Bước tiến lịch sử

Thứ năm, 14/12/2017 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với hơn 3.260 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, Việt Nam đang trên đường trở thành quốc gia mạnh về biển. Và để mạnh về biển, những ngành kinh tế biển như dầu khí, vận tải, du lịch biển, các đội tàu đánh bắt… đã được hỗ trợ, đầu tư và phát triển mạnh mẽ, như một điều kiện cần. Điều kiện đủ, là tài sản, nguồn lợi trong lòng biển luôn được bảo vệ, đa dạng, dồi dào, là nguồn lực cho quốc gia ở cả hiện tại và tương lai.

Người viết đang nhìn nhận vào quyết tâm hiện thực hóa điều kiện đủ ấy của Đảng và Nhà nước, khi một bước tiến mang tính lịch sử vừa được thực hiện: Giao cho ngư dân vùng biển, giao cho nhân dân quyền được quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên và trong vùng biển ấy.

1. Chiều 21/11/2017, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủy sản (sửa đổi), đã đưa mô hình “đồng quản lý” vào luật, tạo khung pháp lý cho ngư dân, cho cộng đồng, để họ cùng Nhà nước có quyền và trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Sau khi Quốc hội thông qua, như một sự đề cao vai trò của ngư dân, cộng đồng, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị Quốc gia về “Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản” tại TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, nơi mô hình “đồng quản lý” đã và đang được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Báo Công luận
Vùng nước có nguồn lợi sò lông ở Thuận Quý được giao cho cộng đồng
quản lý, bảo vệ. 
Chia sẻ cùng các đại biểu, nhà khoa học và cộng đồng ngư dân, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã tái khẳng định: Nguồn lợi thủy sản là nguồn tài nguyên có tái tạo. Muốn khai thác một cách có hiệu quả và để các thế hệ sau còn khai thác, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những giải pháp cấp bách để bảo vệ, phục hồi và tái tạo, có kế hoạch khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý. Và chính trong điều kiện cấp bách ấy, mô hình “đồng quản lý” đã ra đời, giúp phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trên vùng biển họ gắn bó.

“Đồng quản lý”, nói một cách dễ hiểu là Nhà nước chia sẻ quyền và trách nhiệm với tổ chức cộng đồng, để cùng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Việc chia sẻ quyền và trách nhiệm không chỉ được thực hiện bằng miệng, mà cộng đồng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định.

Về bước tiến lịch sử này, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn, Tổng cục Thủy sản bày tỏ: Giờ đây, ngư dân sẽ có đến 6 quyền, nhiều hơn con số 4 quyền nhà nước đang giữ. Lần đầu tiên, người dân sẽ được quyền tổ chức nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thậm chí là phát triển du lịch giải trí và các hoạt động khác gắn với vùng nước, nguồn thủy sản…

Được giao cho vùng biển, cộng đồng ngư dân từ đó tự ban hành quy chế, phương án bảo vệ, quy định mùa vụ, thời gian khai thác, kích cỡ mắt lưới, số lượng, sản lượng cho phép khai thác ở vùng nước mình quản lý. Nói như ông Hùng, thì từ đây, Nhà nước và cộng đồng sẽ cùng làm tất cả, vì một mục tiêu tối thượng: Nguồn lợi thủy sản được bảo vệ, được tái tạo, phát triển một cách bền vững, sinh kế của cộng đồng được tăng lên từng ngày.

2. Đầu tháng 12, ngư dân xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam nôn nao tới ngày đón đoàn công tác Bộ NN-PTNT, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế và báo giới về xem họ đã làm được gì với mô hình “đồng quản lý sò lông” trên quê hương họ.

Báo Công luận

Thứ trưởng Vũ Văn Tám trao đổi với  các chuyên gia và bà con ngư dân

 

Được triển khai từ đầu năm 2015, mô hình hiện đã thu hút sự tham gia của trên 50 hộ gia đình ngư dân, giúp nguồn lợi sò lông được phục hồi, mật độ và kích cỡ tăng nhanh, đạt khoảng 150 con/m2. Thêm nữa, các nguồn lợi quý giá khác như tôm hùm con, cá ngựa, mực… đã xuất hiện trở lại trong vùng nước cộng đồng được giao quản lý, bảo vệ, khiến họ càng thêm hân hoan, tin tưởng. Ở Thuận Quý ba năm qua, hình ảnh những giã cào tung hoành ngang dọc, tận diệt nguồn lợi thủy sản ven bờ đã không còn nữa, thay vào đó là những vùng nước yên bình, những ngư dân chân chất cầm ống nhòm tầm nhìn xa vài hải lý, hướng ra vùng biển quê hương, rồi mỉm cười chờ tới ngày nguồn lợi mình bảo vệ, gìn giữ được phép khai thác.

Điều quý giá nhất mà mô hình đồng quản lý đã xây dựng được, là không thấy tồn tại tâm lý “cát cứ” của ngư dân. Hỏi về nguy cơ “cướp sò”, ngư dân Thuận Quý chỉ cười mà nói, họ không nhận mặt nước, mà nhận quyền khai thác, bảo vệ vùng nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nếu bà con ai ai cũng chấp hành tất cả các quy định về mùa vụ, thời gian, số lượng, sản lượng cho phép khai thác..., thì họ không lo nguồn lợi thủy sản bị tận diệt. Ngay cả ông Lê Trần Nguyên Hùng cũng vững tin: Thực tế, các vùng biển thí điểm là các bãi đẻ, bãi giống, vùng đa dạng sinh thái nhưng bị khai thác cạn kiệt. Nay, khi người dân nhận thức được và thực hiện tốt việc tái tạo, bảo vệ, thay đổi nhận thức, tư duy đánh bắt, thì môi trường tại các vùng biển này sẽ nhanh chóng phục hồi…

Báo Công luận
Hội nghị Quốc gia về Đồng quản lý bản vệ nguồn lợi thủy sản tại TP.
Phan Thiết. 
Nhìn từ Thuận Quý và các mô hình đồng quản lý tại Bến Tre, Thừa Thiên -  Huế…, ngoài giá trị kinh tế, có thể thấy rõ rằng tình cảm, sự gắn kết giữa ngư dân, diêm dân và chính quyền, lực lượng an ninh quốc phòng trên biển có thêm cơ hội để gần gũi, bền chặt. Mối quan hệ này vừa giúp khai thác và bảo vệ hiệu quả nguồn lợi biển, vừa góp phần tạo dựng thế trận lòng dân, giúp đất nước càng thêm mạnh mẽ trong khẳng định chủ quyền, nâng cao khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải Tổ quốc.

Tin rằng, một Việt Nam mạnh về biển trong tương lai sẽ không bao giờ thiếu một dấu mốc lịch sử: 21/11/2017, ngày chúng ta trao và giao cho ngư dân vùng biển.❏

Kiên Giang        

 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn