy được tính chất vô cùng nguy hại của giặc bên trong, Đảng ta đã đề ra và tập trung mọi lực lượng, khai thác mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thuận lợi để nhân lên sức mạnh chính nghĩa của toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6 (khóa XII) vừa xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhằm tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời vừa đẩy mạnh cuộc chiến chống “giặc nội xâm”. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời điểm gay cấn, đầy khó khăn phức tạp hiện nay.

Cuộc chiến chống “giặc nội xâm” có một vị trí cực kỳ quan trọng trong bảo vệ các giá trị truyền thống, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân quyền và lợi ích của người dân, bảo vệ  Đảng và chế độ, ngăn chặn đẩy lùi các trở ngại trên con đường xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thắng lợi của cuộc chiến có giá trị bảo đảm sự trường tồn của Đảng, của chế độ, đưa dân tộc ta thoát khỏi một thảm kịch bi thương về sự đảo lộn các giá trị công và tội, cống hiến và hưởng thụ của mọi công dân trong quá trình góp sức xây dựng đất nước.
Báo Công luận
“Giặc nội xâm” là một thứ giặc vô cùng nguy hiểm, Ảnh minh họa. Nguồn unodc.org 

Tham nhũng nước nào cũng có, nhưng ở nước ta tham nhũng lãng phí đã ở mức độ quá nghiêm trọng, đã trở thành quốc nạn. Chúng ta càng chống thì tham nhũng càng phát triển. Ngay tại thời điểm này, “lò” chống tham nhũng đang được tăng nhiệt, đang nóng lên từng giờ, nhưng hành vi tham nhũng vẫn diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chống tham nhũng là tâm điểm của cuộc chiến

Chống tham nhũng là "cuộc chiến" trong nội bộ Đảng, bộ máy công quyền và trong nội bộ nhân dân. Cuộc chiến này diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Diễn ra trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thậm chí trong cả từng dòng họ, gia đình, trong chính bản thân mỗi người. Có nghĩa là ta chống lại ta. Ở đây địch không chống ta, ta cũng không chống địch, nhưng địch lợi dụng ta để chống ta. Nếu chúng ta không có phương pháp phù hợp đạt hiệu quả, tự ta sẽ giết chết mình và tiếp sức cho địch. Vì thế, cần phải có tư duy để định ra chiến lược, sách lược chống tham nhũng.

Kết quả chống tham nhũng gần đây là những thắng lợi rất quan trọng, cần phải thừa thắng xông lên. Tuy nhiên, để cuộc chiến này đi đến thành công, một mặt vừa chiến đấu vừa củng cố niềm tin. Trận đầu đã thắng lợi vang dội, cần phải đánh tiếp nhiều trận khác. Đánh một cách bài bản, không để nẩy sinh các hệ luỵ phức tạp. Mặt khác, phải chuẩn bị các điều kiện để kiên trì chống tham nhũng lâu dài từ năm này qua năm khác, từ nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, đó là sửa "lỗi hệ thống", đổi mới mạnh mẽ về kinh tế và chính tri, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật...

Trước mắt cần phải hiểu rõ tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Lò đã nóng lên rồi củi tươi cũng phải cháy”. Có nghĩa là, khi cuộc chiến chống tham nhũng đã tạo được phong trào toàn dân tham gia một cách tích cực, quyết liệt thì việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng rất thuận lợi.

Bên cạnh làm “tăng nhiệt” phát huy tốt vai trò của nhân dân, cơ quan bảo vệ pháp luật cùng báo chí truyền thông tham gia tích cực vào cuộc chiến, Tổng Bí thư đã cảnh báo: “Ai đã trót nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa “. Tư tưởng này chứa đựng tinh thần nhân nghĩa, bao dung với kẻ tham nhũng, đồng thời cũng là xuất phát từ tính chất khốc liệt, cam go, phức tạp trong đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta.

Tính chất cam go và phức tạp của cuộc chiến 

Một là, sự phát hiện hành vi tham nhũng là rất khó khăn. Các hoạt động của doanh nghiệp, quản trị đồng vốn, quản trị tài sản công đều có các thủ tục, tài liệu, chứng cứ để điều tra kết luận, nên có thể phát hiện bóc trần sự thật của vụ việc tham nhũng.

Còn có nhiều những vụ việc không thể làm rõ, không đủ điều kiện để làm rõ như tham nhũng quyền lực trong công tác cán bộ hoặc không thể kết tội người có quyền lực cao khi họ chỉ phán bằng miệng thực hiện hành vi tham nhũng không qua thủ tục giấy tờ.
Hơn nữa, nhóm lợi ích đến thời điểm này đã và đang bị tấn công mạnh, tuy nhiên phần nổi được lộ diện còn nhỏ so với tảng băng chìm. Chúng vẫn rất tinh vi, tìm cách cố thủ thành trì, không chịu buông tha những miếng mồi béo bở được tạo ra từ ngân sách hoặc giá trị tài nguyên đất nước. Trong lúc chúng ta đang dốc sức chống tham nhũng thì vẫn còn quan chức “tranh tối, tranh sáng” tìm cách đục khoét tài sản công. Họ vẫn say sưa tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường phi pháp.

Mặt khác, tham nhũng đã trở thành thói quen, có những quan hệ tham nhũng đã trở thành tập quán qua nhiều thế hệ. Thủ đoạn tinh vi của tham nhũng ngày càng cao. Rất nhiều trường hợp hành vi tham nhũng nằm trong những hình thái, phương thức giao tiếp tốt đẹp của đời sống xã hội.

Hai là, không ít người nắm giữ quyền lực trong bộ máy công quyền đã có hành vi tham nhũng đều có quan hệ mật thiết với những người có công với cách mạng. Có thể là bạn hữu, có thể là huyết thống, có thể là ân nhân của lớp người đã vào sinh ra tử để giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, xây dựng nền móng trên con đường đi lên CNXH.

Ba là, cuộc chiến chống "giặc nội xâm" nói chung, chống tham nhũng lãng phí nói riêng không có chiến tuyến rõ ràng. Cùng trong một bộ máy, người không có quyền lực chống người có quyền lực. Người không tham nhũng chống lại người tham nhũng. Người tham nhũng ít chống lại người tham nhũng nhiều. Người tham nhũng chống lại người tham nhũng. Có nhiều trường hợp người tham nhũng nhiều lại ngồi ghế xử lý người tham nhũng ít và ngược lại. 

Bốn là, cuộc chiến chống tham nhũng đã giành nhiều thắng lợi quan trọng. Phần lớn cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng, coi đây là thời cơ để diệt trừ quan tham, đột phá thành trì nhóm lợi ích, ngăn chặn sự phát triển của tư bản thân hữu, sửa chữa sai lầm thiếu sót, sơ hở để tiếp tục đi lên trên con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Bên cạnh đó còn một bộ phận Đảng viên và người dân thiếu tin tưởng vào thành công của cuộc chiến, có thái độ lảng tránh, thờ ơ thiếu trách nhiệm. Thậm chí họ cho rằng, nhiều người bên ngoài tỏ ra ủng hộ  “lò tăng nhiệt” diệt trừ tham nhũng, nhưng bên trong lại khác. Họ nghĩ rằng những người đã “nhúng chàm” không muốn mất đi những gì đã có.

Bản thân những người “đã trót nhúng chàm” vẫn có người nhận thức rằng, nếu có thay đổi, họ vẫn sống vương giả, họ vẫn có quyền tổ chức sản xuất kinh doanh, vẫn có vị trí trong xã hội vì họ có nhiều tiền và rất nhiều tiền. Nếu mình quyết liệt chống tham nhũng là tự chống mình. Góp phần chống tham nhũng thành công, rồi mình sẽ ra sao? Đây là một thực tế, bộc lộ tư tưởng của những kẻ cơ hội, phản bội mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Năm là, các hành vi tham nhũng cũng có nguyên nhân khách quan. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, thống nhất, bất cập là điều kiện phát sinh tham nhũng tràn lan. Lâu nay nói nhiều về chống tham nhũng, nhưng đầu tư cho lĩnh vực này còn yếu chưa đáp ứng, chưa tương xứng với yêu cầu.
Trên thực tế “lò” chống tham nhũng đã nóng bừng ngọn lửa nhiệt huyết của biết bao đồng bào đồng chí, có thể thiêu cháy lũ "sâu mọt" hại nước hại dân, nhưng vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Phần lớn là nóng, nhưng vẫn còn phần lạnh. 

Sáu là, những kẻ tham nhũng đã bị phát hiện xử lý theo pháp luật, trong đó có nhiều người ăn năn hối lỗi, xác định trách nhiệm, chấp hành hình phạt, cầu mong cho đất nước vượt qua sóng gió, ổn định, phát triển; cầu mong cho quê hương, gia đình được bình yên, hạnh phúc. Bên cạnh đó, cũng còn có một số người có thái độ bức xúc, bất bình, so sánh vụ này, việc nọ, rủa độc, chửi thề những quan tham chưa được lôi ra ánh sáng, thậm chí có người bất mãn với chế độ.

Với sáu đặc điểm chính nêu trên thể hiện tính chất vô cùng cam go, phức tạp của cuộc đấu tranh chống quốc nạn tham nhũng. Để giành thắng lợi,cuộc chiến chống tham nhũng phải có quan điểm, nguyên tắc và giải pháp phù hợp. Cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa yêu cầu chính trị và thượng tôn pháp luật.

Nguyễn Hòa Văn 

Giám đốc Cổng TTĐT - Hội Nhà báo Việt Nam

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn