Nào ta cùng mơ về những chiếc xe ô tô "thuần Việt"?!

Thứ sáu, 01/12/2017 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi những thanh âm vút ra từ Vinfast yên ắng dần, chúng ta hãy tạm tin rằng, họ đang lặng lại để tập trung chuyên môn, sẽ thiết kế và sản xuất ra những chiếc xe nhiều chất Việt. Và khi, trên báo chí, mạng xã hội, chỉ còn lác đác những tiếng than vãn của các thương hiệu ô tô ngoại, của người dùng, rằng "tan rồi giấc mơ ô tô nhập rẻ", thì cũng là lúc ta nên cùng nhau mơ về những chiếc ô tô "thuần Việt". Vì sao vậy?

Nghị định 116/2017/NĐ-CP đã "suy yếu thành vùng áp thấp"!?

Ngày 17/10/2017, Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Nghị định 116) được ban hành và có hiệu lực tức thì, đã như một cơn bão lớn đổ bộ vào thị trường ô tô Việt, gây nên rất nhiều tranh cãi.

Cụ thể, ngay sau khi Nghị định 116 ra mắt, ngày 25/10, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng, cho rằng: “Hoạt động kinh doanh của các thành viên VAMA sẽ bị ảnh hưởng nặng nề ..."

Báo Công luận
Nghị định 116 được ban hành chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới các DN nhập khẩu ô tô.

Đầu tiên, liên quan đến quy định DN nhập khẩu phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại ô tô nhập khẩu, được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, VAMA cho rằng yêu cầu này "khó", vì loại giấy trên không tồn tại ở nhiều quốc gia, hệ thống tiêu chuẩn và đăng kiểm không giống với hệ thống ở Việt Nam…, nên Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể sẽ không chấp nhận.

Tiếp đó, là quy định DN phải có đường chạy thử dài tối thiểu 800m. Theo VAMA, DN sẽ khó khăn trong việc tìm đất làm đường thử mới hoặc đường thử mở rộng, đồng thời đề nghị Chính phủ chấp nhận phương pháp thử thay thế, dành cho các nhà sản xuất không đủ đất và không hồi tố yêu cầu mới, với các nhà đầu tư, đã hoạt động ở Việt Nam, trước khi NĐ 116 có hiệu lực…

Điều "bất thường" là, trong khi Chủ tịch VAMA than vãn, thì cấp phó của ông là Phó chủ tịch Bùi Kim Kha (đồng thời là Phó TGĐ kinh doanh xe du lịch Thaco) lại ủng hộ hai tay.

Ông Kha phân tích: Xe nhập về Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đang áp dụng tại Việt Nam là cần thiết, DN khi nhập một kiểu loại ô tô nào về phải kiểm tra, đối chiếu với các quy định kỹ thuật hiện hành…; Yêu cầu DN cung cấp “Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài” cũng cần thiết, giúp đảm bảo chất lượng của xe nhập khẩu, hạn chế ô tô kém chất lượng về Việt Nam…

Lấy ví dụ từ chính Thaco, ông Kha nói: "Chúng tôi đang nhập Mazda 2, Mazda BT 50, Kia, Peugeot…, không xảy ra vướng mắc, khó khăn gì, không có tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu. Nghị định 116 có hiệu lực từ ngày 17/10/2017, nhưng đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu được thực hiện theo quy định hiện hành đến hết ngày 31/12/2017, đủ thời gian để doanh nghiệp điều chỉnh!"

Các thành viên VAMA lời qua tiếng lại suốt cả tháng 11, thì tới nay đều đang "nín thở" chờ đợi chờ các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành liền quan. Nghị định 116 dù "suy yếu thành vùng áp thấp", nhưng chưa hẳn là không tiềm ẩn nguy cơ giông tố.

Xin đừng mãi hô hào "vì người tiêu dùng Việt"

Chuyện các DN phản ứng trước một chính sách được cho là sẽ tạo môi trường sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu bình đẳng, khuyến khích DN đầu tư bài bản…, là thường tình, bởi ai chẳng muốn mọi "rào cản kỹ thuật" phải thuận tiện cho mình. Và quan trọng là, "con có khóc mẹ mới cho bú".

Cần nhìn vào thực tế. VAMA hiện có 17 thành viên, chủ chốt là những liên doanh như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, GM Việt Nam, Ford Việt Nam… , có thâm niên trong đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Báo Công luận
Giá xe Toyota Vios E đã xuống dưới 500 triệu đồng. Ảnh minh họa 

Các DN quốc tế đặt chân vào Việt Nam một phần nhờ việc chúng ta trải thảm đỏ mời gọi, bằng đất, hạ tầng, chính sách thuế, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường ngày càng rộng mở… Đáp lại, các liên doanh tạo nhiều công ăn việc làm, đóng thuế, đặc biệt là những cam kết về "tỉ lệ nội địa hóa", thắp sáng giấc mơ về ngành công nghiệp phụ trợ, được chuyển giao công nghệ, sẽ có những chiếc ô tô "made in Vietnam" thật nhất, đúng nghĩa nhất.

Rồi sau nhiều chục năm, công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn dừng lại ở lắp ráp đơn giản, sơn phết, đóng thùng…, tỉ lệ nội địa hóa theo Bộ Công thương chỉ nói một từ: "Thấp", thì trước xu thế giảm thuế xe nhập khẩu nguyên chiếc trong khu vực, các DN dễ "ngán" đầu tư, mở rộng sản xuất, thậm chí chuyển hướng giảm bớt sản phẩm lắp ráp trong nước sang nhập khẩu nguyên chiếc. Có phải vì vậy, mà chỉ với một con đường thử dài tối thiểu 800m, đường chạy thẳng tối thiểu 400m, nhiều DN đã kêu ca. Dù lẽ ra, các DN nên đầu tư cả một sa hình, để đảm bảo xe vận hành tốt trên mọi địa hình cơ bản trước khi bán ra (!?)

Trong việc bày tỏ "quan ngại" của mình, đại diện VAMA cho rằng, nhiều quy định của Nghị định 116 sẽ khiến DN gặp khó, tốn kém chi phí, giá ô tô sẽ khó giảm, người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, hãy thử tìm kiếm trên Google, xem ai đi tiên phong kéo giá xe ô tô trên thị trường giảm xuống? Tại sao Toyota Vios E chạm mốc 489 triệu đồng, Honda CR-V 2.0 xuống 788 triệu đồng, Mitsubishi  Pajero Sport 2017 giảm 180 triệu đồng…, DN cắt lỗ, hòa vốn, hay vẫn có lãi?

Ô tô "thuần Việt" đã hội đủ điều kiện "cần" và "đủ"?

Cũng liên quan tới phát minh khoa học, ý kiến đổi mới bảng chữ cái tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiển đang bị "ném đá" tơi bời, mới thấy nhà phát minh và sản phẩm của họ trần ai khoai củ thế nào nếu muốn vào thực tiễn. Mặc dù bên cạnh đó, có sáng chế cũng "bay bổng" như tàu ngầm và máy bay trực thăng, thì luôn được báo chí, dân mạng hết lời ca tụng… 

Nhưng có thể khẳng định, phát minh sáng chế dù "bay" tới đâu, cũng phải quay về một điểm tiên quyết: Khả năng ứng dụng thực tế và thương mại hóa!

Báo Công luận
Đưa sản phẩm vào thực tiễn đã khó, thương mại hóa nó còn khó gấp vạn lần - Ảnh minh họa.

Người viết từng hỏi lãnh đạo một DN ô tô về chiếc tàu ngầm và máy bay chong chóng, ông hoan nghênh, vì tinh thần "em yêu khoa học" là động lực để loài người đi lên. Tuy nhiên, để chiếc tàu ngầm có thể từ bể bơi ra biển, đối mặt với đá ngầm, bãi mìn, ngư lôi… thì không hề đơn giản; để chiếc máy bay trực thăng từ việc nhấc mình lên khỏi mắt đất, tới lao vào bầu trời, là khoảng cách rất xa. Theo vị này, đưa sản phẩm vào thực tiễn đã khó, thương mại hóa nó còn khó gấp vạn lần, cần rất rất nhiều nguồn lực: Lao động, chất xám, tài chính lớn, có khi cả hàng rào bảo hộ…, và tầm nhìn.

Quay về chiếc ô tô. Có thể thấy để sản xuất một chiếc ô tô "thuần Việt" giờ đã không quá khó, người Việt đã làm được từ trước 1975, hay mới đây là Vinaxuki. Đó là điều kiện cần. Điều kiện đủ, phải có sự hỗ trợ, ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan, giàu nguồn lực tài chính (tự thân hoặc vốn vay ưu đãi)…, đặc biệt là sự ủng hộ, sự thấu hiểu của người dùng. Sự thấu hiểu, là hiểu rằng: Một sản phẩm thuần Việt không phải là sản phẩm 100% do người Việt làm ra, ở nước Việt, mà là sản phẩm DN Việt làm chủ công nghệ, dây chuyền sản xuất, sản phảm làm ra chứa nhiều mồ hôi và chất xám người Việt, vì ta đang ở thời đại toàn cầu hóa, đã phân công lao động trên bình diện quốc tế!

Nhưng cũng phải thẳng thắn với nhau rằng, Nghị định 116, ngoài việc tạo môi trường bình đẳng, khuyến khích DN đầu tư bài bản…, cũng là một "hàng rào kỹ thuật" mang tính khích lệ lớn đối với các DN Việt Nam, có thể kể tên Thaco Trường Hải, Huyndai Thành Công…, xa hơn là Vinfast.

Nếu thật tâm và chung giấc mơ về những chiếc xe ô tô của người Việt, sao chúng ta không thử tạm gác lại một số vấn đề cá nhân, cùng theo dõi, giám sát dòng vốn, sự mở rộng của sản xuất, tỉ lệ nội địa hóa…, cùng trải nghiệm để quyết định gạt bỏ hay ủng hộ chiếc xe "made in Vietnam" có khả năng tiến tới việc được dán lên trên nó cái nhãn "thuần Việt" !?

Đoàn Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn