Bài 3: Cần đầu tư mạnh mẽ cho cuộc chiến chống “giặc nội xâm”

Thứ sáu, 19/01/2018 09:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trụ cột của cuộc chiến chống tham nhũng có 3 yếu tố: Nhân dân, cơ quan pháp luật và báo chí truyền thông.

Trụ cột của cuộc chiến chống tham nhũng có 3 yếu tố: Nhân dân, cơ quan pháp luật và báo chí truyền thông. Nhìn lại một chặng đường dài từ khi nước ta có Pháp lệnh phòng chống tham nhũng (1998), Luật phòng chống tham nhũng (2005). Cho đến nay, tại sao chúng ta càng nói, càng chống thì tham nhũng càng phát triển? Trong nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan của thất bại, có một nguyên nhân chúng ta ít nói đến đó là sự đầu tư cho công tác này còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, chưa khai thác triệt để khả năng nội lực của hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất,kỷ thuật cho nhiệm vụ rất quan trọng này. Ngay cả việc tổ chức giải báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng, lãng phí vừa qua, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải đi nói khó với một số doanh nghiệp thì giả mới được tổ chức thành công.

Chúng ta đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền về nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí mấy năm gần đây, nhất là từ khi Đảng ta đưa ra khái niệm chống “ giặc nội xâm” được thực hiện mạnh mẽ hơn,quyết liệt hơn, sâu hơn. Nhưng công tác tuyên truyền và đầu tư kinh phí cho mặt trận nóng bỏng này vẫn còn yếu ớt, chưa đáp ứng yêu cầu mà nghị quyết Trung ương 4 khoá XII đề ra.

Công tác tuyên truyền chống “giặc nội xâm” chưa sâu và chưa toàn diện. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho nhận thức của công chúng và tâm trạng xã hội còn nhiều lệch lạc. Trong xã hội có bộ phận thiếu niềm tin vào cuộc chiến chống “giặc nội xâm”. Trong đó có nhiều người bộc lộ “tự chuyển hoá” rất rõ, họ cổ xuý cho cải cách thể chế chính trị theo chủ nghĩa đa nguyên chính trị, thực hiện chế độ đa đảng, tiếp sức cho các thế lực thù địch và tư tưởng đổi mới chính trị trái với quan điểm, cương lĩnh, đường lối của Đảng. Một bộ phận khác cho rằng sớm muộn cũng sẽ thay đổi chế độ, hoặc họ đứng ngoài cuộc thờ ơ với cuộc chiến chống tham nhũng, hoặc có những động thái chuẩn bị cho cuộc sống gia đình và cá nhân, phòng chế độ ta thay đổi. Còn lại đông đảo các tầng lớp nhân dân vẫn tin tưởng vào thắng lợi của cuộc chiến chống “giặc nội xâm” thể hiện rõ lòng yêu nước, tình cảm thuỷ chung, yêu Đảng, yêu chế độ, mong Đảng ta sữa chữa sai lầm, khuyết điểm, nhân dân cùng với Đảng kiên trì chiến đấu đưa cuộc chiến chống  “giặc nội xâm” đi đến thành công. Nhưng trong bộ phận đông đảo này vẫn còn nhiều băn khoăn lo lắng vì cuộc chiến này lộ diện dần sự tha hoá quyền lực trong bộ máy nhà nước đã ở mức rất trầm trọng. Nếu chúng ta không có “binh pháp” phù hợp trong cuộc chiến và không có những giải pháp đồng bộ thông suốt từ trên xuống thì hiệu quả của cuộc chiến chống “giặc nội xâm” sẽ bị hạn chế và nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Báo Công luận
Ảnh minh họa. 
Đầu tư công tác tuyên truyền

Để hoá giải được những quan điểm trái chiều nhau, tạo được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trước hết phải nhận diện được công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian qua bộc lộ những bất cập, hạn chế cần phải có sự điều chỉnh và đàu tư phù hợp.

Báo chí truyền thông phát hiện và  lên án mạnh mẽ tham nhũng lãng phí. Nhưng trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, gia đình, thì việc tuyên truyền giáo dục nội dung này rất yếu, thậm chí khi triển khai các nghị quyết về phòng chống tham nhũng, những người có trách nhiệm không dám đối diện với thực tế. Phải chấp nhận nói một đường làm một nẻo.

Có thể nói hàng vạn cơ quan đơn vị tốn không ít thời gian vào việc tuyên truyền quán triệt chủ đề này, nhưng hiệu quả tuyên truyền vẫn là số không. Tuyên truyền vẫn như “nước đổ đầu vịt”, như “đàn gẫy tai trâu”, vì tuyên truyền vẫn theo lối mòn cũ. Không đổi mới được công tác tuyên truyền giáo dục nên nhiều người cảm nhận nói cho vui, nói để mị dân, chẳng hy vọng gì về hiện thực của nghị quyết. Lẽ ra những chủ đề quan trọng liên quan đến cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội nên có một cách làm khác. Đó là làm cho Nghị quyết của Đảng trở thành diễn đàn phản biện xã hội tại các khu dân cư, tại các cơ quan, đơn vị, doạnh nghiệp, tổ chức quần chúng…Lảm cho các tầng lớp nhân dân vừa hiểu chủ trương, vừa thấy rõ thực tế vừa hiến kế được cách làm thì hiệu quả tuyên truyền sẽ được nhân lên rất nhiều.

Phương pháp tuyên truyền này hiện nay có rất nhiều thuận lợi nhờ có công nghệ thông minh của truyền thông xã hội. Chúng ta có thể tạo ra các diễn đàn phản biện xã hội trên “không gian mạng” để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Nếu chúng ta biết cách tổ chức, không tốn kém nhưng hiệu quả vô cùng lớn.

Đổi mới phương pháp tuyên truyền đồng thời phải đổi mới nội dung tuyên truyền.  Nghị quyết của Đảng là những vấn đề khái quát, cơ bản, cốt lõi. Nếu cứ nói theo Nghị quyết mà không chuyển nội dung Nghị quyết thành những điều sinh động hơn, đơn giản hơn, dễ hiểu hơn thì không thể đạt hiệu quả cao đối với mọi đối tượng cần quán triệt và thực hiện nghị quyết. Có nghĩa là chúng ta cần có một hoặc nhiều hình thức văn hóa để chuyển tải nội dung nghị quyết, thí dụ khi tuyên truyền giáo dục cán bộ, công chức, viên chức…Chúng ta dẫn ra nội dung sau đây sẽ có tác động mạnh hơn so với việc nói theo nghị quyết:

- Làm thế nào cho đúng lý, cho phải đạo khi chúng ta nhận lương từ tiền thuế của dân. Đảng cử cán bộ ra, dân bầu cán bộ lên để phục vụ nhân dân, sao ngày nay nhiều cán bộ lại mị dân, lừa dân, hành dân, thậm chí còn hại dân?

- Trong cuộc sống có 6 điều cũng cần phải có tiền, nhưng tiền không thể mua được đó là: sức khỏe, lòng tốt, hạnh phúc, kiến thức, tình yêu, tình bạn. Sáu điều này dường như chi phối bao trùm toàn bộ cuộc sống của con người nhưng tại sao con người lại phải tìm mọi cách để có được nhiều tiền, tìm mọi thủ đoạn để tranh giành quyền lực, tiền bạc.

- Dân gian có câu “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, tại sao vậy? Nếu để lại tài sản lớn cho con, con sẽ ỷ lại không nỗ lực vươn lên thậm chí còn hư hỏng, kéo theo đó là thế hệ cháu không được giáo dục đến nơi đến chốn, sẽ hư hỏng theo. Vậy những người có vị trí cao có quyền lực sao vẫn cứ tham lam vô độ để rồi câu nói cửa miệng thời nay “không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” hiện hữu trong xã hội,tuyệt đối hóa quyền lực của những người nhiều tiền?

- Tại sao con người ta không xây dựng hạnh phúc của mình trong tình cảm chân thành của đồng loại, trong đạo lý, đạo đức truyền thống của nhân dân mà lại phải luôn đeo mặt nạ cũng chỉ vì tiền? Cũng chỉ vì tiền vì quyền mà làm cho những tình cảm trong sáng của đồng chí, đồng nghiệp, đồng môn, đồng đội, tình bạn thưở nào bị vẩn đục?

- Tại sao con người không chấp nhận một cuộc sống tự do, tự nhiên, tự tại mà phải làm nô lệ của đồng tiền. Con người nên chọn lựa cuộc sống vừa đủ mà thanh thản, vui vẻ, hòa đồng với mọi người,hay sống cuộc sống giàu sang mà luôn lo lắng, sợ hãi với lối sống giả tạo…?

- Và cũng cần lý giải giả sử chế độ ta không còn, Đảng mất vai trò lãnh đạo, thay đổi bằng một lực lượng lãnh đạo khác thì điều gì sẽ diễn ra. Chắc chắn sẽ là một bi kịch của lịch sử dân tộc. Mà trước hết là thảm kịch đảo chiều giữa công và tội. Sự phủ định những giá trị bất diệt trong gần một trăm năm chúng ta dày công xây dựng. Và lúc đó những vị ở tầng cao quyền lực hôm nay, đang có khối tài sản khủng, tài sản đó có bảo lãnh được cho cuộc sống gia đình, cá nhân?

Có lẽ trong công tác tuyên truyền ở thời điểm này cũng phải nói sòng phẳng với nhau, nói thẳng với nhau về những dự đoán xấu có thể xảy ra để lường tính nhằm thoát khỏi nguy cơ bi kịch, mới thể hiện rõ lòng yêu Đảng, yêu chế độ. Lâu nay chúng ta cứ tung hô ca ngợi một chiều, nêu và phân tích vấn đề không đầy đủ, không thực chất cũng góp phần làm cho cán bộ hư hỏng, làm cho sai lầm nối tiếp sai lầm.

Đầu tư xây dựng lực lượng

Có ba trụ cột chống tham nhũng lãng phí cũng là ba lực lượng quan trọng nhất. Thứ nhất là nhân dân lấy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm vai trò nòng cốt, trong đó sử dụng có hiệu quả lực lượng cán bộ hưu trí và cựu chiến binh…Hai là báo chí và truyền thông xã hội. Ba là cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật.

Đối với nhân dân cần đầu tư công tác tuyên truyền giáo dục phát động hưởng ứng tích cực phong trào toàn dân phòng chống tham nhũng lãng phí. Vừa tham gia giám sát, kiểm soát không để tham nhũng tiếp tục diễn ra vừa phát hiện tố giác và giám sát xử lý các hành vi tham nhũng, tham gia thẩm định kết luận việc kê khai tài sản của cán bộ công chức.

Đối với báo chí cần đi sâu tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đồng thời tạo được diễn đàn giám sát và phản biện xã hội của mọi tầng lớp nhân dân bàn về chống giặc nội xâm, tham gia phát hiện các vụ việc tiêu cực vi phạm pháp luật tạo sự đồng thuận trong xã hội trong xử lý tham nhũng lãng phí. Triệt để chống tham nhũng suy thoái, tự diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ báo chí. Khuyến khích toàn dân sử dụng báo chí và truyền thông xã hội để chống tham nhũng lãng phí. Đối với các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ công tâm, khách quan, không lợi dụng nghề nghiệp và quyền lực tư pháp để trục lợi; xử lý các vụ tham nhũng đạt được yêu cầu chính trị và yêu cầu pháp luật. Điều tra, truy tố, xét xử đúng luật, đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, hợp lòng dân. Nếu để sót tội, lọt tội và oan sai sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, nếu trong quá trình tố tụng để lọt tội, sót tội, oan sai thì nên cho thôi đảm nhiệm chức vụ cho dù bất kỳ nguyên nhân nào.

Để hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ nêu trên, Đảng cần quan tâm đầu tư cho ba trụ cột này chống tham nhũng. Về lâu dài cần sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, phải lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp, báo chí có chất lượng cao. Đồng thời kiện toàn củng cố cán bộ giữ cương vị chủ chốt các cấp mặt trận, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, phụ nữ…Tâm huyết cống hiến tích cực đấu tranh chống tham nhũng lãng phí, không làm bình phong cho những quan chức có quyền lực, không dám đấu tranh, không có tiếng nói độc lập, tạo điều kiện tiêu cực phát triển. Trước mắt tin tưởng vào kết quả đấu tranh chống tham nhũng, “tự giác gột rửa” những dính líu đến tham nhũng lãng phí, phát huy tốt chức năng, vai trò, nhiệm vụ để tham gia tích cực vào phong trào chung. Tiếp lửa tăng nhiệt cho lò chống tham nhũng của toàn dân. 

Đầu tư kinh phí

Đã là một cuộc chiến, ngoài cơ quan chỉ huy, lực lượng chiến đấu, cần phải có vũ khí trang bị. Muốn có vũ khí tối tân hiện đại nhà nước phải giành một khoản ngân sách lớn để phục vụ cuộc chiến. Chẳng thà bỏ ra mười  đồng để bảo vệ một triệu đồng còn hơn chỉ bỏ ra một đồng mà không bảo vệ được gì cả. Đồng thời phải có chính sách thưởng phạt trong cuộc chiến đầy cam go này. Nên xây dựng Quỹ để thưởng cho cá nhân tổ chức có nhiều hoạt động tích cực phòng chống tham nhũng lãng phí, đồng thời có quy định trích phần trăm từ tài sản tham nhũng thưởng cho cá nhân tố giác mà vụ việc được xử lý theo pháp luật. Nên có một khoản ngân sách nhất định thưởng cho các tác phẩm báo chí có chất lượng cao về đề tài này và chi phí phục vụ công tác tuyên truyền.

Bài 4: Đổi mới kinh tế để chống “giặc nội xâm”


Nguyễn Hòa Văn 

Giám đốc Cổng TTĐT - Hội Nhà báo Việt Nam

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn