Bài 3- " Chạy" tạo nhiều bất công xã hội

Thứ bảy, 02/09/2017 19:46 PM - 0 Trả lời

Yếu tố quyết định danh và lợi của từng người phải do phẩm chất, năng lực, sức khỏe và sự nỗ lực của chính bản thân con người đó tạo nên. Môi trường sống, hoạt động và những tác động khác chỉ là điều kiện ảnh hưởng đến bậc thang giá trị đó mà thôi.

Yếu tố quyết định danh và lợi của từng người phải do phẩm chất, năng lực, sức khỏe và sự nỗ lực của chính bản thân con người đó tạo nên. Môi trường sống, hoạt động và những tác động khác chỉ là điều kiện ảnh hưởng đến bậc thang giá trị đó mà thôi.  >>Không “chạy” không được >>Chống được “chạy” sẽ thành công [caption id="attachment_181043" align="aligncenter" width="450"]Báo Công luận Trong đời sống xã hội nhiều giá trị không tương xứng, bị đảo ngược, bị đổi ngôi hoặc thật giả lẫn lộn, tạo nhiều bất công do hậu quả của việc "chạy". (Tranh: ndiep).[/caption] Trong thực tiễn, nhiều nhu cầu về danh lợi phải “chạy” nên trong đời sống xã hội nhiều giá trị không tương xứng, bị đảo ngược, bị đổi ngôi hoặc thật giả lẫn lộn, tạo nhiều bất công. Giá trị bị đổi ngôi Giá trị bị đổi ngôi ở đây muốn nói đến, có nhiều người học thật, bằng cấp thật, năng lực thật, hy sinh cống hiện thật, tín nhiệm thật nhưng vị trí ngôi thứ trong xã hội có nhiều trường hợp thua kém người học giả, bằng cấp giả, năng lực giả, làm giả, tín nhiệm “giả”. Trong rất nhiều lĩnh vực đang lạm phát giá trị giả và hạ thấp giá trị thật. Hoặc chỉ có giá trị về danh nghĩa, không có giá trị thực tế. [caption id="attachment_181044" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Nạn chạy chỗ, chạy chức, chạy quyền chưa được ngăn chặn khiến bộ máy nhà nước phình ra khó có thể tinh giản biên chế. (Tranh: ndiep)[/caption] Có rất nhiều người có tâm, có tầm, có tài chưa được bố trí vào vị trí tương xứng, thay vào đó lại có nhiều người “hữu danh vô thực”, nên có nhiều trường hợp, người có tâm, có tài lại bị người suy thoái, cơ hội, tham nhũng lãnh đạo. Vì nạn chạy chỗ, chạy chức, chạy quyền chưa ngăn chặn được khiến bộ máy nhà nước cứ phình ra, khó có thể tinh giản biên chế. Do việc “chạy” đã biến tướng nên trong việc tổ chức thi công chức, viên chức, việc tiến hành các thủ tục tuyển dụng nhiều khi được tiến hành một cách hình thức, không thực chất hoặc được thực chất một phần. Nhận xét đánh giá cán bộ, công chức hàng năm chưa đánh giá đúng thực chất. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cơ hội, thực dụng trong các cơ quan, đoàn thể ngày càng gia tăng, tỷ lệ cán bộ tâm huyết cống hiến có xu hướng giảm đi. Đồng thời việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn trong nhiều ngành, cơ quan, đơn vị không phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ được giao. Cùng làm việc một cơ quan, hai con người chỉ giống nhau về tuổi tác và chế độ hưởng thụ, còn nhân cách, năng lực cách xa nhau một trời một vực. Thậm chí có người chẳng làm được việc gì, mà còn góp phần phá hoại bao công sức của tập thể xây dựng. Đây cũng không phải là cá biệt mà nơi đâu cũng có một số cán bộ cơ hội, thực dụng có nhiều hành vi tiêu cực đã góp phần làm lu mờ bản chất ưu việt của chế độ ta. [caption id="attachment_181047" align="aligncenter" width="450"]Báo Công luận Sợ nhất người có bằng cấp giả nắm giữ quyền lực, Ảnh minh họa- (nguồn Dân trí)[/caption] Chúng ta có hàng ngàn Phó Giáo sư, Tiến sỹ, hàng vạn Thạc sỹ, trong đó, có một bộ phận có trình độ không tương xứng, có  trường hợp Tiến sỹ không bằng cử nhân, Tiến sỹ giả nằm trong Hội đồng bảo vệ Tiến sỹ. Hiền tài đất nước- Nguyên khí quốc gia được tạo dựng chưa đầy đủ và thực chất. Nguồn chất xám bị rò rỉ, thất thoát, mai một và nhiều nơi nhân tài không được trọng dụng. Vấn nạn chạy bằng cấp, chạy chức, chạy quyền ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nhiều ngành, lĩnh vực. Cách đây mấy tháng, câu chuyện ở Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc cấp phép ca khúc được phổ biến, đến việc đòi xử lý Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng đưa ra ý kiến phản biện để bảo tồn khu du lịch Sơn Trà đã làm cho công luận nóng lên, đây chỉ là một thí dụ điển hình, buồn cho bản lĩnh và năng lực của cán bộ thời nay. Giá trị bị đổi ngôi còn thể hiện ở sự khen chê, tôn vinh hay hạ thấp trong xã hội. Nhiều sự kiện, nhân vật, việc khen chê không tương xứng, không đúng, chưa khơi dậy nhiều nguồn sức mạnh đang tiềm ẩn trong xã hội nhằm mục đích phục vụ cộng đồng. Không hiếm các trường hợp lẽ ra cần đưa lên báo, đài để tuyên dương, biểu dương, khích lệ lại không được đưa, cũng không hiếm các trường hợp cần đăng trang chủ, cần phát giờ vàng, cần đăng phát ở các phương tiện thiết yếu, cần thông tin sâu đậm, cần sức lan tỏa trong xã hội thì không được nhà báo thực hiện. Rất nhiều sự kiện của ngành, cơ quan, đơn vị muốn lên sóng giờ vàng, muốn phát ở đài quốc gia, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ đạo mời bằng được báo nọ, đài kia, có nghĩa là cũng phải “chạy” mới đáp ứng được yêu cầu. [caption id="attachment_181046" align="aligncenter" width="580"]Báo Công luận Khi báo chí truyền thông có xu hướng “thương mại hóa”. (Tranh: H.É)[/caption] “Chạy” trong lĩnh vực truyền thông càng góp phần làm cho các giá trị bị đổi ngôi. Khen đúng, chê đúng sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện các nhiệm vụ, đến các phong trào của quần chúng. Ngược lại, khen không đúng, chê không đúng sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý, tư tưởng của rất nhiều người trong thực thi các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Thời gian qua, báo chí truyền thông đang có xu hướng “thương mại hóa”, tuy chúng ta đã có nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn nhưng còn kém hiệu quả. Theo đó, việc khen, chê không đúng có xu hướng tăng lên. Người đáng khen, việc đáng khen thì không khen. Người không đáng khen, việc không đáng khen thì lại được đưa lên báo, đài. Có người, có việc báo chí cần lên án, thì không bị lên án hoặc cần lên án mạnh mẽ, thì chỉ lên án vừa phải. Thậm chí gần đây còn xuất hiện nhà báo viết thuê, “đánh thuê”, “đánh hội đồng” đã tác động xấu đến sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thêm tính phức tạp trong cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường, và đôi khi sự việc bị xuyên tạc hoặc không được phản ánh trung thực khách quan. Thực trạng báo chí khen chê không đúng, có phần bị tác động của việc “chạy”. Có thể nói, báo chí không nằm ngoài quy luật của sự tha hóa về quyền lực, sự suy thoái về tư tưởng và đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Một số nhà báo cũng suy thoái, tham nhũng và có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm cho dư luận lo ngại về đạo đức báo chí và niềm tin của công chúng đối với báo chí giảm sút. Có nhiều trường hợp, chủ thể là đối tượng tác nghiệp của nhà báo đều phải rút từ hầu bao của mình để chi cho nhà báo nhằm mục đích đăng hay không đăng hoặc đăng lên rồi gỡ xuống về một sự kiện, vấn đề, nhân vật liên quan đến cơ quan, đơn vị, cá nhân mình. [caption id="attachment_181045" align="aligncenter" width="500"]Báo Công luận Còn không ít trường hợp thua kém người học giả, bằng cấp giả, năng lực giả, làm giả, tín nhiệm “giả”. (Ảnh: baogiaothong.vn)[/caption] Nghịch lý cống hiến và hưởng thụ Bất công thể hiện ngay trong bộ máy công quyền. Có không ít cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” hiệu quả công tác thấp, đôi khi còn gây cản trở, vướng mắc trong cơ quan, nhưng các chế độ đều lĩnh đủ theo chức danh, hàm bậc. Không chỉ thế, bất công thể hiện ngay việc hưởng lợi lộc do tiêu cực trong từng vụ việc “chạy”. Đôi lúc có những trường hợp nhân viên phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, thẩm định tham mưu cho lãnh đạo giải quyết công việc, nhưng "nguồn thu" được nhận có giá trị thấp hơn nhiều so với "phong bì lãnh đạo".. Câu chuyện không làm mà có ăn, cống hiến và hưởng thụ không tương xứng, không thực chất đang là phổ biến ở một số ngành, địa phương, đơn vị. Có nhiều nơi còn làm sai lệch nghiêm trọng mục đích của chính sách, nhất là chính sách đối với người có công. Lâu nay nhiều người cứ nghĩ hưởng thụ chính sách không đúng quy định chỉ là cá biệt. Nhưng qua vụ việc hai lão nông phanh phui ra 2.745 hồ sơ Thương binh giả. Con số này chỉ phát hiện ra ở một địa phương, còn hiện có bao nhiêu trường hợp không phải là thương binh, không phải là gia đình liệt sĩ, không phải là người có công đã và đang được hưởng chế độ? Ngược lại, có bao nhiêu trường hợp cống hiến xương máu cho Tổ quốc giờ đây vẫn chưa được giải quyết chế độ. Chắc chắn không phải là cá biệt và cũng không phải là con số nhỏ. Qua đây mới thấy được tính nguy hiểm của “chạy”. Tuy phần lớn số lượng người hưởng chế độ chính sách vẫn bảo đảm đúng tiêu chuẩn, nhưng không cống hiến mà được hưởng chế độ, không hy sinh mà được tôn vinh, được tri ân… Đây chính là sự bất công xã hội mà chúng ta không thể nào sửa được. Còn nữa, bao nhiêu danh hiệu, thành tích, bao nhiêu giải thưởng của các cuộc thi, bao nhiêu công nhận về phát minh sáng chế,… có nơi “chạy” đã khiến nhiều trường hợp sai lệch thực chất sự cống hiến, thực chất tài năng; có nơi “chạy” ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả, đáng nhất thì hạ xuống nhì, ba và ngược lại. Trong số hàng vạn người được tặng các danh hiệu anh hùng, chiến sĩ thi đua, huân chương các loại,… phần đa là xứng đáng, nhưng cũng không ít các trường hợp không xứng đáng. Người có thành tích xứng đáng có khi vì một lý do nào đó, nhất là có khúc mắc làm mất lòng cấp trên, mà không “chạy”, không hóa giải, phần nhiều là không được đề nghị. Và cũng có nhiều trường hợp rất xứng đáng với thành tích cống hiến, không có khúc mắc gì, nhưng không “chạy” có khi không được công nhận.

Nguyễn Hòa Văn - Tạp chí Người Làm Báo

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn