Đừng mãi ném đá dò đường!

Thứ năm, 19/07/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chính phủ nhiều nước, giới chủ nhiều tập đoàn kinh tế đã và đang nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý để blockchain phát huy tối đa tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam – nơi được Forbes dự báo có thể trở thành trung tâm blockchain mới của khu vực và trên thế giới, công nghệ blockchain đang nhận được sự quan tâm và thúc đẩy rất lớn, bên cạnh đó là những lo ngại.

1. Nói tới blockchain, chúng ta hay nghĩ tới những đồng coin. “Mọi người thường đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Blockchain là công nghệ tạo ra tiền mã hóa, nhưng bản thân công nghệ này không phải là tiền mã hóa. Công nghệ blockchain có thể được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhà nước rất nên khuyến khích bởi Việt Nam hiện có thị trường blockchain sôi động, là cơ hội để nước ta đi đầu trong lĩnh vực công nghệ blockchain theo định hướng phát triển nền kinh tế tri thức”, ông Quân Lê, người sáng lập - CEO Binkabi nhận định.

Thực tế, blockchain được ứng dụng đầu tiên trong giao dịch tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum. Theo đó mọi dữ liệu được ghi trên một sổ cái chung, tuần tự. Mỗi dữ liệu được ghi thêm phải được sự chấp thuận của mọi điểm tham gia hệ thống, không thể ghi đè, sửa đổi... Đặc biệt nhất, mỗi khối dữ liệu sẽ tồn tại mãi mãi.

Theo ông Đinh Thế Phùng, người sáng lập Crypto Việt Group, công nghệ blockchain gồm hai đặc tính cơ bản là lưu trữ thông tin (blockchain 1.0) và chạy các smart contract -  Hợp đồng thông minh (blockchain 2.0).

Ví như trong một trò chơi, hai người rút ngẫu nhiên 10 quân bài và niêm phong kết quả, ai đoán đúng con số trên quân bài sẽ chiến thắng. Với blockchain, sẽ không cần một người thứ ba làm trọng tài; không lo gian lận… Nếu có phát sinh giao dịch như người thua phải trả một khoản tiền, nền tảng blockchain 2.0 cung cấp tính năng “smart contract”. Chỉ cần đưa hợp đồng lên blockchain, giao dịch sẽ được thực hiện tự động khi có kết quả… mà không cần phải ký kết hay nhờ bên thứ ba làm chứng.

Với các đặc tính lưu trữ thông tin và chạy hợp đồng thông minh, blockchain có thể được ứng dụng trong mọi lĩnh vực, từ khối chính phủ, tổ chức tài chính, ngân hàng, các chuỗi cung ứng, giáo dục, y tế, năng lượng, bình chọn…

Báo Công luận
 

2. Các tập đoàn hàng đầu thế giới như Walmart, Samsung, Facebook, Amazon, IBM,… đã có những bước tiến lớn trong ứng dụng blockchain vào quản trị, sản xuất, kinh doanh. Tại Việt Nam, Viettel, Napas, TMA Solutions… và nhiều ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm đã bắt đầu triển khai các nhóm nghiên cứu hay dự án thử nghiệm. Mới đây nhất, VietinBank, VIB và TPBank đã thử nghiệm chuyển tiền trên blockchain thành công, giúp tăng tính minh bạch, giảm chi phí và rủi ro trong giao dịch tài chính.

Theo thống kê của Infinity Blockchain Lab, hiện tại ở Việt Nam công nghệ Blockchain được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng (40%) và dịch vụ công cộng (30%).

Chia sẻ với báo giới về tiềm năng của blockchain đối với Việt Nam, CEO Vương Quang Long của TomoChain cho biết: “Nhà nước và các doanh nghiệp có thể ứng dụng blockchain vào các lĩnh vực cụ thể như y tế (quản lý hồ sơ bệnh án), quản lý dữ liệu công dân, chuỗi cung ứng sản phẩm, nông nghiệp (truy xuất nguồn gốc), phát hành cổ phiếu, giao dịch chuyển tiền...”

“Hằng năm, doanh nghiệp phải chịu chi phí không nhỏ cho việc kiểm toán nội bộ các dữ liệu của bộ phận kế toán để ngăn chặn việc sổ sách bị sửa đổi trái phép. Đưa các dữ liệu đó lên blockchain, vấn đề sẽ được giải quyết”, ông Đinh Thế Phùng, người sáng lập Crypto Việt Group nói về ứng dụng blockchain trong kế toán, kiểm toán.

Trong nông nghiệp, Khang Nguyễn, CEO dự án sàn giao dịch nông sản, đặc sản, mỹ nghệ truyền thống Newcater chia sẻ: “Một cuộc cách mạng kinh tế địa phương, tìm đầu ra cho nông sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, đặc sản vùng miền… để vừa bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, nghệ thuật, lịch sử… là điều blockchain có thể!”

Báo Công luận
 

3. Theo CEO QRC Group Adam Vaziri, một số quốc gia như Mỹ, Anh, Singapore, Trung Quốc đều thừa nhận sự cần thiết phải có những quy định phù hợp đối với blockchain. Một số nước còn tiến nhanh: Malaysia đang thí điểm các hệ thống thanh toán qua blockchain; Ấn Độ dùng blockchain để quản lý đất đai…

Tại Việt Nam, vai trò của blockchain đã được khẳng định, khi chính Bộ KH&CN đứng ra tổ chức diễn đàn Blockchain 2018 để thảo luận, lắng nghe ý kiến các chuyên gia, khảo sát nhu cầu doanh nghiệp… Bộ cũng tính tới việc hỗ trợ phát triển ứng dụng blockchain thông qua các chương trình KHCN cấp quốc gia; hỗ trợ các startup blockchain thông qua đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”…

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý, nhà làm luật cũng không lạc quan thái quá. Ông Lê Ngọc Giang, người chịu trách nhiệm soạn thảo luật liên quan đến blockchain tại Bộ Tư pháp nhận định: “Blockchain có thể giải quyết nhiều vấn đề trong lĩnh vực kinh tế, nhưng việc ứng dụng trong các ngành nghề ở Việt Nam vẫn còn ở thời điểm ban đầu.”

Theo ông Giang, dù blockchain mang lại nhiều cơ hội nhưng còn cần thêm nhiều người sử dụng, cần phát triển thêm nhiều ứng dụng nữa. Hiện tại, 25% ứng dụng trên nền tảng blockchain phục vụ lĩnh vực tài chính, trong khi ứng dụng ở các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp vẫn còn chậm… Các nhà quản lý cũng nêu ra hàng loạt khó khăn: Làm sao để người nông dân áp dụng công nghệ mới, biết sử dụng chuỗi khối, cài đặt ứng dụng, dùng smartphone để giao dịch ngân hàng với chi phí thấp? Làm thế nào để kiểm soát, ngăn chặn việc startup blochchain lừa đảo?

Nhưng dù con đường đi vào thực tế của blockchain tại Việt Nam vẫn còn trước mắt, nhưng không vì thế mà blockchain mất đi sự kỳ vọng lớn.

Chủ tịch Quỹ đầu tư Regulus David Nguyễn dự báo: Blockchain sắp tới sẽ là cơ hội cho nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam, bởi các thống kê của Bộ KH&CN về nguồn nhân lực (40% dân số dưới 25 tuổi; 26% dân sử dụng smartphone; 40.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm) thực sự hứa hẹn. Mitchell Phạm, đồng sáng lập Smart Links Swiss và LINA.REVIEW cho rằng đây là thời điểm “thú vị” cho việc ứng dụng blockchain vào Việt Nam.

Và trong khi chờ đợi các cơ quan quản lý, các nhà làm luật cân nhắc về khung pháp lý, tính toán nguồn hỗ trợ, nhiều startup blockchain Việt đã tự bơi, tự kêu gọi đầu tư. Một số đã có những bước đi thành công ở thị trường trong nước, tiến sang các nước Lào, Thái Lan…

Một startup trăn trở: Nếu mất quá nhiều thời gian ném đá dò đường, chúng ta sẽ tụt lại!

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn