Bài 4: Đổi mới kinh tế để chống “giặc nội xâm”

Thứ hai, 22/01/2018 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc đổi mới kinh tế, chính trị ở nước ta đã có hàng ngàn bài viết của các nhà lý luận, các nhà khoa học phân tích lý giải các quy luật khách quan, các nghị quyết của Đảng. Trên diễn đàn công luận báo chí đã đăng tải nhiều ý kiến hoặc phản biện, hoặc làm sâu hơn nội dung đổi mới. Ở đây người viết chỉ muốn nêu và phân tích thêm một số vấn đề cụ thể mang tính thực tiễn của đổi mới kinh tế và chính trị gắn với cuộc chiến chống “giặc nội xâm”.

Báo Công luận

Cuộc chiến chống “giặc nội xâm” sẽ không đạt được mục đích cuối cùng nếu chúng ta không đồng thời đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới. Trong các Nghị quyết gần đây của Trung ương đã thể hiện rõ tinh thần này. Tư duy đổi mới vừa nằm trong chương trình kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết đó, vừa tiếp tục nghiên cứu để sữa chữa triệt để các sai lầm, khuyết điểm, yếu kém, sơ hở đã tồn tại và phát triển dày thêm trong hàng chục năm qua, mà nhiều người thường gọi là sửa “lỗi hệ thống”. Trong đó cần tập trung các vấn đề chính, như sửa đổi hệ thống pháp luật đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị quốc gia, sửa sai công tác cán bộ đi đôi với tinh giảm biên chế, kiện toàn sắp xếp lại bộ máy nhà nước. 

Gốc của đổi mới kinh tế

Đổi mới kinh tế, gốc của vấn đề phải sữa “lỗi hệ thống”.  Chúng ta không thể chấp nhận một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN lại để quá nhiều doanh nghiệp mà lợi nhuận của họ có được lại bằng quan hệ với giới quan chức là chính. Và bằng các thủ đoạn lợi dụng sự bất cập sơ hở của pháp luật để đục khoét tài sản công và bòn rút giá trị sinh lợi của tài nguyên đất nước. Sự tồn tại của loại doanh nghiệp này đồng nghĩa với sự phá hoại nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành phát triển lợi ích nhóm và tư bản thân hữu. Chúng ta cũng không thể chấp nhận công việc quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp yếu kém như lâu nay, tiền vốn, lao động, tài sản công bị thất thoát lãng phí quá nhiều.

Muốn sửa được lỗi hệ thống, cần đổi mới cả về kinh tế và chính trị. Mục tiêu của đổi mới, trước mắt, về kinh tế cần hoá giải được các vấn đề như ngăn chặn và xoá bỏ sự phát triển của tư bản thân hữu, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân, giải quyết căn cơ những bất cập của doanh nghiệp nhà nước, tiến tới không còn khái niệm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân mà chỉ còn khái niệm chung là Doanh nghiệp. Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đoạn tuyệt với kinh doanh bằng quan hệ, không làm sân sau, không buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm. Tất cả các dự án đều được đầu tư theo giá thị trường, không bị đội vốn.

Đổi mới kinh tế, trước hết phải ngăn chặn bằng được thất thoát, lãng phí. Tại sao một đất nước tiềm năng kinh tế lớn, vị trí địa lý có lợi thế mạnh về thương mại mà sự phát triển tăng trưởng thua kém nhiều nước khác trong khu vực không có thuận lợi bằng. Câu trả lời trước hết là sự yếu kém trong quản trị quốc gia, chúng ta để tham nhũng phát triễn tràn lan. Tham nhũng đã làm cho ngân khố quốc gia kiệt quệ, đất nước phải gánh một khối nợ công khổng lồ hơn 2,5 triệu tỷ đồng. Tham nhũng đã làm cạn kiệt tài nguyên của đất nước. Nợ công lớn lên từng ngày, cùng với giá trị tài nguyên bị hao mòn theo năm tháng, làm cho nhiều doanh nghiệp và người có quyền lực giàu lên nhanh chóng. Nền móng chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh trên một đất nước đi lên theo con đường XHCN, mà những viên gạch của nền móng này chính là tư bản thân hữu.

Khi một đất nước, phần nhiều sự giàu có của cá nhân là kinh doanh bằng quan hệ,  bằng các thủ đoạn để chiếm đoạt,  bòn rút ngân sách, giá trị sinh lợi của tài nguyên, tài sản công thì nền kinh tế không thể tạo được sức bền để phát triển. Ngược lại nó gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

Muốn ngăn chặn được thất thoát lãng phí, ngăn chặn xoá bỏ tư bản thân hữu, giải quyết được các vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, cốt lõi và quan trọng nhất là xoá bỏ cơ chế “xin – cho.”

Báo Công luận
Khi một đất nước, phần nhiều sự giàu có của cá nhân là kinh doanh bằng quan hệ,  bằng các thủ đoạn để chiếm đoạt,  bòn rút ngân sách, giá trị sinh lợi của tài nguyên, tài sản công thì nền kinh tế không thể tạo được sức bền để phát triển. Ngược lại nó gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội... Ảnh minh họa. 
Cơ chế xin cho thuận lợi lớn cho tham nhũng lãng phí

Cơ chế xin cho chi phối gây nguy hại đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.Trong loạt bài viết “Chống được “chạy” sẽ thành công”,người viết bài này đã phân tích sâu về hệ lụy của cơ chế xin cho.Ở đây xin nêu thêm một số thí dụ: 

- Việc thâu tóm đất vàng, xây dựng nhà cao tầng với mục đích thương mại trong nội đô, việc điều chỉnh quy hoạch biến công trình công cộng thành các tòa nhà cao chọc trời, thành nhà hàng, khách sạn, sân golf... đã phá vỡ quy hoạch, không gian đô thị thiếu sự hài hoà, mà còn gây nhiều hệ lụy xấu về giao thông, môi trường, sức khoẻ…” áp bức” sự sống cộng đồng.

- Cho phép thành lập các trường Đại học, trong lúc điều kiện dạy và học còn nhiều khó khăn, bất cập, phẩm chất và năng lực một bộ phận giảng viên còn hạn chế, chất lượng tuyển sinh thấp, hệ luỵ của nó là tạo ra một sản phẩm đào tạo không đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhiều, hàng vạn người phải bỏ nghề được đào tạo để kiếm sống. Lãng phí rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Nếu nhà nước không cấp phép thành lập ra nhiều trường, mà để cho các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đặt hàng trước với các trường đã có sẵn. Trên cơ sở đặt hàng các trường tính toán xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, chắc chắn không có hệ lụy xấu nêu trên.  Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, Nhà nước chỉ nên đầu tư tập trung đào tạo thầy,còn lại nên theo cơ chế đặt hàng của đơn vị sử dụng, thuận theo quy luật lao động và thị trường.

- Cho phép thành lập ngân hàng, trong lúc sự phát triển sản xuất còn nhiều bất cập. Năng xuất lao động xã hội thấp, sức sản xuất trong nước còn yếu,ngân hàng lại mọc lên nhiều, lãi suất cao để nuôi bộ máy, chi phí gián tiếp tăng, theo đó giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng hạn chế sức mua và kích cầu của kinh tế thị trường. Ngân hàng đầu tư lớn vào những lĩnh vực rủi ro cao cũng đã gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

- Có những dự án sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng vốn vay, vốn huy động trong dân, tổng mức đầu tư có những địa chỉ gấp đôi, gấp ba giá thực tế trên thị trường.  Sự chênh lệch này đã làm phân hóa giáu nghèo tạo ra nhóm lợi ích. Xét cho cùng đây cũng là một loại tội phạm kinh tế, lợi dụng sơ hở của luật pháp, cơ chế xin cho để tham nhũng.

Khi còn tồn tại cơ chế xin cho, thì nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo, tham gia xây dựng và ban hành nghị định, thông tư cũng nghĩ ra cách để tạo lợi ích nhóm. Thí dụ: một số Bộ qui định tất cả các công chức, viên chức bắt buộc phải có chứng chỉ tin học. Trong lúc đa số người tự học đều thành thạo sử dụng máy tính và các phương tiện, thiết bị thông minh. Và có nhiều người đi học lấy chứng chỉ để đủ tiêu chuấn làm công chức, viên chức. Theo những thông tư của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đài tạo, Bộ TT&TT thì mấy triệu công chức, viên chức trong cả nước phải đi học. Mỗi người đi học phải nộp mất mấy triệu mới có chứng chỉ. Hiện nay trên cả nước có nhiều cơ sở được cấp phép tổ chức lớp và cấp chứng chỉ. Thử hỏi đằng sau việc cấp phép này có lợi ích nhóm? Trong lúc đời sống công chức, viên chức còn khó khăn, họ vừa tốn tiền vào việc mà tự họ có thể giải quyết được, vừa mất thời gian để mưu sinh cuộc sống. Lẽ ra khi ban hành các văn bản luật,  các cơ quan phải lường tính cụ thể, bảo đảm lợi ích cộng đồng. Nhưng ở đây họ không nghĩ thế. Hiện thực “Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng” vẫn cứ tiếp diễn. Người thu nhập thấp và trung bình vẫn cứ phải móc hầu bao của mình để phục vụ “nhóm lợi ích”.

Sửa đổi luật để xoá bỏ cơ chế xin cho

Về cơ chế xin cho đã có hàng ngàn tác phẩm báo chí bàn đến. Tựu chung, cơ chế này gắn liền với chế độ quan liêu bao cấp. Lẽ ra khi xoá bỏ chế độ bao cấp, theo đó phải xoá luôn cơ chế xin cho. Trái lại, chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế này. Như vậy trong nền kinh tế ở nước ta, tồn tại hai quan hệ song cùng. Đó là quan hệ dọc, cấp trên với cấp dưới, nhà nước với doanh nghiệp và người dân. Quan hệ này chủ yếu là thực hiện theo cơ chế xin cho. Thứ hai là quan hệ ngang, quan hệ kinh tế thị trường, thuận mua vừa bán, trao đổi hàng hoá theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống. Khi hai quan hệ nói trên tồn tại song trùng, thì quan hệ dọc thường tác động tiêu cực đến quan hệ ngang, nhất là khi quyền lực của bộ máy cơ quan công quyền bị tha hoá. Đây là sự cản trở rất lớn đến tính năng động, sáng tạo và minh bạch của kinh tế thị trường.

Đảng ta đề ra xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối rất đúng đắn và sáng tạo. Nhưng trên thực tế hiểu về nội hàm của vấn đề này  chưa sâu, chưa toàn diện. Định hướng XHCN ở đây cần hiểu, chủ yếu nói về sự can thiệp của nhà nước là để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội gắn với kinh tế phát triển. Đồng thời ngăn ngừa khủng hoảng và cạnh tranh kinh tế thiếu lành mạnh, chống tích tụ tư bản. Nhưng trên thực tế nền kinh tế của nước ta, sự can thiệp của nhà nước, bên cạnh có nhiều tác động tích cực thì đang là sự trở ngại của phát triển kinh tế. Biểu hiện tập trung nhất là cơ chế xin cho chưa xoá bỏ được, làm cho sản xuất kinh doanh thiếu minh bạch, thiếu cạnh tranh công bằng.

Cơ chế xin cho là sản phẩm của chế độ bao cấp, nhưng nó lại được sử dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường. Đây là sự phi lý mà chúng ta đang phải trả giá. Cơ chế xin cho đẻ ra tư bản thân hữu. Tư bản thân hữu ẩn chứa lợi ích nhóm, thao túng quyền lực nhà nước. Việc duy trì quá lâu cơ chế xin cho đã tao ra mâu thuẫn giữa tính định hướng XHCN và sự gieo mầm chế độ Tư bản Chủ nghĩa. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn kỷ cương, xói mòn đạo lý, vô hiệu hoá việc thực hiện chủ trương phòng chống tham nhũng, lãng phí, suy thoái của và nhiều chủ trương chính sách khác. 

Chúng ta nói mãi xóa bỏ cơ chế xin cho, nói hàng chục năm nay rồi, nhưng sao không làm được? Có một nguyên nhân chính là một bộ phận không nhỏ cán bộ,công chức trong bộ máy nhà nước bị suy thoái tha hoá ngày càng nghiêm trọng, nhóm lợi ích đang dùng cơ chế này như là một phương tiện, công cụ để đục khoét tài sản công một cách hữu hiệu nhất. Vì thế đã cản trở đến tư duy tích cực, hành động đổi mới thay đổi cơ chế, ngay trong nghiên cứu bổ sung sửa đổi luật pháp. 

Việc xoá bỏ cơ chế xin cho là câu chuyện không mới, nhưng chúng ta không làm thì sẽ mất chế độ. Chúng ta sợ mất quyền lực, sợ quyền lực bị giám sát thì sẽ mất tất cả.Vậy  xóa  bỏ cơ chế này bằng cách nào? Sửa đổi luật, duy trì và giám sát thực hiện luật là cách duy nhất để thay đổi cơ chế xin cho trong thể chế nhà nước pháp quyền.

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế xin cho có rất nhiều, trước mắt cần sửa đổi loạt văn bản quy phạm pháp luật liên quan như, luật ngân sách,luật đầu tư, luật đấu thầu, luật đất đai... Bảo đảm các qui định trong các văn bản pháp luật không còn cơ chế xin cho. Thí dụ sửa luật đất đai cần qui định, tất cả loại đất đai nhà nước cho tổ chức, cá nhân thuê thông qua hợp đồng, giá thuê xác định theo giá thị trường qua từng thời điểm. Cơ quan giải quyết thủ tục cho thuê là một Hội đồng nhiều thành phần và được công khai tất cả thông tin về ký kết và thực hiện hợp đồng.

Bài 5: Đổi mới chính trị để chống “giặc nội xâm”

Nguyễn Hòa Văn 

Giám đốc Cổng TTĐT - Hội Nhà báo Việt Nam

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn