Bài 2: Yêu cầu chính trị và pháp luật trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”

Thứ năm, 18/01/2018 17:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) đã nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp quan trọng của việc chống suy thoái, tham nhũng, “ tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Như đã phân tích ở bài 1, yếu tố quyết định nhất để đưa của cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đi tới thành công, một mặt, cùng với đẩy mạnh hơn nữa chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời phải tạo được điều kiện thuận lợi và động lực để đưa đất nước phát triển bền vững chính là “sửa lỗi hệ thống”, “sửa sai công tác cán bộ” và “phát huy tốt dân chủ, truyền thông” để người có quyền lực không dám, không muốn, không thể tham nhũng. Mặt khác, việc xử lý tham nhũng cần phải có đường lối, phương pháp phù hợp trong mối quan hệ với các giải pháp nêu trên, và phù hợp với thực tiễn của cuộc đấu tranh hiện nay.

Chúng ta phát hiện và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng là cần thiết, để cảnh báo, răn đe, làm cho quan chức phải sợ tham nhũng. Tuy nhiên, do đặc điểm và tính chất đầy cam go, rất phức tạp của cuộc chiến, chúng ta cần hiểu sâu và thực hiện tốt chỉ đạo của Tổng Bí thư: “Ai đã trót nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa”. Đây là tư tưởng mở đường cho kẻ tham nhũng sữa chữa lỗi lầm. Đồng thời cũng là chính sách đối với những người có công với cách mạng, khi họ và người thân của họ đã trót “nhúng chàm”.

Chúng ta rất đau xót khi phải xử lý những cán bộ có quá trình cống hiến, phải trả giá cho sự nông nổi, một phần do thiếu bản lĩnh, thiếu sự rèn luyện đảm bảo độ chín của những người được giao sử dụng quyền lực, một phần do tác động của cơ chế khách quan để rồi sự tham quyền, tham tiền trỗi dậy. 

Đo lường lòng dân để xử lý tham nhũng

Chúng ta cần phải đo được lòng dân trong cuộc chiến này. Có một bộ phân nhân dân bức xúc, nóng giận, đòi hỏi pháp luật trừng trị đích đáng những kẻ tham nhũng. Có một bộ phận khác, khi nói về nguyên nhân tham nhũng, họ thiên về đỗ lỗi cho thể chế, cơ chế, họ vừa yêu cầu có hình thức xử lý phù hợp để răn đe, mục đích chính là thu hồi tối đa tài sản tham nhũng, vừa đòi hỏi phải xử được những người bảo kê, “chống lưng” cho kẻ tham nhũng. Đây là những luồng tư tưởng tin tưởng với thái độ tích cực có trách nhiệm với đất nước. Tuy nhiên, Đảng là người chỉ huy cuộc chiến, cầm lái để con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió, bão tố, Đảng phải bình tĩnh, vững vàng, không chịu bất cứ một sức ép nào và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về nhiệm vụ chỉ huy cuộc chiến.

Công luận đòi hỏi tính công minh của pháp luật, thượng tôn pháp luật, nhưng sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước còn đòi hỏi sự ổn định chính trị, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Đừng vì chống tham nhũng mà các thế lực thù địch lợi dụng làm rối loạn xã hội, cuộc sống bất an. Đa số người dân cũng mong muốn giữ được ổn định chính trị đất nước. Do đó, nguyên tắc pháp luật phục vụ yêu cầu chính trị trong lúc này cần phải được kết hợp linh hoạt, thấu tình đạt lí, vì lợi ích chung.

Mặt khác, chúng ta thấy rõ do tham nhũng tràn lan, nên trong cuộc chiến này sẽ có rất nhiều vụ việc chưa được phát hiện xử lí. Từ đó, xác định trách nhiệm buộc người phạm tội tham nhũng phải chấp nhận sự phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật, không so sánh và hỏi tại sao nhiều người tham nhũng hơn mình mà không bị phát hiện xử lý.

Chúng ta khuyến khích người vi phạm tố cáo hành vi tham nhũng của người khác, nhưng không chấp nhận sự bao biện, đỗ lỗi, càng không chấp nhận người phạm tội không nhận rõ lợi ích đại cục, lợi ích chung mà bất mãn, chống phá. Người phạm tội tham nhũng nhận rõ lỗi lầm của mình, chấp nhận xử lý của Đảng và Nhà nước cũng là thể hiện tinh thần yêu nước, cũng là sự “hy sinh” vì mục đích chung. Vì rằng, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta bao giờ cũng mở lượng khoan hồng, bao dung với những người phạm tội, nếu họ biết ăn năn, hối lỗi. Chúng ta cần có sự thống nhất xử lý các vụ án tham nhũng để đạt được các yêu cầu phù hợp với quan điểm của Đảng và thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng lãng phí hiện nay.Chúng ta không để cảm xúc lấn ât công lý và cũng không làm ngơ trước những luồng ý kiến tâm huyết đầy trách nhiệm về mooyj vụ việc,vấn đề cụ thể. 

Báo Công luận
Ảnh minh họa. 
Đối với những vụ tham nhũng đã bị phát hiện:

- Tham nhũng là để làm giàu cá nhân, nên việc thu hồi tối đa tài sản tham nhũng cũng là một hình thức răn đe có tác dụng ngăn chặn hành vi tham nhũng đối với người khác. Điều quan trọng ở đây là trong điều tra cần phải xác định được lượng tài sản tham nhũng, không bỏ sót, bỏ quên. Đồng thời xét đến các yếu tố khách quan của nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và yêu cầu chính trị để xử lý hình sự với hình thức phù hợp.

- Nên tính thời điểm vi phạm để giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt. Nếu vi phạm trước khi Quốc hội ban hành Luật Phòng chống tham nhũng nên xử ở mức vừa phải, vi phạm sau đó xử lí nặng hơn và xử lí nặng nếu hành vi tham nhũng diễn ra sau Nghị quyết Trung ương Trung ương 4 (khóa XII)

- Tạo điều kiện cơ hội cho người tham nhũng phấn đấu lập công chuộc tội.

Đối với những vụ tham nhũng chưa bị phát hiện: 

Người tham nhũng cần phải tự mình xác định, mình đã trót “nhúng chàm”. Bây giờ phong trào chống tham nhũng đang lên, mình đang giữ trọng trách nhất định trong bộ máy công quyền, mình không thể thờ ơ đứng ngoài cuộc hay có những hành động việc làm chống lại chủ trương của Đảng. Con đường đúng đắn và duy nhất mà loại cán bộ này cần lựa chọn đó là thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, “sớm tự giác gột rửa”. Tự giác gột rửa có nhiều hình thức và phải để cho mọi người nhìn thấy:

- Nếu dũng cảm khai nhận và nộp lại tài sản thì hành vi của họ được coi là vô tội, vẫn cho họ giữ nguyên chức, không bị xử lý.

- Nếu không đủ dũng khí khai nhận mà muốn giấu diếm các lợi ích mình có được. Ở đây, cơ quan có trách nhiệm cần sử dụng biện pháp kê khai tài sản, tổ chức cho người dân, báo chí và các cơ quan chức năng vào cuộc để xác định nguồn gốc tài sản. Nếu tài sản không xác định được nguồn gốc, coi như là tài sản tham nhũng và phải được thu hồi, bổ sung vào tài sản công.  Chuyện cũ là thế còn chuyện mới, người có quyền cần có thái độ rõ ràng. Thí dụ trước đây nhận quà mang tính chất nhận hối lộ của doanh nghiệp, người dân, của cán bộ, nhân viên thuộc quyền... thì giờ kiên quyết không nhận và có biện pháp công khai minh bạch thông tin cụ thể về việc không nhận quà cho chi bộ, cấp uỷ cơ quan đơn vị quản lý và có thể công khai trung thực trên báo chí, mạng xã hội. Hoặc trước đây có những biểu hiện như mỵ dân, nói khác, làm khác, nói một đường làm một nẻo thì bây giờ phải sửa ngay. Đồng thời luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, kiểm soát quyền lực được giao.

Khi mọi người đã nhìn thấy tự giác gột rửa, nhất là đối với cán bộ đứng đầu sẽ có ảnh hưởng tích cực đến phong trào chống tham nhũng.

Những trường hợp cán bộ tham nhũng chưa bị phát hiện, thì phát hiện đến đâu xử lý đến đấy. Xử lý theo yêu cầu chính trị và pháp luật. Đồng thời cùng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Trung ương 6 (Khóa XII). Kết hợp việc xử lý tham nhũng với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh giảm biên chế, thanh lọc được cán bộ hư hỏng ra khỏi bộ máy.

Trách nhiệm liên đới người đứng đầu

Trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” vai trò của người đứng đầu rất quan trọng. Lúc này là lúc người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thể hiện được phẩm chất, bản lĩnh và năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của mình. Người đứng đầu cần phải vào cuộc quyết liệt, nghĩ ra và đề xuất, nhiều chủ trương, ban hành và thực thi nhiều giải pháp, biện pháp để thúc đẩy cuộc chiến trong nội bộ, góp phần vào thành công chung. Muốn vậy, người đứng đầu phải công tâm, khách quan trong nhận định đánh giá con người, vụ việc; gương mẫu chấp hành nghị quyết của Đảng trong phát huy dân chủ, bảo đảm công khai, minh bạch trong điều hành công việc ; có nhiều cách tuyên truyền giáo dục có hiệu quả cán bộ, nhân viên thuộc quyền “tự giác gột rửa”, nói không với tham nhũng. Đồng thời tạo điều kiện để nhân dân các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo chí truyền thông… giám sát, kiểm soát các hoạt động của cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Người đứng đầu cần phải tự đánh giá, nhìn nhận lại chính mình nếu phẩm chất, năng lực không đáp ứng được chức trách, nhiệm vụ được giao nên đề đạt tổ chức bố trí công tác phù hợp. Người đứng đầu thể hiện tinh thần yêu nước, yêu Đảng, yêu chế độ bằng cách gương mẫu, không tranh giành quyền lực, tiền bạc, sức mình đến đâu làm đến đó. Hưởng thụ tương xứng với sự cống hiến của mình. Không tranh giành những thứ không thuộc về mình, thu hút động viên, khuyến khích những người có đức, có tài tâm huyết phục vụ vì lợi ích chung. Mặt khác, khi ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị do mình đứng đầu để xảy ra những việc bất thường, ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội cần phải nhanh chóng nhận lỗi trước công luận và tìm mọi cách khắc phục, tích cực xử lý dứt điểm. Khi phát hiện có lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cần phải có biện pháp mạnh để xóa bỏ.

Nếu những cơ quan, đơn vị để xảy ra các vụ việc tham nhũng trọng hoặc mất đoàn kết nội bộ kéo dài, mặc dù người đứng đầu không dính líu đến tham nhũng nhưng không làm tròn trách nhiệm của mình, cũng cần phải xử lý nghiêm người đứng đầu.

Bài 3: Cần đầu tư mạnh mẽ cho cuộc chiến chống “giặc nội xâm”

Nguyễn Hòa Văn 

Giám đốc Cổng TTĐT - Hội Nhà báo Việt Nam

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn