Chặn bằng giả, níu niềm tin!

Thứ năm, 28/09/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dùng bằng giả, "chạy" bằng cấp từ lâu đã bị xem là “vấn nạn” nhức nhối. Nhưng lạ một điều càng hô hào loại bỏ, “vấn nạn” này lại càng… gia tăng và những “tội phạm” sử dụng bằng giả vẫn nghênh ngang tự đắc với đời. Khi sự dối trá còn đất sống thì niềm tin trở thành cái gì đó quá đỗi xa xỉ.

(NB&CL) Dùng bằng giả, "chạy" bằng cấp từ lâu đã bị xem là “vấn nạn” nhức nhối. Nhưng lạ một điều càng hô hào loại bỏ, “vấn nạn” này lại càng… gia tăng và những “tội phạm” sử dụng bằng giả vẫn nghênh ngang tự đắc với đời. Khi sự dối trá còn đất sống thì niềm tin trở thành cái gì đó quá đỗi xa xỉ.
Trăm năm trước, trong bài “Vịnh Tiến sĩ giấy” cụ Nguyễn Khuyến đã từng viết: “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng/Nét son điểm rõ mặt văn khôi”. Chỉ một “mảnh giấy” mà cũng đủ làm rạng rỡ mặt mày. Vinh thân, phì gia cũng từ mảnh giấy con con ấy mà ra. Còn ngày nay thì sao? 500 phôi bằng cấp các loại, cùng hàng trăm loại giấy tờ, bằng cấp giả của nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trên cả nước là tang vật trong một đường dây làm bằng giả bị Công an Hà Nội phanh phui hồi tháng 5/2017.
18 năm là số năm tồn tại của tấm bằng đại học của bà Nguyễn Thị Nga  - Thẩm phán Tòa án Nhân dân TP. Thái Nguyên. Từ  tháng 9/2017, tấm bằng cử nhân chính quy được cấp cho bà Nga đã bị ông Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội kí quyết định thu hồi vì bà này dùng bằng cấp 3 giả. 10 triệu đồng - Số tiền ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch xã Chu Phan (Mê Linh, Hà Nội) bỏ ra để mua được một tấm bằng cử nhân tại chức loại khá của trường Đại học Lao động - Xã hội. 21 tháng - là số thời gian để ông Nguyễn Xuân Anh học xong tiến sĩ ở Mỹ. Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận: Ông Nguyễn Xuân Anh đã “kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm”. Cụ thể, tấm bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Liệt kê ra như vậy để thấy, lớn như lãnh đạo thành phố trực thuộc trung ương, nhỏ như chức quan “bật mã ôn” ở xã… ai cũng có nhu cầu “làm đẹp” chính mình. Còn gì đẹp hơn vẻ đẹp của tri thức, nhất là khi nó được thể hiện đàng hoàng trong hồ sơ cán bộ. Thử tưởng tượng 500 phôi bằng thu ở Hà Nội mà ra đường trót lọt, như vậy sẽ có 500 cá nhân có hồ sơ đẹp, đủ điều kiện để trèo cao, luồn sâu vào hệ thống các cơ quan, tổ chức, đàng hoàng ngồi làm việc và ban phát công bằng như bà Thẩm phán Nguyễn Thị Nga. Nhưng thành quách nguy nga tráng lệ có nghĩa lý gì khi được xây trên nền dối trá, mục ruỗng?
Nạn dùng bằng giả đã có từ lâu. Nguyên nhân thì có nhiều, có thể nói nó bắt nguồn từ thói dối trá, đạo đức giả của cá nhân có nhu cầu. Chính sự “cẩu thả” của những người trực tiếp xét duyệt hồ sơ, tiếp nhận cán bộ đã tiếp tay cho những kẻ dối trá này. Thậm chí, không loại trừ việc hai đối tượng này cấu kết để phù phép, cộng sinh trong môi trường tha hóa, biến chất. Thói hiếu danh thể hiện qua bằng cấp còn thể hiện một thực trạng đáng buồn của tâm lý xã hội, đó là nặng về chạy bằng cấp hơn là tiếp nhận kiến thức có thật, có ích cho chính mình. Thay vì hao tâm, tổn sức cho nghiên cứu, học hành, chỉ cần bỏ tiền là sẽ có ngay. Không tốn một giọt mồ hôi.
Đương nhiên, đã là thông lệ, bỏ tiền ra mua thì phải thu hồi vốn. Ngoài việc lợi dụng vị trí có được bằng giả để trục lợi thì làm gì còn cách nào khác để thu hồi vốn ấy. Trong khi đó, khi các cơ chế giám sát chưa đủ chặt chẽ và minh bạch thì cơ chế xử lý lại khá nhẹ nhàng. Có một thực tế là những kẻ xảo trá, dùng bằng cấp giả khi bị phát hiện thì hình thức kỷ luật cao nhất cũng chỉ là cách chức, buộc thôi việc. Khi nền tảng đạo đức lung lay thì cần siết chặt các chế tài pháp luật. Con tàu lớn đắm giữa biển khơi có khi chỉ vì một cái đinh tán han rỉ. Nhân dân mất niềm tin vào hệ thống chính trị có khi chỉ vì một vài cá nhân dối trá. Mà mất lòng tin là mất tất cả. Những người chịu trách nhiệm trong hệ thống chính trị, trong các cơ quan hành chính công dứt khoát phải là những người có đủ năng lực, nghiệp vụ và đạo đức. Chúng ta cần những ông tiến sĩ thật chứ không phải thứ đồ chơi của trẻ con mỗi độ Trung thu. Chặn bằng giả vì thế, không chỉ là chuyện cái bằng, mà là câu chuyện níu giữ niềm tin!❏

Hoàng Lan        


Tin khác

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Góc nhìn
“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

(NB&CL) Cách đây chừng 3,4 năm, khi bàn về câu chuyện làm thế nào để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam - mà theo nhiều chuyên gia ví von đó là công cuộc “lót ổ đón đại bàng”.

Góc nhìn
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với  triển khai, thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với triển khai, thi hành pháp luật

(NB&CL) Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, để kịp thời triển khai, bảo đảm hiệu lực thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Góc nhìn