Lời giải thành công cho bài toán luân chuyển cán bộ!

Thứ năm, 12/10/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Luân chuyển cán bộ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ nhưng ngoài kết quả đạt được, thời gian qua còn không ít những tồn tại, hạn chế trong hoạt động này, như tình trạng chạy luân chuyển, ưu ái trong luân chuyển hoặc lợi dụng luân chuyển để đưa cán bộ không hợp ê-kíp của mình đi nơi khác. Vì vậy, Quy định về luân chuyển cán bộ vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 7/10 được kỳ vọng sẽ tác động mạnh đến công tác luân chuyển cán bộ, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen.

Ngăn tiêu cực, quan hệ dòng họ, thân quen

Đây là một bước thực hiện nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn; đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen...

Việc thực hiện Quy định này nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cán bộ cấp chiến lược.

Quy định nêu rõ, kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Quy định cũng nhấn mạnh, việc luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị;

Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).

Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.

Báo Công luận
Hội nghị T.Ư  lần thứ 6 khóa 12
Sẽ khắc phục được những hạn chế của công tác cán bộ

Trước đó, tại Hội nghị Cán bộ luân chuyển góp ý kiến vào Dự thảo báo cáo sơ kết về công tác luân chuyển nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra tháng 4/2017, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương - đã nhận định: “Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ qua đạt được nhiều kết quả nhưng cần có phương pháp đánh giá chính xác đối với cán bộ luân chuyển thông qua các tiêu chí rõ ràng, cụ thể”.

Bên cạnh đó, đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng, công tác luân chuyển thời gian tới cần đổi mới về tư duy, cách làm, đánh giá cán bộ bởi thực tế, yêu cầu đặt ra với công tác luân chuyển chưa thực hiện được, hoặc thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả.

Thực tế cho thấy dù đã đạt được nhiều thành quả trong công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhưng vẫn có một số trường hợp luân chuyển mà cán bộ trước đó có những sai phạm. Điển hình như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, mặc dù không nằm trong diện quy hoạch luân chuyển không nằm trong danh sách luân chuyển, điều động cán bộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà được luân chuyển về Hậu Giang giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh theo đề xuất, trao đổi giữa tỉnh Hậu Giang và Bộ Công Thương nhưng đã gây bức xúc dư luận. Hoặc trường hợp khác là Vũ Đình Duy trước khi được luân chuyển đi làm lãnh đạo ở hàng loạt vị trí cũng đã xác định là có sai phạm tại PVtex với số tiền hàng ngàn tỉ.

Trong khi dư luận còn đang nóng về tình trạng bổ nhiệm cán bộ là người thân, người nhà thì quy định lần này nêu rõ: “Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Hay như tình trạng bổ nhiệm cán bộ “thần tốc” sẽ được Quy định lần này thắt chặt hơn với yêu cầu “thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh”.

Báo Công luận
Nguồn: Intenet 
Quy định của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ với mục đích tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn; đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen...

Việc thực hiện Quy định này góp phần bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cán bộ cấp chiến lược.

Quy định nêu rõ: Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Cùng với các yêu cầu trên, Quy định lần này nêu rõ, việc luân chuyển được thực hiện 5 bước, trong đó, có 3 nội dung quan trọng để thống nhất trong tư tưởng và hành động của cả cán bộ được điều động luân chuyển, cơ quan nơi đi và cơ quan nơi đến. (Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển/Lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển/Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển...

Với Quy định mới về công tác luân chuyển cán bộ lần này, chúng ta hy vọng rằng, trong thời gian tới, trong công tác cán bộ sẽ khắc phục được những mặt còn hạn chế, yếu kém. Chúng ta cũng kỳ vọng những bức xúc của nhân dân về những trường hợp cán bộ cụ thể sẽ được lắng xuống bởi sẽ không còn kẽ hở để cho những sự việc tương tự có thể xảy ra. Đây cũng là những cơ hội mới cho những cán bộ trẻ có năng lực thực sự để được đào tạo, rèn luyện và trưởng thành hơn nhằm chuẩn bị nguồn cán bộ dồi dào hơn trong những thời gian tiếp theo.❏

Khánh An 


Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn