Ngẫm hay muôn sự tại người!

Thứ hai, 18/06/2018 15:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không biết chúng ta đã tiêu tốn bao nhiêu giấy mực, công sức, tiền bạc cho sự kiện mang tên BOT mấy năm qua. Kỳ thực nó đơn giản, dễ hiểu đến mức không có gì để thêm, bớt. Nôm na, giao thông đường bộ là giao thông truyền thống, có từ nghìn đời. Mạng lưới giao thông được tạo bởi công sức, vật chất, tiền bạc của nhiều thế hệ, thế nên nó trở thành tài sản chung. Việc mở rộng, tu bổ… cũng được lấy từ nguồn thuế của dân.

Kế thừa di sản đã có, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng nhiều tuyến đường to đẹp phục vụ quốc kế, dân sinh. Các tuyến đường ấy vẫn tiếp tục được duy tu, tôn tạo bằng tiền thuế, phí. Ai tham gia lưu thông đều hiểu là có sự đóng góp của chính mình. Hiểu như thế là đủ.

Trong thời kỳ đi lên hiện đại cần có những tuyến đường to hơn, đẹp hơn, chạy xe được nhanh hơn để phục vụ cho những người có nhu cầu. Đường cao tốc được doanh nghiệp đầu tư và xây dựng từ nền móng số không, rồi thu tiền hoàn vốn của doanh nghiệp BOT. Trong nền kinh tế thị trường, đi đường BOT hay không là một sự lựa chọn của người dân và người dân phải có quyền lựa chọn. Đương nhiên, đây là hoạt động của doanh nghiệp nên đòi hỏi tính toán chi ly từ đầu tư, vốn liếng, nguồn thu và chấp nhận có thành, có bại, lời ăn lỗ chịu của mỗi doanh nghiệp tham gia xây dựng đường BOT… Chân lý là: Doanh nghiệp bỏ tiền làm cao tốc mới- thu phí hoàn vốn /Phương tiện giao thông đi BOT thì vui vẻ nộp tiền ngoài các khoản phí thông thường…Tinh thần là thuận mua, vừa bán.

Báo Công luận
Luẩn quẩn mãi rồi cũng phải thấy một hiện thực: Sai thì mạnh dạn sửa. Đường làm BOT thì phải đúng với BOT. Quốc lộ đã có sẵn thì không bao giờ có thể trở thành đường BOT.  Làm sai cũng tại con người mà chịu sửa cũng tại con người. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Nhưng nguyên nhân bất ổn trong BOT giao thông mấy năm qua lại bắt nguồn từ chủ quan của con người. Đó là Bộ Giao thông vận tải, Nhà đầu tư BOT và một nhóm các vị lãnh đạo các địa phương có trạm thu phí BOT. Có mấy sai phạm chính: Bỏ qua đấu thầu theo quy định của pháp luật; Đặt trạm thu phí sai vị trí (làm đường một đằng, xây trạm thu phí một nẻo), khai sai thời gian thu phí; tráng nhựa trên nền đường đã có để thu phí BOT, dùng lực lượng chức năng bắt ép dân đi đường có trạm thu phí (Cầu Việt Trì)…Thực ra, người dân chỉ phản ứng ở mỗi một điểm là đặt trạm thu phí sai vị trí. Đó là sự vô lý đến vô lối của những người có trách nhiệm. Thế nhưng, khi đi vào xử lý ,ngành GTVT lại tìm mọi cách để lảng tránh sự thật và đòi hỏi chính đáng của dân…

Mới đây nhất, ngày 12/6/2018, Bộ GTVT theo yêu cầu của Chính phủ đã có báo cáo nêu rõ: Hiện tại ngành đang quản lý 73/88 trạm BOT giao thông trên cả nước, trong đó có 66 trạm đặt đúng vị trí, còn 17 trạm đặt sai vị trí (Bộ GTVT né chữ đặt sai, thay bằng cụm từ "có bất cập về vị trí"). Vòng vo, giải thích, thừa nhận là sai vị trí thu tiền nhưng cuối cùng thì Bộ GTVT chỉ đề xuất xóa bỏ có mỗi một trạm thu phí là Trạm  La Sơn –Túy Loan còn Trạm BOT Nam Hải Vân được đề nghị gộp với Trạm Bắc Hải Vân.15 trạm còn lại dù đã khẳng định thu sai vị trí nhưng vẫn giữ lại để thu, theo Bộ GTVT là … để bảo đảm ”phương án tài chính”. Câu hỏi đặt ra là: Việc đặt trạm thu phí sai vị trí là việc biết sai nhưng vẫn cố tình làm nhằm thu lợi bất chính. Bây giờ trước búa rìu dư luận, trước sự cương quyết lập lại kỷ cương, ngành chức năng không những không tìm cách hóa giải sự vô lý lại tiếp tục tìm cách đổ thừa cho Nhà nước, mang hậu quả sai trái trút lên đầu dân… Bộ coi việc làm sai nói trên là trách nhiệm của Nhà nước, luôn nêu việc đền bù khổng lồ cho các nhà đầu tư nếu không cho thu phí ở các trạm đặt sai…

Xin phân tích sâu về một trạm thu phí sai tại Việt Bắc. Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi các tỉnh Việt Bắc đã có từ lâu. Nó luôn được tôn tạo, mở mang để phục vụ cách mạng, kháng chiến trước đây và công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc đi con đường này, đóng góp sức người, sức của xây dựng con đường này. Để phát triển kinh tế, xã hội cho vùng chiến khu xưa, dăm năm trước, Nhà nước bỏ ngân sách cải tạo quốc lộ 3 cũ, xây dựng thêm tuyến cao tốc Ninh Hiệp (Hà Nội) đi Tân Lập (Thái Nguyên) dài khoảng 60 km. Mặc dù lưu lượng xe cộ còn chưa lớn, nhà đầu tư đã đề nghị và được chấp thuận làm dăm chục cây số đường mới (Tôi không gọi là cao tốc vì thấy chưa đủ tiêu chuẩn cho loại đường này) theo hình thức BOT từ Tân Long (Thái Nguyên) đi Chợ Mới (Bắc Kan). Đầu tư, thu phí hoàn vốn và lấy lãi là đương nhiên, dân vui vẻ nộp phí cũng không cần giảm giá vì hiểu rõ mối quan hệ mua bán này. Nhưng oái ăm thay, họ lại xây thêm một trạm thu phí trên quốc lộ 3 cũ tại khu vực Bờ Đậu và lăm le thu phí. Và hiện tại ,mặc dù thừa nhận sai nhưng Bộ GTVT vẫn đề xuất Chính phủ theo hướng cho tồn tại và thu phí, và luôn nêu cao khẩu hiệu giảm giá để cứu vớt uy tín, danh dự.

Các nhà quản lý cũng có ý định tráng nhựa trên nền cao tốc Hà Nội –Thái Nguyên, tuyến đường mới khánh thành vài năm để lập trạm thu tiền, bù cho sự thiếu hụt ở những cung đường khác và bù cho trạm đặt sai ở Bờ Đậu… Lạ thật: Vẫn những cơ quan, doanh nghiệp ấy khi cần đầu tư làm đường BOT thì chứng minh đầy đủ về tính khả thi của dự án, quy định rõ tiêu chí cho từng loại đường, trong đó có cả phương án thu chi. Bây giờ là thời kỳ của minh bạch, vậy mà vẫn còn có ý định lập lờ vì lợi ích của một nhóm, một bộ phận thì chỉ có thể sai lại chồng sai mà thôi.

Luẩn quẩn mãi rồi cũng phải thấy một hiện thực: Sai thì mạnh dạn sửa. Đường làm BOT thì phải đúng với BOT. Quốc lộ đã có sẵn thì không bao giờ có thể trở thành đường BOT.  Làm sai cũng tại con người mà chịu sửa cũng tại con người.

 Việt Bắc

Tin khác

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Góc nhìn
“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

(NB&CL) Cách đây chừng 3,4 năm, khi bàn về câu chuyện làm thế nào để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam - mà theo nhiều chuyên gia ví von đó là công cuộc “lót ổ đón đại bàng”.

Góc nhìn
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với  triển khai, thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với triển khai, thi hành pháp luật

(NB&CL) Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, để kịp thời triển khai, bảo đảm hiệu lực thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Góc nhìn
Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

(NB&CL) Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa lâu đời này dần bị biến tướng, câu chuyện lễ hội biến tướng, trục lợi tâm linh dường như vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Góc nhìn