Khaisilk và câu chuyện đánh cắp niềm tin

Thứ năm, 26/10/2017 15:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trần tình trên báo chí, ông Hoàng Khải thừa nhận công ty mình đã bán ra sản phẩm “made in China” từ những năm…90. Đây thực sự là một cú tát vào mặt những người yêu sản phẩm thuần Việt. Chắc chắn doanh nghiệp Khaisilk còn phải trả lời nhiều, trả lời cho hết, chứ không phải chỉ một cái cúi đầu xin lỗi là xong.

Báo Công luận
Lụa Khaisilk được gắn mác "made in China". Ảnh: facebook Dangnhuquyynh
.Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng,

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Tình yêu với các sản phẩm thuần Việt là tình yêu hồn nhiên, trong sáng đã có từ hàng nghìn năm nay. Chắc hẳn, khi thành lập thương hiệu Khaisilk, ông Hoàng Khải bắt đầu từ tình yêu hồn nhiên ấy.

Hàng chục năm qua, người ta mặc định thứ tơ lụa mà Khaisilk bán là thứ tơ lụa 100% thuần Việt. Có rất nhiều điều để củng cố niềm tin ấy – vì cửa hàng số 113 to nhất nhì phố Hàng Gai, là con phố hàng trăm năm qua bán tơ lụa truyền thống; vì ông Khải được sinh ra trong một gia đình làm nghề thêu cũng ở chính phố này; vì nhiều chính khách như Thủ tướng Nhật Bản Katayama, Tổng thống Chile Michelle Bachelet, rồi Thủ tướng Úc, Tổng thư ký Liên Hợp quốc…đã lựa chọn sản phẩm của Khaisilk.

Những người mua hàng để dùng chắc hẳn tự hào vì được dùng sản phẩm thuần Việt; còn những người mua để làm quà tặng, nhất là những vị khách ngoại quốc mua hàng của Khaisilk hẳn là suy nghĩ có gửi gắm chút tình yêu hồn Việt, muốn mang theo mình kỉ niệm của đất Việt khi ghé chân thăm mảnh đất này.

Nhiều người đã tôn vinh Khaisilk như một hình mẫu của việc đưa nghề thủ công vượt ra khỏi tầm sản xuất thủ công truyền thống, và thực sự danh tiếng Khaisilk đã vượt ra khỏi phố Hàng Gai từ lâu.
Thế nhưng tình yêu và lòng tin đã trao cho Khaisilk đã hoàn toàn sụp đổ sau khủng hoảng “made in China”.

Báo Công luận
 Dấu vết mác "made in China" bị cắt còn rất rõ.

Sau khi nhận lỗi, ông chủ Hoàng Khải thẳng thắn thừa nhận hiện nay nguồn tơ lụa trong hệ thống của Khaisilk là nhập khẩu 50%. 50% còn lại nhập từ các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam. Ông cũng đề xuất hướng giải quyết là Khaisilk sẽ thu hồi các sản phẩm đã bán ra thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc nếu khách hàng có mong muốn đổi trả và thương hiệu này sẽ bồi thường cho khách hàng.

Chắc hẳn là doanh nhân Hoàng Khải nghĩ chỉ cần nhận lỗi là xong, là những soi mói của công luận sẽ dừng lại. Nhưng sự việc có phải chỉ có thế? Những người mua hàng có muốn mang hàng đi đổi lại không? Những tấm lụa từ phố Hàng Gai đã đi khắp thế giới trong hàng chục năm qua liệu có quay về để mong được đổi lại? Chắc chắn nó sẽ không xảy ra. Không một ai muốn mất thời gian và có thể còn tự chuốc lấy bực tức vào người. Vấn đề không nằm ở giá trị tiền bạc của chiếc khăn mà đây là câu chuyện về danh dự, về đổ vỡ niềm tin. Khi tình yêu bị phản bội thì không gì có thể níu kéo được.

Các cụ ta có câu:

Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

Danh tiếng 30 năm của Khaisilk là một thứ “vàng mười” mà bất kì đơn vị kinh doanh nào cũng thèm muốn và sẵn sàng đổ mồ hôi, trả giá bằng nhiều thứ để có được. Thế nhưng thói tham lam, lừa dối đã đưa Khaisilk đến kết cục ngày hôm nay. Rồi từ đây, người ta sẽ phải nhìn không chỉ lụa là, mà còn là hàng nghìn sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam bằng con mắt nghi ngờ, dò xét. Đấy là những mất mát không gì đánh đổi được. Chắc chắn doanh nghiệp Khaisilk còn phải trả lời nhiều, trả lời cho hết, chứ không phải chỉ một cái cúi đầu xin lỗi là xong.

Tử Hưng


Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn