Báo chí đang tự tay giết chết niềm tin nơi độc giả?

Thứ năm, 03/08/2017 10:29 AM - 0 Trả lời

Với độ phủ sóng ngày càng rộng rãi, mạng xã hội (MXH) đã và đang là kho thông tin khổng lồ mang lại nhiều lợi ích cho báo chí. Tuy nhiên, chính sự phát triển bùng nổ của MXH cũng gây không ít khó khăn, thách thức và cả sự cạnh tranh đối với vai trò của báo chí chính thống. Cùng tồn tại trong mối quan hệ tương tác qua lại để cùng phát triển là xu hướng không còn bàn cãi của báo điện tử và mạng xã hội trong thời đại số hóa. Tuy nhiên, sự tương tác này đang có xu hướng “mất” hơn là “được” khi gây ra những hệ lụy đáng lo cho nền báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Cảnh báo đặt ra không mới, nhưng cũng chưa hề được giải quyết rốt ráo.

(CLO) Với độ phủ sóng ngày càng rộng rãi, mạng xã hội (MXH) đã và đang là kho thông tin khổng lồ mang lại nhiều lợi ích cho báo chí. Tuy nhiên, chính sự phát triển bùng nổ của MXH cũng gây không ít khó khăn, thách thức và cả sự cạnh tranh đối với vai trò của báo chí chính thống. Cùng tồn tại trong mối quan hệ tương tác qua lại để cùng phát triển là xu hướng không còn bàn cãi của báo điện tử và mạng xã hội trong thời đại số hóa. Tuy nhiên, sự tương tác này đang có xu hướng “mất” hơn là “được” khi gây ra những hệ lụy đáng lo cho nền báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Cảnh báo đặt ra không mới, nhưng cũng chưa hề được giải quyết rốt ráo. Báo điện tử “bắt tay” mạng xã hội Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, Facebook đang làm mưa làm gió, nó đã và đang san phẳng mọi giới hạn về kết nối, về nhu cầu chia sẻ thông tin. Có những tờ báo lớn, uy tín trước kia đã từng ngăn chặn, cấm đoán Facebook thì nay đã sử dụng mạng xã hội như nguồn tin ban đầu, là công cụ tác nghiệp, đồng thời là kênh phát hành thông tin đến đông đảo bạn đọc. Đôi lúc nó còn được sử dụng “thông minh” như một kênh thăm dò, tiếp nhận phản ứng từ dư luận trước khi chính thức được triển khai thành bài viết trên mặt báo. Mạng xã hội thực sự đã trở thành “kho” thông tin vô tận cho báo chí. Hằng ngày, nhiều sự kiện, thông tin, dữ liệu của đời sống được cá nhân cập nhật liên tục trên mạng xã hội đã được nhiều nhà báo nhanh nhạy theo dõi và đón bắt. Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà báo có thể tìm thấy trong hàng triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội không ít những chủ đề nào đó cho bài báo của mình. Với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội góp phần quảng bá thông tin từ báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí. Hàng ngày, những sự kiện, thông tin với hình ảnh, video sinh động của đời sống được các cá nhân cập nhật liên tục trên MXH đã được các nhà báo hiện đại nhanh nhạy theo dõi và đón bắt. Mỗi thành viên trên MXH đều có thể được xem là một “nguồn tin”. Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, quá trình tác nghiệp cẩn trọng, tỉ mỉ, khách quan và chân thật, báo chí sẽ “chính thống hóa” những thông tin trên MXH bằng cách kịp thời cổ vũ, khai thác, mở rộng những thông tin đúng hoặc chấn chỉnh, phê phán những thông tin sai sự thật và kịp thời định hướng dư luận bằng thông tin chính xác. Nhắc đến “công lao” của MXH với báo chí không thể không nhắc đến những vụ việc gây chấn động thời gian qua như sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung; nước ngọt C2, Rồng Đỏ nhiễm chì; Tân Hiệp Phát và “con ruồi” trớ trêu, các vụ việc thực phẩm bẩn liên tục bị vạch trần; chiến dịch chặt hàng nghìn cây xanh ở Hà Nội; du khách bị cướp giật ở Sài Gòn; vụ ném phao thi ở Bắc Giang,... Nói một cách dễ hiểu, tất cả những “tâm bão” trên MXH thời gian qua đều trở thành những đề tài “nóng” được khai thác triệt để mọi ngóc ngách trên báo chí. [caption id="attachment_176278" align="aligncenter" width="480"]Báo Công luận Nguồn: T.L[/caption] Ngược lại, với khả năng liên kết mạnh mẽ, MXH góp phần quảng bá thông tin từ báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí. Một bài báo có những thông tin được công chúng quan tâm, khi cập nhật, lan truyền trên MXH sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với việc được phát hành trên các sạp báo hoặc chỉ lưu lại trên các trang mạng điện tử. Thông qua MXH, báo chí đưa ra các bài viết ấn tượng, tạo ra những cuộc thảo luận, bình luận xung quanh nội dung của bài báo, khuyến khích các “cư dân mạng” cung cấp thêm thông tin,... Điều này tạo ra những “bài báo mở”, có tác dụng phản hồi trở lại với tác giả và cơ quan báo chí. Không ít hệ lụy Tuy có sự tương hỗ lẫn nhau trong quá trình tiếp cận với công chúng, song cũng phải khẳng định một điều: Những thông tin trên MXH không phải là báo chí! Sự tác động qua lại giữa một hình thức chuyển tải thông tin chính thống như báo chí với một loại hình giao tiếp mới mẻ, năng động như MXH có thể kéo theo nhiều hệ lụy cần được nhận thức rõ ràng. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước hiện nay có hơn 100 báo, tạp chí điện tử; gần 200 MXH, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp. Sự tương tác giữa các loại hình thông tin này đang diễn ra vô cùng sôi động. Việc nhà báo khai thác, nắm bắt thông tin để triển khai đề tài từ MXH không phải là việc xấu, thậm chí là cần thiết để phát hiện những vấn đề, phát hiện nhu cầu thông tin của công chúng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, sự cẩn trọng đôi lúc chưa được đề cao khi các nhà báo khai thác thông tin từ MXH làm chất liệu cho bài báo của mình. Nhiều cơ quan báo chí đăng tải những thông tin sai sự thật và thiếu kiểm chứng đã phải chịu “án phạt” của cơ quan quản lý báo chí. Tuy vậy, câu chuyện này không chỉ ít nhiều làm mất niềm tin của công chúng đối với báo chí nói chung mà còn dấy lên mối lo ngại về quy trình tác nghiệp của một số phóng viên trước áp lực tin bài. Những phóng viên này, hàng ngày chỉ cần ngồi tại tòa soạn, lướt qua các trang MXH để nắm bắt thông tin rồi “thêm mắm dặm muối” hoặc chỉ đơn giản là “giật tít” để đáp ứng nhu cầu “tò mò” của công chúng. Thời gian qua, nhiều thông tin trên báo chí được sử dụng từ MXH liên quan đến đời tư của nghệ sỹ, chuyện sử dụng hàng hiệu đắt tiền, tình yêu tay ba, tay tư hay chuyện nghệ sỹ “mạt sát”, hạ bệ nhau,… chính là ví dụ trực quan nhất cho hệ lụy này. Nhìn một cách vĩ mô hơn, hệ lụy lớn nhất chính là báo chí đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của MXH. Báo mạng chạy đua từng giây với Facebook, Twitter; Youtube lấn át truyền hình. Cho đến khi công cụ “phát trực tiếp” trên MXH bùng nổ, báo chí truyền thống dường như bị bỏ lại khá xa. Báo chí không chỉ bị MXH “cướp” mất công chúng mà doanh thu quảng cáo, PR của thị phần báo chí truyền thống cũng bị thu hẹp lại. Đây cũng là một trong những lý do một số tờ báo đôi lúc “đánh mất quyền lực thông tin” của mình là truy đến cùng sự thật chỉ vì mải chạy theo bề nổi của MXH. Cần “người gác cổng tỉnh táo” Khi sự tương tác giữa MXH và báo chí đã là tất yếu thì vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để tận dụng được ưu thế về tính tương tác ấy cũng như hạn chế những mặt tiêu cực của MXH, góp phần đưa MXH phát triển đúng hướng và báo chí cũng tận dụng được điểm mạnh để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Muốn làm được điều này cần thiết phải tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, trang tin điện tử và trang MXH trên internet… Cùng với đó, cần có biện pháp và hành động kiên quyết nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực của internet đối với đời sống xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi sử dụng internet, trang MXH để đăng tải những nội dung xấu, bịa đặt, chống phá chế độ, trái với thuần phong mỹ tục. Đặc biệt, hơn ai hết, chính những người cầm bút cần “tỉnh táo”, nâng cao trách nhiệm, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp. Việc nắm bắt nhu cầu công chúng, sàng lọc, kiểm chứng, xác minh độ tin cậy của thông tin cũng như mở rộng phân tích theo chủ đề là việc làm tối cần thiết đối với mỗi nhà báo. Chính phóng viên là “bộ lọc” đầu tiên và cùng với bộ máy của tòa soạn trở thành “người gác cổng thông tin”. Mỗi nhà báo  cần nhận thức rõ, những gì chúng ta đón nhận mỗi khi mở máy tính, truy cập internet, chia sẻ với cộng đồng mạng chỉ đơn thuần là thông tin mang tính cá nhân mà thôi. Nó có thể là những thông tin hay, chính xác, thông tin có giá trị nhưng cũng có thể là tin rác, tin “vịt”. Báo Công luậnNó có thể là sự nghiêm túc cũng có thể là trò đùa hoặc sự ác ý. Nó có thể là nhìn nhận xã hội và con người một cách sắc sảo, hợp lý nhưng cũng có thể là góc nhìn quy chiếu hẹp, thiển cận. Nó có thể là thông tin “kim cương” hoặc chỉ là những thông tin thất thiệt, thiếu sự kiểm chứng. Không loại trừ, trong số đó có cả bàn tay của những thế lực thù địch muốn lợi dụng phạm vi tác động lớn của mạng xã hội để chống phá sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta. Để từ đó, khi đặt mình trong quy trình tác nghiệp, trong mối quan hệ tương tác giữa mạng xã hội và tờ báo mình phục vụ, cân nhắc kỹ càng khi khai thác hoặc lấy thông tin từ mạng xã hội làm chất liệu cho bài báo của mình. Mỗi nhà báo, cơ quan báo chí phải thực sự tỉnh táo, trở thành “người gác cổng thông tin”; đồng thời tự mỗi người phải nêu cao đạo đức và bản lĩnh người làm báo nhằm gìn giữ và làm trong sạch môi trường hoạt động cũng như đời sống báo chí.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn