Chiếc “vòng kim cô” nào cho nhà mạng?

Thứ năm, 22/03/2018 05:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ở thời đại mà rất ít người có thể vui sống mà không cần một chiếc điện thoại di động, để liên lạc, kết nối internet... thì các doanh nghiệp viễn thông cũng không quá khó để huy động tiền trong dân với vài ký tự “Khuyến mãi” và bấm “Send all”. Nhiều tiền, nhiều quyền (thông tin) phải chăng là nguồn cơn dẫn tới quá nhiều bất cập trong điều hành, kinh doanh, sử dụng tiền nhà nước… của các nhà mạng (!?). Phải chăng, đã đến lúc phải có một chiếc “vòng kim cô” cho nhà mạng?

1. Vụ MobiFone mua cổ phần AVG sẽ là minh chứng rõ nét nhất về những “bất cập” đã nêu.

Như TTCP đã chỉ ra, thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG ngày 25/12/2015 và thanh toán gần 8.445 tỉ đồng sau 22 ngày là một màn kịch “thổi giá”. Nhà nước mất hàng ngàn tỉ, Thủ tướng Chính phủ bị vượt quyền…

Đặc biệt, ngoài việc làm hại vốn nhà nước hơn 7.000 tỉ đồng, việc MobiFone mua 95% cổ phần AVG không những làm chậm tiến độ cổ phần hóa mà còn làm giảm lợi nhuận hợp nhất của MobiFone, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính trong giai đoạn đang thực hiện cổ phần hóa; làm giảm sức mua của các nhà đầu tư khi bán đấu giá cổ phần, gây hại cho lợi ích nhà nước…

Đầu tháng 3/2018, Ban Bí thư đã họp để nghe Ban Cán sự Đảng TTCP báo cáo kết quả việc thanh tra dự án MobiFone mua cổ phần AVG. Ban Bí thư cho rằng đây là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, TTCP chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra, sớm công bố kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật; Xử lý vụ việc bảo đảm khách quan, chính xác theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật và thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát.

Thủ tướng đã đồng ý với kết luận của TTCP, nên hồ sơ vụ việc được chuyển qua Bộ Công an.

Báo Công luận
 

2. Cũng tại Bộ Công an, đường dây đánh bạc online do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu đang được mổ xẻ. Trong vụ án này, không thể bỏ qua “vai trò nòng cốt” của các nhà mạng.

Cụ thể, cơ quan điều tra đã lần ra số tiền tham gia đánh bạc qua 2 đường chính là cổng thanh toán và các hệ thống đại lý. Trong đó, tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán lên tới 9.583,2 tỷ đồng, riêng tiền từ thẻ cào điện thoại và thẻ game là 9.296 tỷ đồng (chiếm 97%). Theo cơ quan điều tra, Viettel, Vinaphone, MobiFone được hưởng khoảng 1.402 tỉ đồng. Ngoài ra, các trung gian thanh toán VNPT Epay, Ngân Lượng, HOMEDIRECT, NAPAS… cũng dính dáng.

Vậy các nhà mạng có được coi là dịch vụ trung gian thanh toán hợp pháp hay không?

Theo Điều 2, Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành, thanh toán qua thẻ cào không được coi là dịch vụ trung gian thanh toán hợp pháp. Và Luật sư Nguyễn Thanh Bình (nguyên Ủy viên Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam) còn cho rằng: “Nhà mạng có trách nhiệm buộc phải biết mã thẻ cào được nạp vào đâu và nạp bao nhiêu, bởi nhà mạng phát hành thẻ nên sau khi khách hàng nạp thẻ cào thì tiền đó đổ về nhà mạng, sau khi rà soát, đối chiếu công nợ mới thanh toán theo tỷ lệ đã thỏa thuận với đơn vị hợp tác. Nhà mạng biết thẻ cào nạp cho game bài
Rikvip/Tip.club là vi phạm pháp luật mà vẫn chấp nhận thanh toán cho các bên tham gia, thông qua việc nạp thẻ cào rồi quy đổi ra tiền ảo, các đối tượng đánh bạc được tạo điều kiện một cách dễ dàng. Có nghĩa phải xét đến yếu tố đồng phạm với vai trò giúp sức của nhà mạng.”(?)

Đánh bạc qua mạng là phạm pháp; hành vi giao dịch, thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán trung gian mà chủ thể giao dịch biết rõ tiền là do phạm tội mà có... cũng bị xem là dấu hiệu của tội rửa tiền. Nếu vậy, các nguồn thu từ hoạt động phạm pháp có bị thu hồi? Các nhà mạng liên quan tới “nghi án rửa tiền” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

3. Vụ việc MobiFone mua AVG và cùng với Viettel, Vinaphone… thu lợi từ đánh bạc như khỏa lấp phần nào một thông tin chấn động: Vietnamobile đạt mốc “hơn 1 triệu Thánh SIM” (Thánh SIM - sản phẩm ưu đãi lớn về dung lượng 3G). Nhưng rồi, dấu hiệu doanh nghiệp “thả nổi” quản lý bị phanh phui khi Tạp chí Thế giới Vi tính công khai việc Thánh SIM “nguyên seal” của Vietnamobile đã kích hoạt sẵn khi mua. Và đáng kinh ngạc là tên thuê bao của thẻ SIM thuộc về một “người lạ” (?)

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) trước đó đã có văn bản yêu cầu Vietnamobile dừng triển khai “Thánh SIM” vì có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý giá cước viễn thông. Nhưng câu chuyện “Thánh SIM” như đã là minh chứng về cuộc đua “phình to” không đích đến của các nhà mạng nhiều năm qua, vốn là nguồn cơn của hàng loạt vấn nạn như SIM rác, tin rác và lừa đảo trực tuyến…

Mới đây thôi, năm 2017, Viettel, Vinaphone, MobiFone và Vietnamobile đã bị tố “tiếp tay” cho SAM Media Limited gửi tin quảng cáo về các dịch vụ, trò chơi trúng thưởng đến các thuê bao di động, nhưng thực tế là “ăn cắp” tiền khách hàng. Sở TT&TT Hà Nội qua thanh tra đã công bố số tiền mà Sam Media thu về 230 tỷ đồng, trong đó Vinaphone hưởng 53 tỷ, MobiFone 76 tỷ, Viettel 11 tỷ và Vietnammobile 600 triệu đồng. Và đã có gần 100.000 khách hàng bị liếm mồ hôi trên lưng.

Nhà mạng biết điều này, hay cố tình "mũ ni che tai"?

Ở tầm toàn cầu, sau khi công ty tư vấn chính trị Anh bị tố đã sử dụng thông tin từ 50 triệu hồ sơ cá nhân một cách bất hợp pháp, Facebook đã phải đối mặt với nhiều quy định kiểm soát mới từ các chính phủ Mỹ và châu Âu, thậm chí bị yêu cầu ra điều trần trước Quốc hội… Nhiều người Việt mới giật mình, rằng đã không ai trả lời vì sao thông tin cá nhân họ lại được các tổ chức tín dụng, bảo hiểm… sử dụng “đúng và trúng” như vậy trong hàng chục năm qua?

Với quá nhiều bất cập như thế, việc bảo vệ quyền cá nhân, cao hơn là an ninh thông tin quốc gia đối với thông tin khách hàng tại các nhà mạng thực sự cần phải được siết chặt vòng bảo vệ!

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn