Đừng để ai phải ân hận vì đã chọn nghề làm thầy

Thứ năm, 02/11/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Nhà giáo nhà nghèo”-cụm từ ấy chẳng biết xuất hiện tự bao giờ- đã chứng minh cho một thực trạng buồn của ngành giáo dục. Vẫn biết thế, nhưng giờ đây câu chuyện cô giáo Trương Thị Lan, sau 37 năm dạy học ở bậc mầm non, nhận quyết định về hưu với mức lương hưu 1,3 triệu đồng dường như càng làm nản lòng những người đã và đang làm nghề giáo viên. Một câu hỏi nhức nhối tiếp tục được đặt ra: Liệu ai còn đủ can đảm để tiếp tục cống hiến cho nghề dạy chữ, dạy người khi sự đãi ngộ còn quá thấp?

Chia sẻ câu chuyện về cô giáo Lan, Hiệu trưởng trường mầm non Lê Duẩn (Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nói: “Cầm quyết định vừa được nhận trên tay mà cô khóc không thành tiếng làm cho cả tập thể giáo viên của nhà trường không biết động viên cô bằng cách nào chỉ có khóc theo.

Chúng tôi nghĩ cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân của cô đã cống hiến như vậy, giờ đây ra về chỉ còn tấm thân già cỗi, bệnh tật cộng thêm hoàn cảnh gia đình lại hết sức khó khăn chồng con ốm đau, bệnh tật. Với mức lương như vậy thì thử hỏi sẽ sống sao đây?”. 

Liên tiếp từ tháng 9/2017 tới nay, hàng loạt thầy cô giáo nghỉ việc đã khiến công luận một lần nữa phải nhắc lại câu chuyện: “Đãi ngộ với nghề giáo viên như thế nào cho xứng đáng?”. 

Báo Công luận
Sự đãi ngộ trong nghề giáo còn quá thấp - Ảnh minh họa 
Hàng loạt các thầy cô như cô Nguyễn Thị Thành, giáo viên môn văn của Trường THPT Mường Lát (Thanh Hóa) xin nghỉ dạy để về làm nghề bốc thuốc; thầy Đoàn Hùng Cường (Quảng Ninh), người 16 năm trong biên chế, xin nghỉ dạy học vì “phải sống trong cảnh nhà trọ ọp ẹp, điều kiện sinh hoạt tạm bợ, thiếu thốn” khiến cho sức khỏe “ngày càng suy sụp”; cô giáo trẻ Kim Anh (Cao Bằng), nghỉ dạy để bán hàng online vì lương không đủ sống… Và chắc chắn là còn nhiều trường hợp khác chưa kịp lên mặt báo, công khai trước công luận. 

Là một nước Á Đông thuần nông nhiều nghìn đời, chúng ta luôn coi nghề dạy học là một nghề cao quý. Thời phong kiến, nhiều người từ bỏ chốn đô hội, quan trường, bỏ chốn xa hoa về quê cũ dạy học, hưởng thái bình, thanh bần lạc đạo. Dạy học không chỉ là dạy trẻ con biết đọc, biết viết, mà còn là ươm những mầm non trở thành những người tử tế.

 Nghề “gõ đầu trẻ” thì được sự trân trọng của xã hội. Nhưng đi cùng nó là bi kịch NGHÈO. Người ta nói nhiều về những tấm gương điển hình làm giàu, vượt khó làm kinh tế. Thế nhưng chưa ở đâu, chưa khi nào ngành giáo dục lại có một tấm gương “làm giàu từ dạy học”.

Mang trọng trách đào tạo ra những con người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, thế nhưng, chưa bao giờ những người làm nghề giáo viên lại thấy “an tâm” về thu nhập của mình.

Cuộc sống luôn tiến tới bình đẳng và dân chủ, nhưng càng hiện đại, hố sâu ngăn cách về thu nhập ngày càng nới rộng ra. Nghề dạy học thì làm giàu bằng cách nào? Có một nghịch lý là nếu những người thợ, làm công việc lao động bình thường có thể tăng ca để cải thiện thu nhập thì trong giáo dục lại bị cấm dạy thêm, kể cả dạy thêm tại nhà. Thậm chí, đây đó còn có chuyện đi rình rập, bắt quả tang dạy thêm, học thêm, coi người thầy khi dạy thêm như kẻ gian cần phải loại bỏ khỏi xã hội.

Cô giáo Trương Thị Lan kể lại: “Cầm quyết định về hưu với mức lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng từ tay nhân viên kế toán, tôi ngã khuỵu xuống nền nhà, nước mắt giàn giụa. Các đồng nghiệp có mặt lúc đó cũng không cầm được nước mắt bèn ôm tôi khóc”.

Những đồng nghiệp với cô Lan khóc vì thương cô là một lẽ, nhưng có lẽ họ cũng khóc cho chính mình khi chỉ ít lâu nữa thôi, chính họ khi về hưu cũng phải khóc như vậy.

Bên hành lang Quốc hội, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói: “tôi rất trăn trở” khi nói về chuyện thu nhập của giáo viên. Thế nhưng chính ông cũng thừa nhận, chuyện lương hưu hay thu nhập của giáo viên là chuyện của ngành bảo hiểm xã hội hay là do các quy định của Bộ Nội vụ về biên chế.

Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, để khuyến khích, động viên các thầy cô gắn bó, cống hiến cho ngành giáo dục, Luật Giáo dục sửa đổi đang được xây dựng và theo kế hoạch tháng 5/2018 sẽ trình ra Quốc hội cho ý kiến và dự kiến tháng 10/2018 sẽ được Quốc hội thông qua.

Nghĩa là sau hàng chục năm thực tế và nhận thức, cái kết câu chuyện thu thập của nhà giáo vẫn còn nằm ở thì tương lai. Xin đừng để ai phải hối hận vì đã chọn nghề giáo. Có nghề cao quý thì tốt, nhưng không một ai muốn cao quý trong đói nghèo.❏

Tử Hưng

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn