Cuộc giải cứu những chú “Lợn Hoang” và bài học đắt giá từ đất Thái

Thứ năm, 12/07/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tối 10/7, cả thế giới như vỡ òa khi 13 thành viên đội bóng “Lợn Hoang” ở Thái Lan được an toàn, khi chiến dịch giải cứu trở thành biểu tượng đẹp của yêu thương, của gắn kết và tin tưởng. Người Việt cũng dõi theo từng bước đi của đội cứu hộ, đã khẩn nguyện cho từng sinh mạng trẻ như đó là con, là em, đã bật khóc khi một cựu sĩ quan nằm xuống… Chúng ta cảm phục người Thái, nhưng đã bao giờ chúng ta nghĩ về mình?

1. Các chàng trai của chúng ta đã thực hiện cuộc khám phá hang động Tham Luang vào 23/6 cùng HLV, bị mắc kẹt bên trong hang bởi những trận mưa lớn và được tìm thấy sau đó 9 ngày.

Người Thái không tìm ra 12 cầu thủ trẻ và HLV đội bóng, mà là nhóm thợ lặn người Anh gồm Richard “Rick” Stanton và John Volanthen. Nhưng người Thái đã dẫn đầu hoạt động cứu hộ đa quốc gia ấy bằng sự cầu thị, khoa học và bản lĩnh. 

Ban đầu, giới chức Thái Lan cảnh báo có thể phải mất một thời gian dài để cứu hộ, nhưng khi dự báo thời tiết với mưa lớn đã khiến họ quyết định thực hiện giải cứu ngay, bất chấp rất nhiều nguy hiểm.

 Cùng với người Thái, lực lượng thợ lặn, kỹ sư, nhân viên y tế và quân sự từ khắp nơi trên thế giới đã tới vùng núi hẻo lánh có hang Tham Luang, đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đưa ra chiến lược hoàn hảo để cứu các chàng trai bé nhỏ trong hang động sâu thẳm.

Tổng cộng, 110 nhân viên đặc nhiệm Hải quân SEALs Thái Lan đã được triển khai. Ngoài các tình nguyện viên, nhiều quốc gia đã gửi đội ngũ chuyên gia tới hỗ trợ, gồm: 17 thợ lặn thuộc cảnh sát Úc, 36 nhân viên Quân đội Thái Bình Dương của Mỹ, 6 chuyên gia cứu hộ từ Bắc Kinh… 

Có cả thợ lặn người Israel Rafael Aroush, vị bác sĩ người Úc, Tiến sĩ Richard Harris, người đã hủy bỏ kỳ nghỉ của mình sau khi các thợ lặn Anh yêu cầu sự hiện diện của ông tại hiện trường… Các công ty quốc tế cũng không đứng ngoài cuộc.

Trong suốt chiến dịch, lực lượng cứu hộ đã mất một thành viên, khi cựu Hải quân Thái Lan Sgt. Saman Kunan tử vong do nguồn oxy bị cạn kiệt. Cái chết của người hùng Kunan đã khiến cả thế giới rơi nước mắt, nhưng đã giúp đồng đội anh tránh được sai lầm. Từ đó, đội phải có 2 người cùng hộ tống từng cậu bé ra ngoài, một luôn theo sát đứa trẻ, đảm bảo cả 3 đi đúng hướng…

Người Thái đã dẫn đầu một hoạt động cứu hộ đa quốc gia và làm nên lịch sử.

Báo Công luận
Cộng đồng mạng đã dùng hình chibi dễ thương này để chúc mừng các chàng trai “Lợn Hoang” và tri ân lực lượng cứu hộ. 

2. Mưa lũ và nước dâng cao chính là kẻ thù của các nỗ lực cứu hộ. Một trong những phương án để đưa đám trẻ và HLV ra bên ngoài là để họ tự bơi lặn dưới sự hộ tống. Và trước tiên, lực lượng cứu hộ phải hút bớt nước trong hang ra.

Và ngay sau đó, nông dân ở 3 xã thuộc huyện Mae Sai, tỉnh Chiang Rai chấp nhận cho chính quyền trút nước hút từ hang Tham Luang vào các ruộng lúa vừa mới xuống giống. 128 triệu lít nước đã đổ vào 50 trong tổng số 758 cánh đồng. “Đồng lúa vẫn còn đó, còn kiếm ra tiền được. Chứ 13 mạng người thì sau này kiếm ở đâu ra?”, một người nông dân nói với báo giới.

Qua lời kể của Giám đốc Công ty TNHH Chua Me Đất (đơn vị tổ chức tour thám hiểm Sơn Đoòng) Nguyễn Châu Á có mặt tại khu vực cứu hộ, chúng ta càng ngả mũ kính phục người Thái. Ông đã kể lại cảnh người dân đăng ký làm các nhóm tình nguyện viên, mua thực phẩm, nước ướp lạnh chở vào khu vực cứu hộ để nấu ăn cho lực lượng cứu hộ từ ngày đầu chiến dịch; người mua hàng vào khu vực cứu hộ cũng không phải trả tiền…

Người dân Thái còn cung cấp các suất ăn và nước uống miễn phí cho phóng viên được bố trí trong các lán trại. “Hng ngày họ nấu cho khoảng 3.000 suất ăn (1.000 cho nhân viên cứu hộ khoảng 2.000 phóng viên), làm như vậy liên tục 2 tuần liền. Thực sự cảm phục, ông Nguyễn Châu Á viết. Kế bên khu căng tin, người Thái còn dựng lán để thợ massage miễn phí cho những ai cảm thấy mệt mỏi, hớt tóc và cạo râu miễn phí cho những ai có nhu cầu…

Họ đã “tiếp lửa” cho nỗ lực cứu hộ bằng những yêu thương và tử tế như thế.

3. Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể thấy Hải quân SEALs Thái Lan đã liên tục sử dụng Facebook để đăng tải những tấm ảnh ấm lòng, là những bàn tay đan chặt, là bầy lợn hoang kiên cường…, cùng với đó là nhiều thông điệp: “Chúng tôi, Hải quân Thái Lan cùng với đội thợ lặn quốc tế, sẵn sàng đưa đội bóng về nhà!”; “Hôm nay là ngày 10/7/2018. Ngày này sẽ dài hơn những ngày trước. Nhưng cuối cùng chúng ta sẽ ăn mừng - Hooyah!”; “Chờ thêm bốn “hải cẩu” Thái. Xin hãy gửi sự ủng hộ của bạn tới họ”… Cả thế giới đã dõi theo từng hình ảnh, từng status mà Hải quân Thái Lan đưa ra.

Về người đồng đội ngã xuống, SEALs Thái Lan chỉ khen “một người lính tinh nhuệ và là một vận động viên ba môn phối hợp cừ khôi”; rồi “trách” ông rằng “đã rời bỏ nhiệm vụ khi khắp cả nước đang rất cần một thợ lặn lành nghề như ông...” khiến nhân loại nấc nghẹn.

Cả thế giới. Xin nhấn mạnh là cả thế giới, đã hướng về Thái Lan, về nỗ lực tuyện vời của các quân nhân, lực lượng cứu hộ quốc tế, nghị lực của các em nhỏ… Cả thế giới, những ngày sắp tới sẽ hướng về Tham Luang kỳ vĩ, về những người Thái nhân từ, hồn hậu và kỷ luật.

Người Việt đã bị người Thái bỏ rất xa về công nghiệp, hàng tiêu dùng, hay gần hơn là du lịch. Nhưng Việt Nam có nhiều sự tương đồng với Thái Lan về điều kiện tự nhiên; có hệ thống sông suối, hang động, thậm chí còn phức tạp và hiểm trở hơn nước Thái (cũng là sự quyến rũ với du lịch), thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ, lở đất... 

Chúng ta thật may mắn khi đã chưa gánh chịu một sự cố như ở Tham Luang. Nhưng nếu có, chúng ta có thể tổ chức, dẫn dắt một cuộc giải cứu với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, sự ngay ngắn, trật tự của tình nguyện viên và người dân, để làm nên điều kỳ diệu?

Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng sau phép màu của người Thái, chúng ta, lực lượng cứu hộ cứu nạn, ngành du lịch và mọi người dân có cần sớm lấy đó để soi mình, khi ta đã không tìm ra chàng trai trẻ ở Tà Năng – Phan Dũng, khi đồng bào ta ở Nậm Nhùm, Mường Tè, Sìn Hồ vẫn bị vùi sâu bởi cơn lũ quét?

Và với đa số người Việt, kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn vẫn là con số không đầy hiểm họa.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn