Khi loài người núp bóng "Thủy thần"

Thứ năm, 26/07/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hàng trăm người đã mất tích và thiệt mạng, hàng vạn người rơi vào cảnh mất nhà cửa, 6 ngôi làng ở Sanamxay chìm trong biển nước sau khi đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào sụp đổ. Thủy thần hay chính con người chúng ta đẩy đồng loại vào giữa dòng nước dữ?

1. Đêm 23/7, con đập dài 770m đã vỡ vì không đủ sức chuyển dòng chảy của 3 con sông sau khi mưa lớn, đã gây ra thảm họa.

Đập nước nói trên đang được xây bởi Công ty Điện Xe Pian-Xe Nam Noy (PNPC, thành lập năm 2012 tại Vientiane). Công ty PNPC hôm 23/7 đã phát cảnh báo về nguy cơ vỡ đập, có thể khiến 5 tỷ mét khối nước tràn xuống sông Xe Pian, chôn vùi các làng mạc đầy dân.

Toàn bộ dự án thủy điện trên có tới ba con đập nằm trên các nhánh của sông Mekong. Bên cạnh đó là hồ chứa nước trên sông Xe Namnoy đủ sức tích trữ hơn một tỷ m3 nước. Với tổng giá trị 1,2 tỷ USD (liên doanh gồm các công ty Hàn Quốc, Thái Lan và Công ty Điện lực Lào), dự án được khởi công năm 2013, dự kiến sẽ hoàn thành vào 2019,  đạt công suất 410MW, trong đó 90% điện sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan.

Ở Lào, việc xây dựng đập thủy điện chủ yếu phục vụ xuất khẩu năng lượng, thường xuyên gây tranh cãi do các tác động tiêu cực tới môi trường, đẩy các cộng đồng dân cư vào cảnh phải thay đổi nơi ở, mất sinh kế… Nước này hiện có 10 đập thủy điện đang hoạt động, hàng chục dự án đang xây dựng và lên kế hoạch xây dựng, để trở thành “nguồn năng lượng điện của Đông Nam Á”. Một số dự án thủy điện của Lào đang gây chia rẽ giữa các nước hạ nguồn Mekong bởi nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái và mạng lưới sông trong khu vực.

Quay lại với sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy. Sự nghiêm trọng của thảm họa này đã được thể hiện vô cùng đau đớn qua những video, hình ảnh của các hãng thông tấn, về cảnh người già, trẻ nhỏ bấu víu nhau, bất lực giữa dòng nước lũ. Những hệ lụy được chính tờ Vientiane Rescue thông tin đầy mất lực: “Vẫn còn quá sớm để biết có bao nhiêu người thiệt mạng”.

Đối với Việt Nam, đập Xepian-Xe Nam Noy chỉ cách cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum) khoảng 160km, nhưng thật may là điểm vỡ nằm trên nhánh sông có hướng nước chảy về phía Campuchia. Tại khu vực ĐBSCL, chúng ta không may mắn như thế.

Báo Công luận
 Vỡ đập thủy điện tại Lào.

2. Thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy nằm trên nhánh sông Mekong – con sông dài hơn 4.800km chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Sông Mekong đã và đang bị các quốc gia thượng nguồn xà xẻo, vắt kiệt.

Gần 10 năm trước, khi các đập nước mọc lên và dự kiến mọc lên trên khắp các khúc sông Mekong, TS Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam đã cảnh báo hàng loạt mối đe dọa tới môi trường, thậm chí là sự tồn vong của nhiều vùng đất hạ nguồn.

Theo đó, ở thượng nguồn Mekong, Trung Quốc từ những năm 1980 đã được quy hoạch 25 bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Lan Thương (120 trạm thủy điện trên các dòng nhánh), rồi cho xây dựng hàng loạt đập thủy điện khổng lồ. Về sau, các nước Lào, Thái Lan, Campuchia cũng đắp đập ngăn nước một cách bất chấp.

Sẽ là thừa thãi nếu nói về Lợi – Hại của các đập nước. Nhưng hiện tại, các quốc gia đã không chỉ giết chết dòng Mekong, mà còn tước đoạt sinh kế, sinh mệnh đồng loại mình.

Trung Quốc, quốc gia đang “kiểm soát” dòng Mekong (xây chuỗi đập, hạn chế chia sẻ thông tin liên tục về hoạt động đập thủy điện…) cũng bị mẹ thiên nhiên trả đòn. Thống kê từ 2010 nói lên tất cả: Chỉ 1 tháng mưa (tháng 7 và 8), nước này có 8 đập vỡ, khiến khoảng 1.100 người chết. Người dân Thái Lan, Lào, Campuchia cũng lâm nghịch cảnh. Còn ở nơi dòng Mekong ra biển, ĐBSCL đang méo mặt với tình trạng biển xâm thực, hạn mặn khôn lường.

TS Richard Cronin (Trung tâm nghiên cứu Stimson - Mỹ) từng cảnh báo một tương lai đen tối: “Cần Thơ, các thành phố khác và thậm chí TP.HCM ngày càng thấp hơn so với mực nước biển. Kể cả không có các đập thủy điện mới ở dòng chính và các nhánh chính sông Mekong thì vùng hạ lưu cũng có thể mất đến một nửa đất vào năm 2040 hoặc 2050…”

Thế giới đã hành động từ 1998, khi một ủy ban về đập có tên “World Commission on Dams” được thành lập, đưa ra các nguyên tắc khi xây dựng đập. Tuy vậy, chưa quốc gia nào nơi dòng Mekong chảy qua nghiêm túc thực hiện, chưa sẵn sàng cho một “dòng sông chung”. “Con sông Mekong có thể quanh co nhưng thái độ hợp tác của các nước ven sông phải rõ ràng, minh bạch vì quyền lợi chung”, TS Richard Cronin nêu quan điểm.

Báo Công luận
 

3. Người Lào vừa phải trả giá đắt bởi việc thực hiện các dự án thủy điện một cách “bất chấp”. Còn tại Việt Nam?

Việt Nam có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Vài năm trở lại đây, chúng đã gặp phải hàng loạt sự cố: Vỡ đập tràn hồ chứa; vỡ đường ống áp lực; vỡ bể áp lực… ở khắp nơi, từ Hà Tĩnh tới Quảng Trị, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk… Đau đớn hơn, có hàng vạn phận người đã bị đẩy vào vật lộn với dòng nước dữ khi các hồ chứa xả nước trong đêm tối.

Không ai phủ nhận ưu điểm của thủy điện (chi phí đầu tư, vận hành thấp…), nhưng rất nhiều người đã “nếm đòn” hoặc nhận thức rõ những hiểm họa từ nó. Thế nên, nếu ngành điện còn “vin” vào các lý do đất nước nghèo, càng cho thấy hướng phát triển thiếu bền vững. Theo TS Trần Bắc Hải (nhà khoa học ở Australia), khoảng 20 năm trước, ý kiến đòi dỡ các con đập còn được coi là kỳ lạ, nhưng giờ đây đã trở thành trào lưu.

Tại Mỹ và Canada, cán cân giữa “lợi” và “hại” của các nhà máy thủy điện dần nghiêng rõ về phía “hại”, khiến người ta thấy cần phải dỡ bỏ các con đập cũ. Từ năm 1990, người Mỹ dỡ bỏ 50-60 đập thủy điện mỗi năm. Tại Pháp, một đạo luật mới còn quy định các công trình ngăn dòng di cư của cá phải hoặc là bị dỡ bỏ, hoặc là phải làm bậc thang nước cho cá vượt qua. Trào lưu trên cũng lan sang Thụy Điển, Nhật Bản…

Quay lại với sông Mekong, trước tình trạng kiểm soát, “trục lợi” dòng nước của các quốc gia thượng nguồn, Việt Nam sẽ im lặng, hay sẽ gấp rút đưa ra một chương trình hành động sát thực tiễn, quy mô toàn cầu, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế?

Và sau những hậu họa từ thượng nguồn Mekong, Việt Nam có dám nhìn thẳng vào thực trạng thủy điện (chất lượng công trình, kinh nghiệm quản lý, vận hành luôn bị đặt dấu hỏi) để xây dựng lộ trình “tạm biệt” các đập nước, quyết tâm gắn bó với điện gió, điện mặt trời?

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn