Cuộc chiến taxi: Thay đổi hay là chết?

Thứ năm, 06/07/2017 10:50 AM - 0 Trả lời

Bất chấp những tranh cãi về nghĩa vụ đóng thuế, những rào cản từ phía chính quyền các địa phương, Uber và Grab – hai loại hình taxi công nghệ theo mô hình kinh tế chia sẻ - đang đe dọa sẽ xóa sổ các hãng taxi truyền thống lớn như Vinasun và Mai Linh nếu các hãng xe này chậm chân trong cuộc đua công nghệ số...

(NB&CL) Bất chấp những tranh cãi về nghĩa vụ đóng thuế, những rào cản từ phía chính quyền các địa phương, Uber và Grab – hai loại hình taxi công nghệ theo mô hình kinh tế chia sẻ - đang đe dọa sẽ xóa sổ các hãng taxi truyền thống lớn như Vinasun và Mai Linh nếu các hãng xe này chậm chân trong cuộc đua công nghệ số. Cuộc cạnh tranh giữa taxi truyền thống và Grab, Uber đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, rất cần sự vào cuộc kịp thời và công bằng của cơ quan chức năng. “Truyền thống” đang trắc trở Trong tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 mới được Cty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) công bố, hãng taxi này ước tính lợi nhuận trước thuế trong năm nay chỉ bằng 2/3 so với năm 2016. Nhưng đặc biệt hơn, lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ qua hãng taxi này đã dự kiến phần lớn doanh thu của hãng trong năm nay không phải đến từ hoạt động kinh doanh vận tải, mà đến từ hoạt động… thanh lý xe. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động kinh doanh hoạt động vận tải taxi chỉ ước đạt 105 tỷ đồng, còn doanh thu từ hoạt động thanh lý xe sẽ là 151 tỷ đồng. Trong năm 2017, Vinasun dự kiến sẽ bán đi 1.050 xe, trong khi chỉ đầu tư thêm 750 xe mới. Như vậy, số lượng xe của hãng taxi này đến cuối năm 2017 dự tính sẽ chỉ còn xấp xỉ 6.000 xe so với 6.261 xe vào cuối năm 2016. Ông Trương Đình Quý – Phó Tổng giám đốc Vinasun – cho biết sự xuất hiện của các hãng taxi thế hệ mới như Uber và Grab theo mô hình kinh tế chia sẻ đang “tiêu diệt” các hãng taxi truyền thống như Vinasun, đẩy DN taxi trong nước gặp nhiều khó khăn dẫn đến phải thu hẹp số lượng xe, lái xe bỏ việc. Không chỉ Vinasun, Đại hội đồng cổ đông của hãng taxi Mai Linh mới đây cũng đã khẳng định hãng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Uber và Grab. Trong kế hoạch kinh doanh 2017, Mai Linh cũng chỉ đưa ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế khiêm tốn là 35,7 tỷ đồng. [caption id="attachment_171622" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Uber và Grab đang đe dọa sẽ xóa sổ các hãng taxi truyền thống lớn nếu các hãng xe này chậm chân trong cuộc đua công nghệ số.[/caption] Kể từ năm 2014, khi hai hãng cung cấp dịch vụ đặt xe chuyên chở hành khách cá nhân Grab, Uber xuất hiện tại thị trường Việt Nam, một cuộc chiến giữa loại hình taxi, xe ôm truyền thống với hai hãng này đã hình thành một cách âm ỉ và những ngày gần đây đang có dấu hiệu bùng nổ. Dư luận từng xôn xao về vụ một tài xế Grabbike bị xe ôm truyền thống đâm tràn dịch phổi khi đến đón khách ở đường Nguyễn Tri Phương, Tp.HCM vì cho rằng anh này “tranh giành khách”. Gần đây nhất, vào cuối tháng 5, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại sự việc nhóm tài xế Grabbike gây náo loạn ở cổng Bệnh Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương khi đến tìm đánh một tài xế xe ôm truyền thống vì trước đó người này đã đánh một tài xế Grabbike. Từ “cuộc chiến” không chỉ còn trong nghĩa bóng, các tài xế sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” để dành lại thị phần. Lý do của mâu thuẫn này được các doanh nghiệp vận tải truyền thống chỉ ra là do sự xuất hiện của Grab và Uber cùng các quy định bất bình đẳng về thuế và các điều kiện kinh doanh khác đã khiến doanh thu của họ sụt giảm nghiêm trọng. Đơn cử như Vinasun, công ty này cho biết sẽ giảm hơn 50% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2017 từ hoạt động vận chuyển hành khách với lý do chính là sự cạnh tranh khốc liệt từ Grab, Uber khiến lượng khách sụt giảm rõ rệt. Trên thực tế, dù các hãng taxi truyền thống có cố gắng dành sự “thương cảm” từ phía khách hàng hay dùng “nắm đấm” để đòi lại thị phần từ tay các tài xế Uber, Grab thì vẫn không khiến các thượng đế quay lưng với hai ứng dụng được cho là có giá thành rẻ hơn và thanh toán tiện lợi này. Thay đổi hay là chết? Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, giá cước “rất rẻ” của Uber và Grab là một lợi thế ai cũng nhận thấy. Ngoài ra, dịch vụ này còn có một số tiện ích như: Khi đặt xe, khách hàng biết xe đến đón mình đang đi đến đâu; mẹ gọi xe cho con nhỏ có thể theo dõi được hành trình… “Ưu điểm lớn nhất là cho phép khách chấm điểm nên lái xe cạnh tranh nhau để được thưởng, được đón nhiều khách. Không thể nói họ bỏ rơi khách hàng, không quan tâm đến chất lượng” - ông Hùng phản biện. Ông Hùng còn cho rằng, việc các hãng taxi truyền thống thông tin lái xe của họ mất việc, thu nhập thấp cần xem lại. “Lái xe có thể chuyển từ lái taxi truyền thống sang lái xe Uber, Grab chứ chưa chắc họ đã mất việc” - ông Hùng nói. Thực tế, nhiều lái xe Uber, Grab cho hay, họ vốn là tài xế taxi. Khi chuyển sang chạy xe Uber và Grab, thu nhập không thua kém lái xe của hãng, không phải “đua” đón khách tại một điểm tạo ra nguy hiểm, không phải nộp tiền hàng chục triệu để được gắn “tem, mào” của hãng taxi. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, vào giờ bình thường bà đi Uber và Grab từ nhà đến Bộ GTVT hết 40 nghìn đồng, giờ cao điểm hết 60 nghìn đồng. Trước dự cuộc họp này, bà chọn đi taxi truyền thống để không bị Uber và Grab tăng giá giờ cao điểm. “Tôi gọi một chiếc taxi Ba Sao nhưng đợi mãi không thấy xe đón, đành vẫy một xe khác hết 59 nghìn đồng” - bà Hạnh kể và cho biết Tổng cục Thuế đang triển khai thu thuế cả Uber và Grab, tuy nhiên để thu đủ, đề nghị Bộ GTVT, các sở GTVT cung cấp số liệu cho cơ quan thuế. Ông Phạm Minh Sương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mai Linh cho rằng, Uber và Grab tiết giảm chi phí quản lý nhờ ứng dụng công nghệ. Các hãng taxi truyền thống cũng cần áp dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, xem xét lại tất cả quy trình quản lý, chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả khai thác và bắt kịp xu thế thời đại. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh, có sự cạnh tranh bất bình đẳng là do cơ chế đã lỗi thời. Chính sách giá phụ thuộc vào chính sách thuế và phí của Nhà nước. Hiện nay, thuế và phí với taxi truyền thống bất bình đẳng là do cơ chế chứ không phải do Uber, Grab nên phải đổi mới về cơ chế. Mặt hàng nào độc quyền thì Nhà nước phải quy định giá trần, nếu cạnh tranh thực sự thì để chủ động về giá, không ngăn cản, triệt tiêu làm hạn chế sự phát triển cái mới. Đồng tình với quan điểm này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị, các đơn vị vận tải phải thay đổi cách quản lý. “Bài học” Uber và Grab cho thấy chi phí quản lý của doanh nghiệp taxi hiện quá đắt đỏ. Việc bình đẳng về thuế phí cũng rất quan trọng, Nhà nước nghiên cứu tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp. Trong cách ứng xử với các mô hình kinh doanh mới, rất ít quốc gia đưa ra quyết định cấm hay từ chối, mà phải làm sao để người dân được hưởng lợi và doanh nghiệp cần phải thay đổi để thích nghi, hội nhập với quốc tế.

Khánh An


Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM: Dù một số hãng taxi đã áp dụng công nghệ trong vận tải hành khách... nhưng việc cạnh tranh với Uber, Grab, đặc biệt vấn đề giá, giống như “người tí hon đấu với gã khổng lồ”. Ví dụ như vấn đề giá, taxi mỗi lần muốn tăng giá dù vài trăm đồng/km thì làm thủ tục kê khai với các cơ quan chức năng, điều chỉnh đồng hồ tính cước, thực hiện niêm yết giá - một công đoạn khá phức tạp. Trong khi đó, Uber hay Grab tự do quyết định giá, giá có thể lên xuống trong ngày, tự do khuyến mãi... Theo quy định, Uber, Grab phải là đơn vị trực tiếp xây dựng, ký kết và chịu trách nhiệm đối với thỏa thuận hợp tác kinh doanh với đơn vị kinh doanh vận tải và hợp đồng cung cấp dịch vụ kết nối với hành khách tại VN, nhưng thực tế nhiều trường hợp họ ký kết hợp đồng với cá nhân... Do vậy, Nhà nước nên có những chính sách cụ thể trong việc quản lý loại hình taxi công nghệ để loại hình taxi không “chết”.
Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM, nguyên trưởng phòng vận tải Sở GTVT TP.HCM: Nên tôn trọng quy luật chọn lọc và đào thải của thị trường. Hãy để cho thị trường tự điều tiết. Và trong quá trình điều tiết đó, những hệ lụy, phiền phức, mâu thuẫn, xung đột chắc chắn sẽ diễn ra nhưng rồi cũng đến lúc kết thúc. Có cầu thì có cung. Khi cung vượt quá cầu sẽ có khủng hoảng một thời gian rồi mọi thứ lại đâu vào đấy do sự điều tiết của thị trường. Nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay của TP.HCM, áp lực lên hạ tầng giao thông vốn đã rất căng thẳng thì việc Nhà nước sớm có giải pháp can thiệp, điều tiết là điều nên làm. Cần có quy hoạch taxi phát triển tương xứng với nhu cầu xã hội, hạ tầng đô thị, xu hướng phát triển của TP.
Ông Nguyễn Ngọc Giao, Phó phòng Quản lý vận tải Sở GTVT TP.HCM: Lẽ ra Uber chỉ được làm nhiệm vụ cung cấp phần mềm cho đơn vị có chức năng kinh doanh vận tải, sau đó đơn vị này sẽ hợp đồng trực tiếp với khách hàng thì mới đúng quy định pháp luật. Còn hiện nay, hoạt động của Uber không khác gì DN vận tải. Tôi cho rằng sự đòi hỏi của các DN taxi là chính đáng. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các đơn vị kinh doanh đúng quy định. Các đơn vị kinh doanh chưa đúng quy định cần đưa vào khuôn khổ để quản lý cho tốt”.
Luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Công ty luật Phạm Danh: Mặc dù cơ quan nhà nước đã có những quy định cụ thể để quản lý loại hình kinh doanh Uber, Grab nhưng vẫn rất khó để kiểm soát chặt chẽ, như quy định chỉ cho phép loại hình này kết hợp kinh doanh với các hợp tác xã vận tải, không cho hợp tác với cá nhân, tuy nhiên, nếu cá nhân tham gia loại hình này thì cơ quan quản lý vẫn khó để phát hiện, xử lý. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những kiến nghị cũng như hoàn thiện văn bản pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho lái xe, khách hàng và các doanh nghiệp tham gia dịch vụ./.

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn