Làm sao thầy thuốc mổ bụng quên dao?

Thứ sáu, 03/04/2015 23:19 PM - 0 Trả lời

Làm sao thầy thuốc mổ bụng quên dao?

Báo Công luận

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến
“tai nạn nghề nghiệp” của người thầy thuốc. Ảnh minh họa.

Liên tiếp trong những ngày gần đây xảy ra nhiều vụ bác sĩ, nhân viên y tế bỏ quên vật dụng sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân.

Một trong những vụ việc đó là một bệnh nhi 7 tuổi ở Hà Nội sau khi nạo VA tại Bệnh viện Việt Pháp 4 ngày đã nôn ra một miếng gạc dính máu.

Trước đó, ngày 24/5/2010, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương- TP Hồ Chí Minh cũng đã phải cấp cứu cho một bệnh nhân ở quận Tân Phú và phát hiện một miếng gạc đã bị “bỏ quên” tại vết mổ trong ổ bụng ở lần phẫu thuật trước.

Hôm 8/6, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ trú tại quận 8, bị để quên ống thông dài hơn 20cm trong lòng niệu quản suốt 2 năm. Trước đó, bệnh nhân này được nội soi tán sỏi tại một bệnh viện khác.

Không phải bây giờ mới có chuyện thầy thuốc bỏ quên băng gạc, thậm chí dao kéo trong cơ thể bệnh nhân. Lý do thì có nhiều, nhưng theo một vài bác sĩ trong nghề thì thường do họ bị căng thẳng, stress hay nhiều việc quá nên… quên. Những vụ việc như trên thường được coi là “tai nạn nghề nghiệp” của các thầy thuốc. Nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng còn có một lý do quan trọng nữa mà không mấy người làm ngành y dám thừa nhận, đó là sự tắc trách.

Đối với bất kỳ nghề nghiệp nào cũng có thể xảy ra những sơ suất. Nhưng lý do dẫn đến sơ suất chỉ có thể thông cảm được khi nó là sự việc không mong muốn và ở ngoài tầm kiểm soát của cá nhân đó.

Đương nhiên là các bác sĩ không ai muốn quên gạc trong bụng bệnh nhân. Nhưng những người thầy thuốc sẽ không dễ bị căng thẳng, bị stress khi họ không phải chạy sô, không “tham” quá nhiều việc.

Mỗi hành động sai của bác sĩ có thể cướp đi một sinh mạng hoặc để lại di chứng suốt đời cho bệnh nhân. Vì vậy, người thầy thuốc luôn cần có tinh thần trách nhiệm cao. Tinh thần trách nhiệm đó cũng chính là một nội dung đã được quy định trong 12 điều y đức.

Minh Vũ

Bạn suy nghĩ gì về việc liên tiếp xảy ra những vụ nhân viên y tế bỏ quên vật dụng sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân?
Theo bạn, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Mời bạn gửi phản hồi cho tòa soạn vào ô thảo luận cuối bài viết (vui lòng điền đầy đủ thông tin và gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu). Trân trọng cảm ơn!

___________________________________________________________________________


Chuyện xưa như trái đất!

Có hàng ngàn lý do để quên, vậy ai cũng có lý do thì bệnh nhân biết trông chờ vào ai. liệu có phải là y đức đang có vấn đề?

Ai cũng có lý do biện minh cho hành đông sai lầm, nhưng đối mắt với mạng người có thể sửa sai được không?
 
Tình trạng này xảy ra đã lâu có thể nói là xưa như trái đất rồi vậy mà cho đến nay vẫn không được khắc phục.

Bảo Chân

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn