Bài 5: Đổi mới chính trị để chống “giặc nội xâm”

Thứ hai, 22/01/2018 20:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cũng như đặt vấn đề trong bài 4 về đổi mới kinh tế, bài viết này không cắt nghĩa lý do, nội dung, giải pháp đổi mới chính trị hiện nay sau 30 năm Đảng ta đã tiến hành sự nghiệp đổi mới. Vì đã có nhiều nhà lý luận phân tích toàn diện, sâu sắc về đổi mới chính trị gắn liền với đổi mới kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Giờ đây truy cập vào mạng internet, chúng ta có được đầy đủ thông tin cần nghiên cứu về vấn đề này.

Bài viết này chỉ muốn đi sâu một vài giải pháp cụ thể, suy nghĩ đôi điều về đổi mới chính trị phục vụ chống “giặc nội xâm”.

Trước hết cần nói ngay rằng, chúng ta xoá bỏ kinh thế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đi liền với sự chuyển đổi này về kinh tế, thì về chính trị là chuyển từ chế độ tập quyền (tập trung quyền lực nhà nước vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp) sang chế độ pháp quyền. Có nghĩa là Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với xã hội thông qua xây dựng và thực hiện pháp luật của Nhà nước. Chủ trương đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hoá thành pháp luật. Đảng không nằm ngoài và nằm trên pháp luật.

Không triệt để đổi mới sẽ đối mặt với nguy cơ thay đổi

Đảng đổi mới phương thức lãnh đạo của mình bằng cách đề ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách. Nội dung này thể hiện trong Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm chuyển tải nội dung Nghị quyết của Đảng vào các Văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình sau khi ra Nghị quyết là công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời phát huy vai trò của tổ chức đảng và đảng viên trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm chấp hành Nghị quyết của Đảng.

Thế nhưng, sai lầm chết người mà chúng ta mắc phải là cùng với việc duy trì quá lâu cơ chế xin cho, chúng ta không đoạn tuyệt ngay chế độ tập quyền, mặc dù chế độ tập quyền đã thay thế bằng chế độ pháp quyền. Vì thế mà chúng ta không phán biệt rạch ròi trong nội dung phương thức lãnh đạo của đảng. Nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đã có hệ thống pháp luật điều chỉnh, nhưng Đảng vẫn can thiệp cụ thể.

Cơ chế xin cho không những tồn tại lâu trong hoạt động kinh tế mà nó còn hiện hữu trong chức năng nhiệm vụ của hệ thống chính trị. Nhiều vấn đề cụ thể, Đảng chỉ đạo vẫn theo thói quen của chế độ tập quyền.

Sự níu kéo của cơ chế xin cho và không rạch ròi trong phương thức lãnh đạo của Đảng đã góp phần làm cho Đảng và bộ máy nhà nước xa rời dân chủ, không thực thi triệt để dân chủ.

Trên thực tế, nhiều nơi Bí thư cấp uỷ như ”vua con”,làm cho hoạt động quản lý nhà nước thiếu chủ động, lệ thuộc quá lớn vào thái độ và trách nhiệm của cấp uỷ. Kể cả những lĩnh vực, khi xử lý các vấn đề, vụ việc cụ thể đã có có các văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng vẫn phải xin chủ trương của cấp uỷ. Đôi khi chủ trương của cấp uỷ và pháp luật thiếu thống nhất.

Có một vấn đề thuộc về nguyên nhân mà làm cho thói quen lãnh đạo của Đảng theo chế độ tập quyền vẫn cứ tồn tại,chính là công tác cán bộ. Dường như tất cả các loại cán bộ đều do Đảng quyết định. Kể cả cán bộ dân cử thì việc bầu cử vẫn bị ý chí của Đảng chi phối.

Có khi công việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp không cần phải xin chủ trương của cấp uỷ, nhưng vì muốn được lòng Bí thư, được lòng cấp uỷ, để “ ghi điểm “ cho quá trình thăng tiến, nhiều cán bộ phụ trách vẫn báo cáo xin ý kiến của Bí thư, của cấp uỷ. Thói quen lãnh đạo theo chế độ tập quyền đã tuyệt đối hoá quyền lực của Đảng, quyền lực không được kiểm tra giám sát, kiểm soát dẫn đến tha hoá.

Trong bộ máy công quyền nhiều những công bộc của dân, chuyển sang làm “tôi tớ” cho lãnh đạo, xuất hiện nhiều kẻ cơ hội, nịnh hót, tung hô lấy lòng cấp trên, vừa góp phần làm cho cấp trên hư hỏng, có khi vừa là công cụ để loại những người chính trực, liêm chính trong nội bộ.Cấp trên không tạo được thói quen nghe những lời nói thẳng,nói thật.Có nơi cán bộ còn o ép người dân có thái độ xây dựng, chỉ trích chính quyền. Văn bản bản báo cáo tại các hội nghị, tham luận, ý kiến phát biểu của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phần lớn đều thông tin một chiều, theo lối mòn cũ, tệ “ăn theo,nói leo” hình thành như là một thứ văn hoá làm cho quyền lực tư tưởng cũng tập trung cao. Nhiều các diễn đàn, hội thảo, toạ đàm, hội nghị... trí tuệ của người khác được biến thành kiến thức sỡ hữu của những người có quyền lực. Nhiều vị lãnh đạo trình bày tham luận, đứng tên đăng các bài viết trên báo chí do người khác chuẩn bị được báo chí ca ngợi, truyền tụng. Trong lúc nhiều người dân có những phát ngôn rất thiết thực, có những sáng kiến có giá trị, có khi không được ai nhắc đến...

Thực trạng trên đã cản trở sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, và cũng góp phần làm cho tổ chức, biên chế trong hệ thống chính trị không giảm được và ngày càng phình ra. Khi cán bộ công chức suy thoái, thì số lượng tổ chức và biên chế tăng lên như là “sân chơi” tạo quan hệ để cũng cố địa vị, tạo thêm danh và lợi cho cá nhân có quyền lực.

Có những điều phi lý vẫn tồn tại quá lâu, như tổ chức bộ máy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,  nhiều bộ phận có chức năng giống nhau, chồng nhau. Chính phủ có ban nào, thì Đảng và Quốc hội có Ban đó. Điều này

phản ánh việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chưa quyết liệt, rõ ràng, dứt khoát.

Sự bất cập này cũng là một lợi thế để các thế lực thù địch kích động, chống phá nhằm thay đổi thể chế chính trị. Chúng ta không triệt để đổi mới sẽ đối mặt với nguy cơ thay đổi. 

Báo Công luận
Ảnh minh họa. 
Xây dựng Chính Phủ liêm chính, kiến tạo để chống giặc nội xâm

Xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo , hành đông, phục vụ người dân và doạnh nghiệp. Đây là nội dung lẽ ra phải được nhấn mạnh thường xuyên trong quá trình đổi mới. Lẽ ra từ những nhiệm kỳ trước, khi chúng ta công bố nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, thì bộ máy hành pháp của chính phủ sẽ được xây dựng bảo đảm chế độ pháp quyền, xã hội pháp quyền. Vì nội dung này không được nhấn mạnh thường xuyên,và cùng với sự suy thoái của đội ngũ cán bộ công chức nên đã làm cho các cơ quan chính phủ, các bộ, nghành, Uỷ ban nhân dân các địa phương, biên chế thì ngày càng phình ra, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng kém đi.Thậm chí nhiều nơi, nhiều cấp còn làm sai lệch bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đến khi chúng ta nhận diện ra và thừa nhận với nhau rằng, thể chế, hệ thống lãnh đạo, điều hành đất nước của chúng ta có vấn đề không ổn, nhiều sai lầm, thì việc nói đến xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo là quá muộn. Tuy nhiên, muộn còn hơn không. Muộn thì trở ngại nhiều hơn, mục đích, hiệu quả đạt được khó khăn hơn. Nhưng không làm thì nguy cơ mất chế độ,thay đổi chế độ ngày càng đến gần.

Vấn đề xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phải được nằm trong tổng thể của đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, đồng thời gắn liền với sắp xếp lại và tinh giảm biên chế cả hệ thống chính trị.

Cốt lõi của xây dựng Chính phủ vẫn là chất lượng cán bộ công chức và phân định chức năng nhiệm vụ của cơ quan ban, ngành, đơn vị... trong hệ thống. Trong đó có một vấn đề cần lưu ý là, cơ quan nhà nước không tham gia kinh doanh, không cung cấp dịch vụ công, những công việc đó là của doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập và giao cho các khu dân cư. Xác định, phân định chức năng nhiệm vụ của cơ quan nhà nước là để sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước. Việc sắp xếp lại bộ máy,tinh giảm biên chế có hai vấn đề liên quan đến hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng suy thoái:

Một là, những ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ lâu nay cơ quan nhà nước quản lý kém hiệu quả, dễ phát sinh tham nhũng nên nghiên cứu giao cho khu dân cư tổ chức thực hiện, thông qua hợp đồng trách nhiệm. Như quản lý trật tự xây dựng, môi trường, an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, quản lý thuế... Có nhiều người đặt vấn đề rằng, có nên thành lập ra các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước để làm nhiệm vụ mà khu dân cư có thể đảm nhiệm được và thực hiện có hiệu quả hơn. Nhiều nơi, thanh niên được học hành tử tế, không có việc làm, phải bôn ba, bươn chải kiếm sống, lại không được tạo điều kiện có việc làm ngay chính nơi mình sinh ra. Trong khi lực lượng lao động một số Ngành như nêu ở trên, nhà nước phải chi ngân sách trả lương, chi phí cho thực hiện nhiệm vụ quá cao, nhưng lại là nơi nẩy sinh nhiều tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm. Chúng ta đang chấp nhận trồng một cây xanh, lát một viên gạch vỉa hè, thu gom, vận chuyển một m3 rác... chi phí, nếu tính cả tiền lương của lao động trong công ty môi trường đô thị, ước gấp 4,5 lần so với mức giao khoán cho khu dân cư. Chúng ta đang chấp nhận những người làm quản lý thị trường, quản lý môi trường, trật tự xây dựng, an toàn thực phẩm... vừa hưởng lương nhà nước, vừa hưởng bổng lộc và nhận hối lộ trong các hang cùng, ngõ hẻm không ai kiểm soát. Tiền thì ông vẫn cứ nhận, nhưng cuộc sống của người dân phải chịu nhiều mối đe doạ do các ngành, cơ quan chức năng của nhà nước không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Hai là, trong sắp xếp tổ chức lại bộ máy, tinh giảm biên chế, có một vấn đề đi kèm rất quan trọng đó là cải cách chế độ tiền lương.Việc cải cách chế độ tiền lương cần nghiên cứu kỹ lưỡng có bước đi phù hợp. Trước mắt, nơi nào không giảm được biẻn chế, mà nhiệm vụ không ảnh hưởng đến các vấn đề quan trọng của xã hội, của đất nước, nên khoán quỹ lương.Mức khoán cho từng cơ quan, đơn vị tối đa chỉ bằng 2/3 quỹ lương năm 2017. Không giảm được người thì giảm tiền. Tự lo của mỗi cơ quan, đơn vị, nhà nước sẽ giảm nhiều gánh nặng và nhiều hệ luỵ tiêu cực. Chúng ta cần chấp nhận trả lương cao. Cần trả lương cho 100 người để thực hiện tốt nhiệm vụ, quản lý tốt tài sản còn hơn trả lương 300 người mà nhiệm vụ kém hiệu quả, tài sản bị thất thoát lớn, không ngăn chặn được suy thoái tham nhũng. Chúng ta không chỉ tư duy là giảm được người trong biên chế là giảm được gánh nặng ngân sách mà  cần phải tư duy sâu hơn. Công thức mà chúng ta lựa chọn là: Trước đây tiền lương thấp, thất thoát lãng phí tiền ngân sách, giá trị tài nguyên đất nước cao. Nay chấp nhận tiền lương cao để giảm mức thấp nhất thất thoát lãng phí.

- Thời gian qua:

Quỹ lương hiện tại (năm) = A

Thất thoát lãng phí hàng năm = B

 - Sắp tới:

Quỹ lương năm tới là C

Thất lãng phí năm tới là D

Chúng ta cần phấn đấu trong những năm tới (C + D) < (A+B) trong đó, C lớn hơn ít nhất gấp 4 lần A.

Thực thi dân chủ để chống “giặc nội xâm”

Vấn đề thực thi dân chủ ở nước ta cũng vẫn là nói một đằng làm một nẻo, nói mà không làm. Hiến pháp nước ta đề cao quyền con người và quyền dân chủ của nhân dân, nhưng trên thực tế mất dân chủ và dân chủ hình thức vẫn phổ biến. Khi nạn tham những phát triển tràn lan, cán bộ, công chức suy thoái nhiều thì nạn mỵ dân, hành dân phát triển;  “giặc nội xâm” đang hoành hành, càn quấy chống phá kéo theo hiện tượng mất dân chủ cũng tăng lên ngày càng nghiêm trọng. Ngay cả các Hội nghị bàn về chủ trương, chính sách, các biện pháp thực hiện nhiệm vụ, chống tiêu cực… phổ biến ở nhiều nơi chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, quản lý được phát biểu. Dân chủ không thực chất cũng là một căn nguyên làm sai lệch bản chất chế độ mà gốc rễ của vấn đề cũng từ sai lầm, sơ hở trong công tác cán bộ mà ra.  Nếu ở đâu, người đứng đầu có tâm, có tầm và liêm chính thì dân chủ ở đó được bảo đảm.

Có hai hình thức quan trọng vừa thực thi dân chủ vừa lựa chọn bố trí cán bộ không nhầm chỗ,  sai chỗ chính là bầu cử và thi cử.  Trong bối cảnh toàn dân cùng Đảng quyết liệt chống tham nhũng, phần lớn người dân mong muốn bầu cử quốc hội hội đồng nhân dân nhiệm kỳ tới sẽ được đổi mới triệt để, để vừa thu hút được người đức tài phục vụ đất nước, vừa đưa cuộc chiến chống giặc nội xâm đi tới thành công.  Nhân dân đòi hỏi Đảng sớm chỉ đạo sửa đổi Luật bầu cử.

Luật bầu cử cần khuyến khích ứng cử tự do và giới thiệu nhân sự của các tổ chức chính trị,  xã hội,  nghề nghiệp, cộng đồng dân cư. Ứng cử viên không phân biệt các thành phần xã hội, trong Đảng hay ngoài Đảng. Không quy định tỷ lệ cơ cấu đảng viên,chỉ qui định tỷ lệ tối thiểu của thành phân tôn giáo,dân tộc.

Về độ tuổi: công dân Việt Nam dưới 70 tuổi có quyền ứng cử. Luật cần quy định ít nhất có 2/3 Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là đại biểu chuyên trách. Hạn chế thấp nhất người lãnh đạo trong các cơ quan Hành pháp, Tư pháp làm đại biểu Quốc hội, để xóa bỏ khuyết tật “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Để tăng cường phát huy dân chủ ở cơ sở, cần có những quy định cụ thể và biện pháp hữu hiệu để thực hiện giám sát và kiểm soát quyền lực. Theo tinh thần dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực, dùng nhân dân để kiểm soát quyền lực,dùng Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội,nghề nghiệp để kiểm soát quyền lực, dùng báo chí và truyền thông xã hội để kiểm soát quyền lực, dùng luật pháp và các quy chế, quy định để kiểm soát quyền lực.

Đảng, Nhà nước cần phải đặt lộ trình bảo đảm  tính minh bạch, công khai trong các hoạt động quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. Có thể trong nhiệm kì tới, tất cả các thông tin cơ bản về cá nhân, tiền, tài sản công tư, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch…đều được công khai trên mạng điện tử. Cơ quan chức năng, người dân có thể truy cập tìm hiểu dễ dàng các vấn đề, sự kiện, nhân vật, số liệu, tư liệu…tạo điều kiện thuận lợi để kiểm soát, giám sát quyền lực, giám sát xã hội.

Trên thực tế hiện nay, ở nhiều xã, phường, cơ quan, đơn vị có tổ chức mặt trận, công đoàn, cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ…nhưng thiếu sức chiến đấu, không có tiếng nói độc lập. Nhiều nơi làm bình phong cho tham nhũng để cùng tham nhũng. Lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ được bảo vệ chặt chẽ. Theo đó, là sự suy thoái, tha hóa, tự chuyển hóa rất nghiêm trọng nhưng chưa có giải pháp để tháo gỡ. Cấp trên cần sâu sát, nắm chắc, đánh giá đúng tình hình ở cơ sở để có các biện pháp hiệu quả. Những nơi cấp ủy Đảng, chính quyền thiếu trong sạch, không còn sức lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ công chức chuyên tâm đục khoét tài sản công, vun vén lợi ích cá nhân, cần phải áp dụng các biện pháp mạnh, như thanh lọc, kỷ luật, cho thôi việc những người thiếu trách nhiệm, tiêu cực, xử lý nghiêm người đứng đầu, điều chuyển sắp xếp lại cán bộ…không để kéo dài sự yếu kém ở các đơn vị cơ sở.

Trong phát huy dân chủ,cần hình thành nét văn hóa mới: Chỉ trích chính quyền trên báo chí và truyền thông xã hội. Những gì pháp luật cấm thì phải thực hiện nghiêm.Những phát ngôn trên báo chí và mạng xã hội,mang tính chỉ trích với động cơ xây dựng nên khuyến khích.Báo chí của ngành,địa phương cần khắc phục sự cản trở và khuyến khích việc lên án,chỉ trích các yếu kém,vi phạm của ngành,địa phương mình.Chúng ta sợ bêu xấu khi làm sai,sẽ không sữa được kịp thời việc làm sai.Chúng ta sợ minh bạch là môi trường dung dưỡng cái xấu cái ác.Khi cán bộ còn hạn chế nhiều mặt,rất cần có sự giám sát và chỉ trích của người dân,để hoàn thiện mình và tránh nguy cơ  vi phạm pháp luật.Lựa chọn văn hóa chỉ trích chính quyền là lựa chọn con đường dân chủ,con đường khôn ngoan của cán bộ lãnh đạo các cấp,vừa kiểm soát được công việc của cấp dưới,vừa giải tỏa được bức xúc cho người dân,cho quần chúng,vừa soi chiếu lại công việc của mình.

 Nguyễn Hòa Văn 

Giám đốc Cổng TTĐT - Hội Nhà báo Việt Nam

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn