Bài 6 - Sửa lỗi hệ thống

Thứ ba, 05/09/2017 14:01 PM - 0 Trả lời

Đường lối đổi mới của Đảng rất đúng đắn và sáng suốt. Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta giành được những thành tựu rất quan trọng. Tuy nhiên, giá như trong quá trình thực hiện, chúng ta ngăn chặn được tệ quan liêu, tham nhũng.

Đường lối đổi mới của Đảng rất đúng đắn và sáng suốt. Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta giành được những thành tựu rất quan trọng. Tuy nhiên, giá như trong quá trình thực hiện, chúng ta ngăn chặn được tệ quan liêu, tham nhũng. [caption id="attachment_181319" align="aligncenter" width="480"]Báo Công luận Vấn đề gì làm được ngay và nên làm ngay phải làm quyết liệt, vấn đề gì chưa làm được ngay cũng phải xác định lộ trình cụ thể, Ảnh: minh họa[/caption] Sửa “lỗi hệ thống” Đường lối đổi mới của Đảng rất đúng đắn và sáng suốt. Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta giành được những thành tựu rất quan trọng. Tuy nhiên, giá như trong quá trình thực hiện, chúng ta ngăn chặn được tệ quan liêu, tham nhũng. Chúng ta sẽ có điều kiện tập trung được nguồn lực đầu tư cho giáo dục con người, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và các lĩnh vực thiết yếu khác, chắc chắn đất nước ta đã có một bước tiến dài. Bước tiến của sự phát triển bền vững trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Về kinh tế chúng ta chưa có bước tiến dài bền vững, về xã hội, nhất là đạo đức con người, nhìn tổng thể dường như chưa có nhiều có tiến bộ mà còn biến thái phức tạp. Điều đáng nói là không ít cán bộ, đảng viên suy thoái, tham nhũng. Có không ít đồng chí trước đây trung thành với mục tiêu lí tưởng, vững vàng, tâm huyết cống hiến giờ đây có biểu hiện buông xuôi hoặc cùng suy thoái, tham nhũng.
Giá như chúng ta xây dựng được một hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế vận hành bảo đảm khoa học, nhất quán, ổn định và thực thi nó một cách hiệu quả, đồng thời sử dụng tốt nguồn vốn vay, tránh bị thất thoát lãng phí.
Nhiều người nói: Trước đây “Cây ngay không sợ chết đứng”, nhưng giờ thì cây ngay có thể chết. Đây là một bước lùi, sự tụt hậu mà chúng ta phải mất vài ba chục năm nữa mới củng cố lại được. x Chống “chạy” là nội dung có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong tình hình hiện nay. Chống được “chạy” sẽ tạo được thuận lợi căn bản và động lực mới cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
Giờ đây chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác là phải chống “Chạy”.
Chống “chạy” đồng nghĩa với chống tha hoá, suy thoái, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến” “tự chuyển hoá” và nhiều tiêu cực khác trong đời sống xã hội; đồng thời giữ gìn vun đắp các giá trị truyền thống, tạo dựng, bảo vệ các giá trị hiện đại, thanh lọc loại trừ các giá trị giả, bảo vệ, tôn vinh, phát huy các giá trị thật và như thế mục tiêu công bằng xã hội sẽ đến gần hơn. Đảng ta đề ra nhiều giải pháp chống suy thoái, tham nhũng, các giải pháp đó vẫn phải được quán triệt và thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, nguyên nhân của “chạy” ngày càng nghiêm trọng, một phần do yếu kém trong quản trị quốc gia, trong đó có việc duy trì quá lâu cơ chế xin cho. Vì vậy, để tạo ra được sự đột phá, tấn công vào thành trì của tệ tham nhũng, lãng phí, “nhóm lợi ích” và chống được tâm lý coi trọng "chạy" trong xã hội hiện nay, cần nghiên cứu đến các giải pháp mang tính đặc biệt. [caption id="attachment_181317" align="aligncenter" width="480"]Báo Công luận Tại hội nghị tiếp xúc cử tri Hải Phòng ngày 26/6/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp không phải chỉ nói bằng miệng mà phải hành động mà hành động đó không phải là chỉ ở Trung ương mà cả ở địa phương, nhất là các cấp chính quyền cơ sở. Ảnh: VGP[/caption] Xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ Trước hết nói về giải pháp chiến lược, chúng ta phải tiến hành sửa “lỗi hệ thống”. Vừa qua, chủ trương xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ là một chủ trương đúng đắn và sáng suốt, nhằm sửa chữa các sai lầm từ thể chế mà lâu nay đang tạo ra nhiều trở ngại, vướng mắc, khó khăn, ngăn cản hoặc làm sai lệch các mục tiêu hành động chung và mục tiêu hành động của các ngành, các cấp. Để thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ cần phải nghiên cứu, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và có bước đi phù hợp. Vấn đề gì làm được ngay và nên làm ngay phải làm quyết liệt, vấn đề gì chưa làm được ngay cũng phải xác định lộ trình cụ thể. Lâu nay chúng ta quản trị đồng tiền không tốt, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho kinh tế xã hội. Chúng ta nói xóa bỏ cơ chế xin cho, nhưng đến nay cơ chế đó vẫn tồn tại. Người có quyền sẽ hưởng lợi của việc xin cho. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho nhiều cán bộ giàu lên bất thường. Và câu chuyện “ngồi mát ăn bát vàng” lại trở thành hiện tượng phổ biến. Tư tưởng giai cấp vô sản dần dần được nhường chỗ cho tư tưởng của giai cấp tư sản trong từng cán bộ cụ thể. Trên thực tế, không ít cán bộ bị chi phối, bị cuốn hút vào quyền lực và tiền bạc. Như vậy, họ không còn tâm huyết với nhiệm vụ, họ quên hoặc xao nhãng với công việc được giao. Họ chỉ biết dùng quyền lực và tiền bạc có được để tiếp tục làm cho nó lớn lên nhằm phục vụ lợi ích riêng của họ mà thôi. Vừa xóa bỏ cơ chế xin cho vừa phải xóa bỏ thực tế “vừa đá bóng vừa thổi còi” “quyền rơm vạ đá”. Thí dụ việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án có sử dụng ngân sách Nhà nước nên quy định chủ đầu tư chỉ là người lập, trình thẩm định và phê duyệt dự án. Chủ đầu tư không có quyền lựa chọn nhà thầu và Ban quản lý dự án. Người thẩm định dự án, không có quyền lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn. Người phê duyệt dự án, chỉ có quyền phê duyệt chủ trương và số lượng kinh phí, không có quyền phê duyệt chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, giám sát là ai. Việc chọn nhà thầu và tư vấn giám sát chỉ được tiến hành sau khi có quyết định phê duyệt dự án và thông qua tổ chức chức đấu thầu bằng một thủ tục đặc biệt, có sự giám sát, phản biện của cơ quan, đơn vị được bàn giao công trình sử dụng. Việc đấu thầu do một tổ chức độc lập, chủ trì. Trong thanh quyết toán, kiểm toán hiện nay có nhiều việc chi thật không được quyết toán, chi không thật lại được quyết toán. Cán bộ, nhân viên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hay doanh nghiệp phải có thói quen quyết toán thật. Đây cũng chính là việc góp phần giáo dục con người có phẩm chất trung thực, không dối trá. Chính việc hợp thức hóa chứng từ, sẽ tạo thêm phức tạp trong quản lý tài chính và quản lý nội bộ. Hiện nay, vì có những chi phí tiêu cực nên không hợp thức hóa chứng từ không quyết toán được. Vậy tại sao không quy định công khai mức thù lao giải quyết thủ tục hành chính cho các công đoạn như nghiên cứu xác lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt,…? Khi không còn tệ nạn hợp thức hóa chứng từ để quyết toán thì hành vi hợp thức hóa này sẽ dễ phát hiện và được quy vào tội tham ô. Lâu nay, do “cả nhà” hợp thức hóa chứng từ để thanh, quyết toán nên các tổ chức có quyền giám sát, kiểm tra tài chính nội bộ nhiều nơi bị vô hiệu hóa. Việc kiểm soát các hoạt động tài chính khó khăn, tạo điều kiện cho tham nhũng. Vấn đề này chúng ta có thể sửa ngay. [caption id="attachment_181318" align="aligncenter" width="480"]Báo Công luận Khi phát hiện cơ quan, đơn vị có vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, cơ quan cấp trên có thẩm quyền phải xác minh ngay diễn biến, nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh, sau đó cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm giám sát, Ảnh minh họa[/caption] Xử lý nghiêm cán bộ suy thoái, tham nhũng Trong lúc còn nhiều “lỗi hệ thống” chưa sửa được, chúng ta cần phát hiện xử lý nghiêm cán bộ suy thoái, tham nhũng, trong bối cảnh sự vận hành của nền kinh tế nước ta đã hình thành các “nhóm lợi ích”. Một số việc quan hệ trên chính trường cũng như trong xã hội còn tạo ra nhiều “ê – kíp”, nhiều “đường dây” có chung lợi ích, việc phát hiện, lên án, đưa ra ánh sáng hành vi vi phạm pháp luật là rất khó khăn. Có nhiều trường hợp được phát hiện, nhưng do nhiều lý do mà không được xử lý kiên quyết và kịp thời, thậm chí còn để “chìm xuồng”. Do vậy, chúng ta cần đặt vấn đề xử lý kịp thời trách nhiệm hành chính đối với người đứng đầu cơ quan đơn vị và người trực tiếp có hành vi vi phạm. Lâu nay chúng ta đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng khi có chuyện cần xử lý người đứng đầu như thế nào để đạt được mục đích, xem ra vẫn còn lúng túng. Nếu chờ có đủ chứng cứ và thực hiện theo quy trình, có khi xử lý một cán bộ mất cả năm. Tại sao không quy trách nhiệm ngay. Tuy việc xử lý con người phải thận trọng, không được để xảy ra oan sai. Nhưng, khi đã đặt vấn đề xử lý trách nhiệm hành chính trước, oan sai dường như rất khó xảy ra. Để xảy ra những bất thường, những tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng, người đứng đầu có thể không liên quan gì với vụ việc vi phạm cụ thể, nhưng xử lý ngay trách nhiệm hành chính đối với họ, không thể nói là họ bị oan.
Có trường hợp chỉ dừng lại xử lý trách nhiệm hành chính, có trường hợp sau xử lý trách nhiệm hành chính sẽ xử lý hình sự, nhưng việc xử lý trách nhiệm hành chính phải làm ngay.
Khi phát hiện cơ quan, đơn vị có vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, cơ quan cấp trên có thẩm quyền phải xác minh ngay diễn biến, nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh, sau đó cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm giám sát. Có thể chất vấn công khai người đứng đầu, người trong cuộc làm cho vụ việc được sáng tỏ, minh bạch, không bị giấu giếm. Tùy theo tính chất vụ việc, mức độ vi phạm mà xử lý ngay trách nhiệm người đứng đầu bằng các hình thức: cách chức, thôi chức, tạm thời đình chỉ công tác, cảnh cáo, khiển trách, buộc khắc phục hậu quả… Để tăng cường lãnh đạo chỉ đạo nhằm thực hiện nghị quyết TW4 khóa XII đạt hiệu quả, vừa qua Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành các quy định về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là những văn bản rất quan trọng nhằm tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, đồng thời góp phần chống chạy chức, chạy quyền đang diễn ra rất phức tạp.

Nguyễn Hòa Văn - Tạp chí Người Làm Báo

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn