Nghề báo: Phía sau những con chữ

Thứ bảy, 03/06/2017 08:55 AM - 0 Trả lời

hà báo Lê Quang (Báo Bình Dương) đã có những đúc kết rất sâu sắc về nghề: “Người theo nghề báo phải biết tự hào với những vinh quang của nghề để vượt qua những nhọc nhằn vốn có. Nhọc nhằn nhưng vinh quang. Người theo nghề báo phải biết tự hào với những vinh quang của nghề để vượt qua những nhọc nhằn vốn có. Nếu không dấn thân và không yêu nghề thì người làm báo khó có thể hoàn thành nhiệm vụ và khó thành công. Nhận lãnh trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước và xã hội trao gửi, người làm báo cũng là người chiến sĩ, phải vững bước trên con đường đã chọn”.

(CLO) LTS: Nhà báo Lê Quang (Báo Bình Dương) đã có những đúc kết rất sâu sắc về nghề: “Người theo nghề báo phải biết tự hào với những vinh quang của nghề để vượt qua những nhọc nhằn vốn có. Nhọc nhằn nhưng vinh quang. Nếu không dấn thân và không yêu nghề thì người làm báo khó có thể hoàn thành nhiệm vụ và khó thành công. Nhận lãnh trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước và xã hội trao gửi, người làm báo cũng là người chiến sĩ, phải vững bước trên con đường đã chọn”.

Trước cuộc sống bề bộn những vấn đề đặt ra với đa diện sắc màu, người làm báo đối mặt với nhiều thử thách, cám dỗ. Cũng đã có những người không thể vượt qua để tự đánh mất mình. Kinh tế thị trường cũng tạo ra những hình ảnh méo mó, thậm chí là xấu xí về nghề. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít và hiện tượng đó luôn bị xã hội lên án và bị chính nghề báo đào thải.

Đây cũng là nội dung chính mà Congluan.vn phản ánh qua loạt bài : “Nghề báo- Phía sau những con chữ”

Bài 1: Cảm ơn chị Lò Thị Mai!

Cách đây 20 năm, khi giảng môn Cơ sở lý luận báo chí cho những sinh viên mới chập chững bước chân vào Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí), Giáo sư Tạ Ngọc Tấn đã nói rất khái quát: Nghề báo là nghề được xã hội tôn quý.

Bản thân thông tin đã là quý giá, nhà báo là “sứ giả” của thông tin, hàng ngày đem cái mới mẻ, cái tốt đẹp, tiến bộ đến cho xã hội. Những điều ấy, chỉ có báo chí mới làm được và xã hội luôn luôn chờ đón.

Để làm được điều đó, đằng sau những con chữ là cả một quá trình lao động cực nhọc, những hy sinh thầm lặng, đôi khi là cả những hiểm nguy…

Lứa sinh viên năm ấy, bây giờ, phần lớn đã là những nhà báo dạn dày, trong số đó không ít người giữ  cương vị quan trọng ở các cơ quan báo chí. Nhưng mỗi khi gặp nhau nhắc về chuyện nghề, vẫn thấy lời thầy Tấn thật chí lý.

 Ra trường gần 20 năm, mỗi người về một nơi, rải rác ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh. Chỉ một số ít rẽ ngang không theo nghề báo. Nhìn lại, phần lớn cuộc sống vẫn như bao công chức, viên chức, chưa thấy ai trở thành “đại gia” như nhiều ngành nghề khác. Tuy vậy, ai cũng yêu  và quyết bám trụ lấy nghề.

Báo Công luận

Nhà báo Lò Thị Mai

Một cô bạn vẫn trước sau như một theo đuổi mảng văn hóa, sẵn sàng xách ba lô đi đến các bản vùng cao xa xôi, ra Trường Sa để trải nghiệm thế nào là biển đảo. Một anh bạn vẫn miệt mài  trên những cung đường Tây Bắc để đưa tin, khi bước sang tuổi 40 âm thầm làm phóng viên nội chính theo dõi Quốc hội, Bộ, ngành. Rồi anh bạn khác dường như cả đời chỉ khăn gói lên đường viết các phóng sự, có đến hơn nửa tờ báo, tạp chí đã đăng phóng sự của anh…

Tất cả họ đều sống nhờ vào lương, nhuận bút và các chế độ hỗ trợ của cơ quan.

Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi và họ lặng lẽ đóng góp sức mình cho nghề, cho xã hội. Họ được bạn đọc, xã hội yêu quý trân trọng.

Rồi vài năm gần đây, hàng loạt phóng viên trẻ tham gia làm báo. Đó cũng là thời điểm báo chí “bùng nổ” với không ít tiêu cực, điều tiếng. Sự ra đời “ồ ạt” các ấn phẩm, trang tin, tạp chí điện tử nhưng buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ đã khiến các cơ quan chức năng phải tiến hành rà soát, quy hoạch lại.

Nhưng, dư âm của nó vẫn còn âm ỉ. H.H – nữ nhà báo làm việc tại một tờ báo đảng đã phải thốt lên: “Thật buồn khi thấy xuất hiện các cụm từ “đếm tầng”, “đánh đấm”, mang danh phóng viên đi dọa nạt doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý để trục lợi! Có bữa đi chợ nghe mấy bà bán hàng bàn tán “nhà báo bây giờ sao nhiều người nói không thành có, bịa đặt, dựng chuyện vậy?” mà thấy não cả lòng!”

 Không buồn sao được khi ngày càng nhiều người bàn luận, “xì xào” về nghề báo như thế? Rồi năm nào cũng có phóng viên bị bắt giữ vì tội cưỡng đoạt tài sản, bị phanh phui vì ép người dân, doanh nghiệp đưa tiền để viết bài quảng cáo, bỏ qua cho thông tin bất lợi…

Nhưng rồi chị thấy yên tâm trở lại khi đọc đươc bài viết của nhà báo Lò Thị Mai (Tạp chí Y học Cộng đồng): “Viết bài này trong lúc nghề báo đang nằm trong tâm bão. Cơn bão từ dư luận; từ các ngành nghề hay va chạm với báo chí; từ chính những người làm báo thiếu tâm và non nớt nghiệp vụ; từ cả những cái nhìn ác ý, thiếu thiện chí và quy chụp hòng vấy bẩn lên một nghề vốn cao quý, phục vụ cho một mục đích nào đó.

Nghề báo thực sự là nghề đáng quý và tôi luôn biết ơn nghề báo. Mỗi sớm mai, hồi hộp thấy bài báo của mình được hiển hiện trên trang báo, rồi háo hức đợi những phản hồi qua từng bình luận, qua điện thoại. Hạnh phúc nhất là khi bài báo của mình mang lại điều tích cực cho ai đó, dịch vụ nào đó hay cho cộng đồng. Mỗi thông tin đưa vào bài báo luôn là những thông tin đã được chắt lọc, được cân nhắc để có được những thông tin thực nhất mà không khô khan, không nhàm chán, mà vẫn hấp dẫn với bạn đọc. Đó dường như là thách thức lớn nhất với người làm nghề viết lách.

Nhưng điều nghề báo mang lại cho tôi nhiều nhất là những trải nghiệm quý giá từ cuộc sống, từ mỗi nhân vật, mỗi mảnh đất, mỗi sự kiện. Không có sự nhàm chán ở nghề này. Chỉ mới mấy ngày qua đây thôi, tôi đã được gặp những con người thực, những câu chuyện thực từ cuộc sống. Có câu chuyện của người mẹ 8 năm chiến đấu cùng căn bệnh tự kỷ của con khiến tôi rơi nước mắt.

Có câu chuyện của một doanh nhân tự tin, bản lĩnh, trí tuệ hiện thực hóa ước mơ của mình mang lại trải nghiệm quý giá cho cộng đồng. Có những món ăn ngon được tôi góp phần bổ sung thêm phần tư vấn về dinh dưỡng cho mỗi gia đình có thêm niềm vui, sức khỏe. Có những loạt bài giúp cha mẹ, nhà trường, cộng đồng có thêm kiến thức bảo vệ con trước cuộc sống đầy rẫy những bất ổn. Có thách thức từ một sự kiện đã bị bóp méo mà tôi cần sử dụng kiến thức xử lý khủng hoảng truyền thông của mình để giúp gỡ rối… bao nhiêu đó thôi khiến tôi tự hào, hãnh diện về nghề của mình vô cùng.

Và tôi cũng vui, khi điện chuông thoại rung lên báo tin nhận nhuận bút, những đồng tiền chân chính từ mồ hôi và trí tuệ. Hẳn hôm ấy, con tôi sẽ có những món quà nho nhỏ từ niềm vui được lan tỏa, sẻ chia.

Hãy nhìn vào mỗi sự vật, hiện tượng, con người, ngành nghề bằng con mắt khách quan mà nhân ái hết mức có thể. Như vậy, cuộc sống sẽ nhẹ nhõm biết bao. Sẽ không còn e dè, cảnh giác, đề phòng và thủ đoạn… Khi ấy, cuộc sống quả thật đáng sống vô cùng.”

Chúng tôi, rất nhiều phóng viên, nhà báo khác cũng xin cảm ơn chị Lò Thị Mai. Những dòng chị viết, quả thật đã đem lại niềm tin của xã hội về nghề báo – một nghề được xã hội tôn quý.

Như Hoa

 

Tin khác

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn