Hãy để doanh nghiệp tư nhân là đầu máy!

Thứ bảy, 10/10/2015 11:04 AM - 0 Trả lời

Tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, khi Việt Nam bắt đầu cải cách 30 năm trước..

(NBCL) Tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, khi Việt Nam bắt đầu cải cách 30 năm trước, chúng ta thường dùng cụm từ “nền kinh tế nhiều thành phần”, thực chất là kinh tế thị trường, và sau này chúng ta mới chính thức dùng “kinh tế thị trường” trong các văn kiện của Đại hội Đảng. Nhưng tại thời điểm hiện nay, ông nói, kinh tế tư nhân mới chính là từ khóa, là sự thay đổi lớn nhất của tư duy. Sau những tháng ngày “chìm - nổi”, doanh nghiệp tư nhân dần khẳng định được vị thế...

Ông Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, kinh tế tư nhân đang trở thành từ khóa trong các chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế. Nếu ví nền kinh tế đất nước như một con tàu thì kinh tế tư nhân là đầu máy kéo dẫn dắt cả đoàn tàu. Đây cũng là bài học thành công ở nhiều cường quốc trên thế giới, kinh tế tư nhân luôn là động lực, vai trò dẫn dắt sự phát triển toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, để tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh thúc đẩy sự phát triển cả về số lượng và chất lượng doanh nghiệp tư nhân, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng: Việt Nam phải có những DN có quy mô có thể so sánh được với thương hiệu lớn như Sony, Samsung, Hyundai... Nếu không, Việt Nam không thể có vị trí cao trên thị trường thế giới.

[caption id="attachment_51186" align="aligncenter" width="640"]Kinh tế tư nhân luôn là động lực, vai trò dẫn dắt sự phát triển toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế tư nhân luôn là động lực, vai trò dẫn dắt sự phát triển toàn bộ nền kinh tế.[/caption]

Còn nhớ cách đây 5 năm, sau khi có cuộc gặp với Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý về mặt nguyên tắc và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nghiên cứu, đề xuất mô hình Tập đoàn kinh tế tư nhân, trong đó bao gồm cả các hình thức hỗ trợ của Chính phủ, trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, pháp luật, và thủ tục hành chính để ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời, phát triển bền vững, xây dựng được thương hiệu mạnh có sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Nhưng đến thời điểm hiện tại đề xuất về mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân vẫn chưa thành hiện thực.

DN cần cam kết của Chính phủ về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, có một thực tế đáng mừng là các tập đoàn kinh tế tư nhân ở VN vẫn đang tiếp tục hình thành và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Chưa có những khảo sát cụ thể về số lượng cũng như quy mô của các tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam trên quy mô rộng nhưng theo thống kê của Ban tổ chức giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2015, tổng doanh thu của 200 DN có thương hiệu đạt giải Sao Vàng đất Việt là 893.051 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 91.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho 252.089 lao động. Trong đó riêng TOP 10 (phần lớn là các tập đoàn kinh tế tư nhân) đạt doanh thu hơn 231.745 tỷ đồng, nộp ngân sách 26.561 tỷ đồng và tạo việc làm cho trên 65.000 lao động.

Chỉ một lát cắt nhỏ như vậy cũng thấy rằng, cần một cơ chế để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trong đó kinh tế tư nhân là những đầu tầu. Ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân gia đình Việt Nam- cho rằng: Sự phát triển của tập đoàn kinh tế tư nhân không phải nhờ vào một văn bản, một nghị định mà là sự đồng thuận trong môi trường kinh doanh, môi trường chính sách đối với hoạt động đầu tư – kinh doanh. DN cần cam kết của Chính phủ về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. DN có thể tự đi, tự lớn nhưng nếu môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, bình đẳng trong các tiếp cận với các lợi thế kinh doanh, nguồn vốn... thì bài toán hiệu quả kinh tế, tận dụng tối đa các nguồn lực kinh tế sẽ có lời giải tốt.

Hai bộ luật quan trọng là luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2015 là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quá trình tạo động lực và cơ chế cho Doanh nghiệp tư nhân phát triển. Nhưng nếu không có những cơ chế cụ thể hơn cũng như cam kết hành động của Chính phủ, đồng hành của các Bộ, Ban, Ngành và địa phương trong việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, trong đó có việc tạo ra các “đầu tầu” kinh tế tư nhân thì mục tiêu đạt 2 triệu DN vào năm 2020 sẽ là xa vời khi mà đến thời điểm hiện tại, cả nước mới có trên 500.000 doanh nghiệp.❏

Ở góc độ quản lý và hoạch định chính sách, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Trung khẳng định, những năm qua Việt Nam đã đi một bước dài về chính sách. Luật DN năm 1999 có hiệu lực vào năm 2000 được xem là cuộc cách mạng cho đội ngũ DN, tạo ra bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế, đưa số lượng DN từ con số 4.000 DN sau một năm đạt 13.000 DN. Tuy nhiên, Thứ trưởng thừa nhận: “Chúng ta nói nhiều tới đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc... nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để có thể tạo nên sự đột phá đó phải kể đến vai trò và vị thế to lớn của DN tư nhân trong nước và nước ngoài”.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn