Bài 7- Lưu tâm Công tác cán bộ

Thứ tư, 06/09/2017 15:00 PM - 0 Trả lời

Sắp xếp bố trí cán bộ không được bố trí nhầm người, sai người, nhầm chỗ, sai chỗ, nhất là người đứng đầu. “Dụng nhân như dụng mộc” chủ yếu nói về mặt năng lực, đánh giá năng lực cán bộ để sử dụng phù hợp.

Sắp xếp bố trí cán bộ không được bố trí nhầm người, sai người, nhầm chỗ, sai chỗ, nhất là người đứng đầu. “Dụng nhân như dụng mộc” chủ yếu nói về mặt năng lực, đánh giá năng lực cán bộ để sử dụng phù hợp. >>Bài 6 – Sửa lỗi hệ thống [caption id="attachment_181516" align="aligncenter" width="480"]Báo Công luận Cần nghiên cứu và thực hiện ngay các giải pháp tuyển chọn, bổ sung nguồn cán bộ chất lượng, Ảnh minh họa[/caption] Tuyển chọn nhân tài Hiện nay, động cơ mục đích phấn đấu của không ít người là để tiến thân, từng bước được nắm giữ các vị trí có quyền lực. Đây là vấn đề đã được cảnh báo. Nếu bây giờ không có cách khắc phục, tương lai không xa, một số người mang danh cán bộ, công chức, viên chức đều bị coi là những người cơ hội. Muốn củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh, bộ máy nhà nước hoạt động vì dân, cần phải nghiên cứu đề ra và thực hiện ngay các giải pháp tuyển chọn, xây dựng nguồn phát triển Đảng, bổ sung nguồn cán bộ, công chức, viên chức,… Thi tuyển là một hình thức hay, nhưng làm thế nào để có kết quả thực chất, cần phải có quy định cán bộ không được tìm cách đưa người vào biên chế, nếu không đủ tiêu chuẩn, không có nhu cầu.
[caption id="attachment_181515" align="aligncenter" width="480"]Báo Công luận "Dụng nhân như dụng mộc". (Ảnh minh họa)[/caption] Sắp xếp, bố trí cán bộ Sắp xếp bố trí cán bộ không được bố trí nhầm người, sai người, nhầm chỗ, sai chỗ, nhất là người đứng đầu. “Dụng nhân như dụng mộc” chủ yếu nói về mặt năng lực, đánh giá năng lực cán bộ để sử dụng phù hợp.
Người đứng đầu các cấp, là người phải tuyệt đối trung thực, không tham lam quyền lực và tiền bạc, tâm huyết phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
Dân gian có câu “giang sơn có thể đổi nhưng bản tính khó dời”. Cần tìm mọi cách thanh lọc ngay những cán bộ cơ hội, thực dụng, suy thoái, tham nhũng ra khỏi bộ máy nhà nước. Trước hết tập trung đối tượng người đứng đầu các cấp. Nắm vững định hướng khung tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp mà Tổng Bí thư vừa mới ký ban hành để triển khai thực hiện. Cần kết hợp với thực hiện chức trách nhiệm vụ để tiến hành kiểm tra, giám sát qua đó thanh lọc đưa được cán bộ xấu ra khỏi các cơ quan công quyền. Hiện nay, để thực hiện được yêu cầu này là rất khó khăn. Khó khăn là ở chỗ công việc đánh giá cán bộ lâu nay luôn là một việc khó, đồng thời giao việc cho cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát, không khéo lại giao vào tay những cán bộ cơ hội, thực dụng thì không những không thanh lọc làm trong sạch được nội bộ mà còn vấy bẩn thêm chủ trương mà chúng ta muốn thực thi. Để tiến hành việc kiểm tra giám sát nhằm đưa được cán bộ suy thoái ra khỏi bộ máy của hệ thống chính trị, đây là một vấn đề hệ trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có quy định cụ thể về cách làm, chỉ đạo trực tiếp một số ngành, địa phương có nhiều vấn đề nổi cộm có nguyên nhân từ công tác cán bộ. Ngoài ra, nên thành lập tổ chức tư vấn giúp các cấp ủy Đảng, những thành viên trong tổ chức này không bị lệ thuộc, ràng buộc gì đối với Cấp ủy được tư vấn về quyền lợi kinh tế, chính trị. Kết hợp chủ trương thanh lọc cán bộ xấu ra khỏi bộ máy nhà nước, các cơ quan trong hệ thống chính trị, chúng ta cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ cấp cao có thời gian nghiên cứu tình hình, thâm nhập thực tế... để cán bộ thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao bằng chính phẩm chất, năng lực và trách nhiệm của mình. Muốn vậy, phải tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, giảm tối đa thời gian họp và trên đường công tác. [caption id="attachment_181514" align="aligncenter" width="480"]Báo Công luận Trong cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc", Hồ Chủ tịch đã chỉ ra khoảng 50 chứng bệnh của cán bộ lúc bấy giờ. Đồng thời Bác cũng chỉ ra cách xử lý, đó là tự phê bình và phê bình - đây là thang thuốc hay nhất để sửa chữa những chứng bệnh trên. Ảnh: TL[/caption] Tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện cán bộ Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục rèn luyện cán bộ để cán bộ không chạy, không tranh giành quyền chức. Người xưa thường nói “có lương thực ngàn gánh cũng chỉ ăn một ngày ba bữa, có căn nhà lớn mười tầng cũng chỉ ngủ ở một gian, báu vật trăm xe ngựa trong lòng vẫn buồn phiền, quan to lộc hậu cũng là đi làm hàng ngày, vinh hoa phú quý cũng chỉ thoáng qua như mây khói”. Vậy làm sao chúng ta phải cứ tranh giành nhau?
Nhiều nơi nội bộ có biểu hiện mất đoàn kết, đồng chí với nhau mà thiếu sự chân tình, thường oán trách nhau, đố kỵ nhau, thậm chí còn dùng các chiêu trò thủ đoạn để lừa dối nhau, tất cả đều là kết quả của sự tranh giành.
“Suy cho cùng tranh giành cũng để thỏa tâm ích kỷ mà thôi. Nhiều khi tranh giành được quyền và tiền trong tay thì hạnh phúc sẽ mất đi, tranh giành được thanh danh thì niềm vui cũng chả tồn tại, những thứ không thuộc về bản thân mà tranh giành sẽ khiến tâm bất an”. Tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể cần phải tuyên truyền giáo dục để Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không tranh giành, không “chạy”. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực. Đảng cử cán bộ ra, dân bầu cán bộ lên nắm giữ các cương vị để phục vụ dân chứ không phải để cai trị dân, áp bức dân. Chúng ta đứng trong hàng ngũ của Đảng, những người ưu tú tiêu biểu của giai cấp, dân tộc, suy nghĩ, hành động của chúng ta phải theo hướng hy sinh, cống hiến nhiều hơn. Phải biết đồng cảm, chia sẻ những cảnh đời khó khăn, cơ cực. Người dân trong một nước, họ có quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc. Nhưng nhiều vùng người dân vẫn sống một cuộc sống nghèo khổ, và một số nơi sống trong môi trường pháp lý thiếu an toàn do bộ máy suy thoái, một số người đã nghèo còn bị oan. Vậy trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, những người hưởng lương từ tiền thuế của dân cần phải suy nghĩ và hành động thế nào cho đúng lý, cho phải đạo? Lẽ ra chúng ta phải nghĩ đến cuộc sống của người dân để quyết tâm phấn đấu, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đằng này không ít cán bộ lại say sưa với quyền lực, tiền bạc, chạy chọt, tranh giành những thứ mà không tương xứng hoặc ngược với thực tế đóng góp của mình cho xã hội. Cán bộ phải có lòng tự trọng, phải biết xấu hổ để từ chối những hưởng thụ do công sức trí tuệ người khác tạo ra không thuộc về mình. Từ chối nhận những cương vị mà mình không có khả năng đảm nhiệm. Sẵn sàng thôi đảm nhiệm chức vụ khi mình có sai lầm, khuyết điểm…

Theo Nguyễn Hòa Văn/ nguoilambao.vn

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn