Dư luận Quốc tế quan ngại về tình hình biển đông

Thứ sáu, 03/04/2015 21:48 PM - 0 Trả lời

Dư luận Quốc tế quan ngại về tình hình biển đông

(Congluan.vn) - Trước hành động mang tính khiêu khích của Trung Quốc thông qua việc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam một cách phi pháp, nhiều nước trong khu vực và thế giới đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về tình hình biển đông.

Tại Nhà Trắng, hôm họp báo ngày 7/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki đã lên tiếng rằng hành động của Bắc Kinh di chuyển giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền là "khiêu khích". Ngoài ra "Hành động đơn phương này dường như là một phần trong chuỗi hành xử của Trung Quốc nhằm thúc đẩy yêu sách chủ quyền tại các vùng tranh chấp một cách nguy hại cho hòa bình và ổn định của khu vực".

 
Báo Công luận Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Bà Jen Psaki cho rằng hành động của Trung Quốc mang tính “khiêu khích” gây nguy hại cho hòa bình và ổn định của khu vực.
 

Bà Psaki nói thêm: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về hành vi nguy hiểm và sự sách nhiễu của các tàu thuyền hoạt động trong khu vực này". Theo bà, những sự kiện gần đây cho thấy các bên tuyên bố chủ quyền tại khu vực tranh chấp cần giải thích rõ ràng yêu sách của mình theo đúng luật pháp quốc tế.

Còn Hạ nghị sĩ Mỹ Eliot Engel, thành viên cấp cao Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng thể hiện quan điểm rằng: Trung Quốc đã có những hành động gây hấn không cần thiết.

Trong một bản tuyên bố chung, 6 thượng nghị sĩ Mỹ đồng loạt lên tiếng: những hoạt động gần đây của giàn khoan Trung Quốc được hộ tống bởi tàu chiến và máy bay quân sự ở vùng biển Việt Nam trên biển Đông và các tàu hung hăng đâm vào tàu Việt Nam là “rất đáng quan ngại”.

Đang có chuyến thăm tại Việt Nam hôm 8/5, Ông Daniel Russel, Trợ lý chuyên trách về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã có buổi gặp báo giới ở Hà Nội, đồng thời nhắc lại quan điểm của Mỹ là: Bộ Ngoại giao Mỹ đã có tuyên bố “chính thức” về lập trường của Mỹ nói rằng hành động của Trung Quốc là “khiêu khích và làm tăng căng thẳng”. Việc tranh chấp trên biển, gồm cả Hoàng Sa, phải được giải quyết một cách hòa bình, qua con đường ngoại giao và theo luật pháp quốc tế.

 
Báo Công luận 
Ông Daniel Russel, Trợ lý chuyên trách về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại Giao Mỹ.
 

Gần quan điểm với Mỹ, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga nói tại một cuộc họp báo: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về tình hình căng thẳng lên cao trong khu vực vì việc khai thác bất hợp pháp của Trung Quốc". "Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc không có hành động đơn phương khiến tình hình leo thang và kiềm chế theo đúng luật pháp quốc tế."

Đang dự hội nghị cấp cao tại Trụ sở của NATO (Brussel), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã có bài phát biểu mạnh mẽ về vấn đề này, ông cho rằng: việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh ở biển Hoa Đông và Biển Đông có thể gây ra những căng thẳng mới trong thời hậu chiến tranh lạnh. Ông Abe còn nhấn mạnh: “Chúng tôi không chấp nhận việc dùng vũ lực và áp lực nhằm làm thay đổi hiện trạng của khu vực”.

Ông Andrew Billo, một học giả chuyên nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á thuộc Hội châu Á có trụ sở tại New York chỉ rõ rằng việc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam theo Công ước luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982.

Hành vi gây hấn của Trung Quốc sẽ làm nóng Hội nghị thượng đỉnh ASIAN

Trong 2 ngày 10 và 11/5 tại Myanma, Hội nghị thượng đỉnh ASIAN lần thứ 24 sẽ diễn ra trong bầu không khí nóng bỏng và câu chuyện biển Đông sẽ là vấn đề an ninh khu vực mà các lãnh đạo các quốc gia phải thảo luận.

 
Báo Công luận 
Hình ảnh khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 24 tại Myanma.
 

Theo nhận định ban đầu của nhiều chính khách và quan sát quốc tế cho rằng: việc Trung Quốc ngang ngược đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ là hành động “trái ngược với tinh thần và lời văn DOC”, “hung hăng” và có tính “khiêu khích”.

Không chỉ riêng Việt Nam, mà ngay cả Philippines cũng sẽ đưa vấn đề hành vi gây hấn của Trung Quốc gần đây trên biển Đông để nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh .

Bước đầu, Việt Nam đã chính thức phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS).

Đồng quan điểm với Việt Nam, các nhà ngoại giao các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này cũng cho rằng các hành vi gây hấn của Trung Quốc gần đây là nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở biển Đông, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi “Kiềm chế tối đa”

Liên quan đến việc căng thẳng đang leo thang ở biển Đông sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 một cách phi pháp vào vùng biển Việt Nam và còn đâm vào tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Việt nam phải “kiềm chế tối đa” ở biển Đông.

Ông Ban Ki-moon kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa và giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ thông qua biện pháp hòa bình, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế, AFP dẫn lời người phát ngôn LHQ Farhan Haq ngày 9/5.

Chính Kỳ (tổng hợp)

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn