Bài 1- "Chạy" tiếp sức cho "giặc nội xâm" và thế lực thù địch

Thứ năm, 31/08/2017 10:56 AM - 0 Trả lời

Chạy” đã và đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng, nguy hại đến lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc. “Chạy” đã và đang làm tha hóa quyền lực, rối loạn kỷ cương, xói mòn đạo lý. Tạp chí Người Làm Báo xin giới thiệu loạt bài viết của Đại tá, Nhà báo Nguyễn Hòa Văn về chủ đề “chạy” ở Việt Nam hiện nay.

Chạy” đã và đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng, nguy hại đến lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc. “Chạy” đã và đang làm tha hóa quyền lực, rối loạn kỷ cương, xói mòn đạo lý. Tạp chí Người Làm Báo xin giới thiệu loạt bài viết của Đại tá, Nhà báo Nguyễn Hòa Văn về chủ đề “chạy” ở Việt Nam hiện nay.

[caption id="attachment_180553" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận “Chạy” vẫn đang diễn ra mọi lúc, mọi nơi, Ảnh: Minh họa[/caption]
Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 8 lịch sử. Những hy sinh, cống hiến, những chiến công oanh liệt, những thắng lợi rạng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, những thành quả cách mạng to lớn qua các thời kỳ mà nhân dân ta giành được dưới sự dẫn đường chỉ lối của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại đang hiện về trong ký ức của muôn triệu người dân yêu nước Việt Nam. Càng tự hào với quá khứ, thủy chung son sắt với con đường đúng đắn mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn, chúng ta càng day dứt, càng đau và trăn trở với ngổn ngang bao điều ngang trái của hiện thực cuộc sống. Trong ngổn ngang ấy, một vấn đề có tính đặc trưng của mặt trái đời sống xã hội đó là vấn nạn “chạy”. Với hệ lụy nguy hại của vấn nạn này nhiều nhà báo đã có các tác phẩm báo chí lên án “chạy”. Đặc biệt, cách đây mấy năm cố nhà báo lão thành Hữu Thọ đã có tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này. “Chạy” đã được lên án mạnh mẽ, được cảnh báo từ lâu, nhưng cho đến nay vấn nạn này không những không được ngăn chặn mà còn phát triển ngày càng trầm trọng thêm. Trong lúc cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang ở thời điểm quyết liệt thì “chạy” vẫn cứ diễn ra mọi lúc mọi nơi. Nhận diện "chạy" : “Chạy” đang tiếp sức cho “giặc nội xâm ” và thế lực thù địch “Chạy” nhằm mục đích danh, lợi và tình cảm là một hiện tượng xã hội khách quan, phổ biến đã có lâu đời. Xét cho cùng “chạy” cũng có ý nghĩa tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển, nếu “chạy” không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, “chạy” ở Việt Nam ta đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng, nguy hại đến lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc. “Chạy” đã và đang làm tha hóa quyền lực, rối loạn kỷ cương, xói mòn đạo lý. “Chạy” đã trở thành một hiện tượng phổ biến, là một nét đặc trưng biến thái trong quan hệ xã hội đương thời. "Chạy" đang góp phần phân hoá phân hoá giàu nghèo sâu sắc. “Chạy” đang làm cho người giàu, giàu thêm và nhiều trường hợp người nghèo lại nghèo thêm. “Chạy” cũng tạo ra nhiều bất công, tác động làm khuynh đảo xã hội, lẫn trắng đen lòng người. “Chạy” đang hiện hữu trong trường đua giành lấy quyền lực, sự giàu sang của mỗi cá nhân. Người càng có điều kiện thì kết quả “chạy” càng cao. “Chạy” ở đây đồng nghĩa với sự phá hoại các giá trị tốt đẹp, các nguyên tắc tiến bộ, các thành quả do quá trình biến đổi cách mạng tạo ra. "Chạy" đồng hành với lối sống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, ích kỷ, thấp hèn, tuỳ tiện... “Chạy” đang như là một phương thức mua bán sinh lời của ba yếu tố: Quyền - Tiền - Tình. Từ không có quyền, “chạy” để có quyền. Từ có quyền ít “chạy” để có quyền nhiều. Từ chưa có tiền “chạy” để có tiền. Từ có tiền ít “chạy” để có tiền nhiều. Khi có quyền sẽ đẻ ra tiền và khi có tiền sẽ chuyển hóa thành quyền. Theo đó, tình cảm cũng quyện chặt sâu thêm theo quyền và tiền. Quyền, tiền và tình cảm cứ hoán vị, đảo chiều, đổi ngôi, chuyển hóa lẫn nhau, nó thu hút, chi phối ý chí và hành vi của con người vào vòng xoáy của những thang bậc danh và lợi. “Chạy” ở Việt Nam phần nhiều đều là những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. “Chạy” đang vô hiệu hóa chủ trương, pháp luật về nhiệm vụ phòng chống tham nhũng lãng phí, suy thoái, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã và đang tiếp sức cho cả “giặc nội xâm” và các thế lực thù địch. “Chạy” đồng hành với sự tha hóa đạo đức công vụ Thời gian qua, xảy ra rất nhiều chuyện mà hình ảnh của một số cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước không còn được người dân tin tưởng, tôn trọng như trước đây. Ngoài những con “sâu mọt” đục khoét của công được đưa ra ánh sáng hoặc đang có nhiều nghi vấn tham nhũng, đang hé lộ một bộ phận cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công chức, viên chức trong các cơ quan công quyền có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa, vô cảm, bộc lộ đạo đức công vụ đã xuống cấp nghiêm trọng. “Tự chuyển hóa” của một số cán bộ, đảng viên đang làm cho niềm tin của nhân dân đối với Đảng giảm sút nghiêm trọng.  Đảng ta đã thẳng thắn chỉ rõ thực trạng tham nhũng, lãng phí; cùng sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay. Trong đó, có suy thoái đạo đức công vụ. Thực trạng này là thứ “giặc nội xâm” rất nguy hiểm đến tồn vong chế độ. [caption id="attachment_180552" align="aligncenter" width="576"]Báo Công luận Phòng chống tham nhũng lãng phí, suy thoái, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, Ảnh: TL[/caption] Thực trạng là thế, nhưng tổng kết công tác xây dựng cơ sở Đảng hàng năm, hầu hết đảng viên đều được phân loại 1, 2 (đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ). Chất lượng qua phân loại của một số chi bộ chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng phẩm chất, năng lực của một số cán bộ, đảng viên hiện nay. Một số cán bộ, đảng viên suy thoái, tham nhũng vẫn được chi bộ xếp loại 1 vì thiếu căn cứ. Có nhiều lý do ràng buộc mà chi bộ giảm sức chiến đấu, không thể chỉ ra, không dám chỉ ra, không dại chỉ ra những biểu hiện cụ thể về suy thoái, tham nhũng của đảng viên trong chi bộ. Nếu chỉ ngồi đọc báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết về đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái, thực hiện cải cách hành chính, mà không tiếp nhận được nguồn thông tin về những biểu hiện bất thường của cán bộ, công chức qua các kênh khác nhau hoặc trên mạng xã hội thì làm sao chúng ta có thể tin nổi sự thật về hành vi ứng xử  kiểu ra oai, gàn dở của vị Trung tướng quân đội đã nghỉ hưu khi tham gia giao thông; vị Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân trong lúc đi ăn bún;  kiểu “hành” dân của các cán bộ UBND phường Văn Miếu, quận Đống Đa thực hiện thủ tục cấp giấy chứng tử; kiểu xã hội đen của cán bộ phường 15, quận Tân Bình về vụ bẻ khóa nhà dân bắt gà đông tảo; sự thiếu hiểu biết của nhiều cán bộ xã phê vào lý lịch cá nhân sai qui định;  vụ nữ Bí thư Đảng ủy phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm cùng chồng điều hành đường dây đánh bạc hơn 4 tỷ đồng v.v.. Vụ việc cán bộ của UBND phường Văn Miếu bắt người dân phải đi lại nhiều lần và chờ đợi mới được cấp giấy chứng tử đã khiến  báo chí và dư luận xã hội lên án sự vô cảm của cán bộ UBND phường này, trong đó có nhiều bài báo, nhiều bình luận trên mạng xã hội cho rằng đây chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Tuy nhiên, những người đã có nhiều thời gian trải nghiệm, suy ngẫm, thu nắm được nhiều thông tin về hiện thực nền hành chính công ở nước ta, họ không thể có nhìn nhận lạc quan, đây chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh”. Họ cho rằng, quan hành dân đâu còn là cá biệt. Quan tham lam, suy thoái đạo đức thì khi đang nắm giữ quyền hành giải quyết công việc, khi chưa có ai nhờ vả, chạy chọt họ, quà cáp cho họ thì việc họ gây khó dễ cho người đi xin được giải quyết thủ tục hành chính đã là chuyện thường ngày. Lắng nghe hơi thở cuộc sống, lắng nghe những bàn luận về suy thoái, tham nhũng, về niềm tin của các tầng lớp nhân dân khắp mọi vùng miền của Tổ quốc, nhận diện về những tha hóa trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay, có thể nói “Chạy” đang làm sai lệch căn bản bản chất nền hành chính công, làm tăng tính phức tạp, sự nhạy cảm và ý chí chủ quan trong bộ máy hành chính nhà nước. “Chạy” đang đồng hành tiếp sức cho sự tha hóa đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.

Theo Nguyễn Hòa Văn/ Tạp Chí Người Làm Báo

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn