Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Thứ năm, 13/09/2018 10:39 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Góp mặt tại Diễn đàn mở có chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người” trong khuôn khổ WEF ASEAN 2018, Việt Nam có 3 đại diện doanh nghiệp start-up. Điều này phần nào cho thấy doanh nghiệp (DN) Việt đã bắt đầu tham gia vào guồng quay của phong trào khởi nghiệp đang lan rộng trên toàn thế giới. Tinh thần “Doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” từ WEF ASEAN 2018 đang được coi là những yếu tố rất quan trọng mang lại những cơ hội lớn đối với Việt Nam cũng như khối DN.

1. Tinh thần khởi nghiệp dường như đã trở thành một trong những từ khóa nóng nhất trong những năm trở lại đây của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Tạp chí Echelon, Singapore – một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp Đông Nam Á, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 DN khởi nghiệp, tăng gần gấp đôi so với số liệu cuối năm 2015. Cùng với đó, Việt Nam có khoảng 30 cơ sở ươm tạo và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh – tăng đáng kể so với năm 2016. Hết năm 2017 có khoảng 40 quỹ đầu tư có hoạt động tại Việt Nam, phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài. Số lượng và hoạt động của nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng.

Cũng theo một khảo sát mới nhất về tinh thần khởi nghiệp (AGER 2018), có 89% người Việt Nam được hỏi tin rằng, mình có thể triển khai thực hiện và phát triển ý tưởng kinh doanh riêng so với con số trung bình của thế giới là 52%. Ngoài ra, cũng có đến 78% biết cách gây quỹ cho ý tưởng kinh doanh của mình. Chỉ số này trên thế giới chỉ có 38%. Có thể nói rằng, Việt Nam có tiềm năng khởi nghiệp dồi dào từ một thế hệ trẻ sáng tạo có quyết tâm khởi nghiệp cao, với văn hóa khởi nghiệp và tư duy chấp nhận thất bại ngày càng được cải thiện. Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển khá mạnh mẽ. Điều đó thể hiện ở số lượng và chất lượng ở các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

Phát biểu trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn WEF ASEAN Việt Nam 2018, ông Klaus Schwab - nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Hội nghị cho rằng, việc phát triển kỹ năng cần thiết rất quan trọng. Thế hệ trẻ là những người có khả năng thích ứng với những kỹ năng đó. Chính vì vậy, các DN khởi nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế, bởi đây là động lực của công nghệ mới. “Các bạn trẻ, các bạn thanh thiếu niên hãy nắm bắt lấy những cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (IR4), bởi cuộc cách mạng này mang lại rất nhiều cơ hội” - lãnh đạo WEF nhấn mạnh.

Báo Công luận
Các diễn giả tham gia thảo luận tại Diễn đàn mở “ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người”. 

2. Các chuyên gia tham dự Diễn đàn mở “ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người” trong khuôn khổ của WEF 2018 đồng tình cho rằng, muốn tạo dựng hệ sinh thái thúc đẩy khởi nghiệp, bên cạnh sáng tạo, có nhiều thách thức đặt ra với đội ngũ người trẻ Việt Nam. Dễ nhìn thấy ở Việt Nam hiện nay, xu hướng số hóa hay công cuộc chuyển đổi số đang xuất hiện ở mọi lĩnh vực từ thương mại, tài chính - ngân hàng cho đến y tế, giáo dục, du lịch, vận chuyển… Và điều đáng mừng nhất là Chính phủ hiện đang giữ vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế số thông qua một loạt các cơ chế chính sách và đặc biệt chủ trương này gần đây đã được củng cố thêm bởi Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.


Với những mặt thuận lợi trên, các DN trong nước đang ngày càng chủ động hơn trong việc tiếp cận với xu hướng số hóa. Ở góc độ DN, theo khảo sát mới nhất của Bộ Công Thương về tính sẵn sàng ứng dụng các công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN công nghiệp đã có những “ứng phó” với sự thay đổi của công nghệ. Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp nhằm xây dựng nền sản xuất thông minh được đánh giá là động lực quan trọng của phát triển kinh tế số. Trong đó, các DN ở khối thương mại và dịch vụ được đánh giá có trình độ tiếp cận công nghệ số và tính sẵn sàng cao hơn. DN trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, logistics, du lịch, bảo hiểm đã và đang ứng dụng mạnh công nghệ số trong hiện đại hóa quy trình kinh doanh.

Theo nghiên cứu của WEF trong khuôn khổ “Sáng kiến chuyển đổi số - DTI”, 7 công nghệ đang và sẽ thay đổi nền sản xuất của thế giới bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI); xe tự lái; phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây; công nghệ in 3D; Internet vạn vật và các thiết bị kết nối; rô-bốt; và mạng xã hội. Các công nghệ này hiện đang được các DN nghiên cứu và bắt đầu đưa vào ứng dụng tại Việt Nam. Phát biểu tại diễn đàn, ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ cho biết, chúng ta cùng chứng kiến cả thế giới đang trong xu hướng tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế dựa trên những thành tựu và sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các công nghệ trọng tâm của cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội đối với Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN.

“Việc tiếp cận tầm nhìn chiến lược, xác định cơ hội và thách thức trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư là con đường nhanh và hiệu quả để lựa chọn những định hướng, giải pháp quốc gia, tạo bước phát triển đột phá, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trên thế giới. Ở đó, cũng tạo ra cơ hội cho giới trẻ và cộng đồng ASEAN phát huy năng lực trí tuệ, sáng tạo, để biến thách thức thành thời cơ và chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm, gặt hái thành công trong quá trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, mang đến những thách thức không nhỏ nhưng cũng kèm theo đó là những cơ hội to lớn về công nghệ, việc làm, đa dạng hóa các ngành dịch vụ. WEF 2018 được tổ chức ở Việt Nam được coi là tạo ra một động lực mới, cơ hội mới để các doanh nghiệp trong nước mở rộng giao lưu, học hỏi và tạo đà bứt phá cho mình.

   Phương Nguyên

 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn