Khi ngọn lửa đã hừng hực cháy

Thứ sáu, 29/12/2017 13:02 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…”, thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một hình tượng rất sống, rất hay và rất thực tế. Nó thể hiện sự kiên quyết không thể gì lay chuyển của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay. Nó không chỉ nhóm lên ngọn lửa quyết tâm chỉnh đốn Đảng mà còn góp phần giữ ấm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

1. Ngày 8/12, cơ quan điều tra, Bộ Công an quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (Hội đồng thành viên) của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); Nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ông Đinh La Thăng đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Việc bắt và tạm giam ông Đinh La Thăng đã chứng tỏ được câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm thời bình - tham nhũng.

Từ đây, người dân càng tin tưởng hơn về “lò đã nóng”, không chỉ có củi nhỏ, củi to mà thậm chí “củi tươi”, “củi vùng cấm” sắp sửa cũng sẽ phải cháy. Đó là một điều có thể xem là rất hợp lòng dân, bởi điều người dân tin và mong đợi không là các hình thức xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”.

Ngày xưa, các cụ nói: Sát nhất nhân vạn nhân kỵ. Đó là hạ sách. Đây là một nỗi đau xót chẳng thể đặng đừng mà Đảng ta buộc phải xử lý nghiêm khắc, cũng giống như Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và Thiếu tướng Lê Văn Cương bộc bạch: “Việc xử lý một cán bộ cấp cao như ông Đinh La Thăng là một bài học đau xót của Đảng”. Hay như ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương bày tỏ: “Việc ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt giam là một tin không vui đối với tất cả chúng ta. Không vui với tổ chức Đảng, không vui với những cán bộ từng làm việc với ông Thăng, những đồng chí từng sát cánh với ông ấy”. Đó là những chia sẻ, những cảm xúc rất thật về cái giá mà ông Thăng phải trả hôm nay. Bản thân người đánh trống lệnh về cuộc chiến chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chua xót nói: “xử một người đau lòng lắm, nhưng cũng phải kỷ luật thôi, vì nhiều người khác”.

2. Đau lòng mà vẫn phải làm, vì bảo kiếm đã rút ra khỏi vỏ, vì rằng qua những động thái quyết liệt của Đảng ta, người dân cả nước đang tràn trề niềm tin vào quyết tâm chống tham nhũng, về chuyện “lò đã nóng và củi khô, củi tươi đều cháy”.

Trước ông Đinh La Thăng, ngày 6/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đây là sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của cán bộ và nhân dân cả nước. Kỷ luật một Ủy viên trung ương Đảng, một Bí thư Thành ủy trẻ tuổi với mức độ nghiêm khắc nhất, khẳng định một lần nữa quan điểm của Đảng: Không có vùng cấm trong xử lý sai phạm của cán bộ đảng viên, bất kể đó là ai; cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ngày càng thể hiện rõ kết quả với quyết tâm chính trị cao nhất.

Đau lòng mà vẫn phải làm, vì bảo kiếm đã rút ra khỏi vỏ, vì rằng qua những động thái quyết liệt của Đảng ta, người dân cả nước đang tràn trề niềm tin vào quyết tâm chống tham nhũng, về chuyện “lò đã nóng và củi khô, củi tươi đều cháy”.

Quyết định này, cùng với trước đó ngày 2/10, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, do vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc, cũng như hàng loạt quyết định kỷ luật cán bộ cấp cao cả đương nhiệm và hưu trí, các tập thể có sai phạm gần đây - là bài học cảnh tỉnh sâu sắc không chỉ cho tập thể và cá nhân liên quan mà còn để tất cả cán bộ, đảng viên nhìn vào đó mà soi rọi.

Rồi hàng loạt những đại án tham nhũng được phơi bày ra ánh sáng công luận thời gian qua là minh chứng về sự nguy hiểm trong cuộc cấu kết giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Mầm mống của những “liên minh ma quỷ” theo đó mà mọc ra, mà phát tác và lũng đoạn, làm suy yếu nội lực đất nước. Vì vậy, chống tham nhũng không khác gì đứng giữa bầy sói. Khi những “con sói đói khát quyền lực”, “đói khát tiền bạc” lũng đoạn, hoành hành, mà đạo đức chưa đủ thấy, đạo lý chưa đủ răn, liêm sỉ chưa đủ chuyển, thì dứt khoát kim đao phải được dụng thôi. Hợp với nhẽ thường. Đấy cũng là dân chủ và kỷ cương nhất. Không thể làm khác, nếu không muốn thất bại.

Báo Công luận
 

3.  Nếu tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12 đến nay, đã có rất nhiều quan chức nhà nước, quan chức các DNNN, các ngân hàng lần lượt bị khởi tố, bị bắt giam hoặc bị tước hết các chức vụ. Đặc biệt, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng ở nhiệm kỳ này đã “sờ” đến cả ủy viên Bộ Chính trị cùng một số ủy viên trung ương, nguyên ủy viên trung ương. Điều đó cho thấy quyết tâm của Đảng trong công cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm.

Từ kết quả đấu tranh chống tham nhũng vừa qua, chúng ta càng tin tưởng hơn vào quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Rất nhiều lần, Tổng Bí thư tuyên bố: Chống tham nhũng không có vùng cấm. Những vụ việc vừa qua đã chứng minh lời tuyên bố này là có cơ sở. Công cuộc chống tham nhũng được nhân dân đồng tình ủng hộ, tin tưởng thực chất vào sự thành công. Niềm tin đó tiếp thêm sức mạnh cho các cơ quan hữu trách của Đảng và Nhà nước vào cuộc mạnh mẽ, lôi những quan tham từ trong bóng tối ra ánh sáng, dù tại vị hay hưu trí đều bị xử lý tương xứng với mức độ sai phạm. Điều này tiếp tục khẳng định Đảng ta chỉ có một lợi ích duy nhất - đó là lợi ích của nhân dân, đất nước và dân tộc.

Đã qua rồi cái thời kỳ chống tham nhũng chỉ từ cổ trở xuống. Dẫu ai nói ngả nói nghiêng thì người dân vẫn tin và kỳ vọng vào quyết tâm chống tham nhũng, cải tổ làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Chỉ cần làm những điều có lợi cho dân, cho nước, cả xã hội sẽ cùng vào cuộc. Vấn đề còn lại là “Đảng nói phải luôn đi đôi với làm”, không chùn bước, dù có khó khăn, gian nan đến mấy cũng phải làm cho bằng được. Bảo kiếm đã tuốt ra khỏi vỏ, chỉ có một con đường duy nhất là “xông tới chém gian tà, quan tham”.

 

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn