Nhìn lại chiến thắng vĩ đại của “Điện Biên Phủ trên không”

Chủ nhật, 17/12/2017 11:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

Báo Công luận
 Pháo đài bay B52 ném bom rải thảm. Ảnh tư liệu.

Trong một buổi họp quan trọng của Bộ Quốc phòng tháng 11/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: Âm mưu của Mỹ cho B52 đánh Thủ đô Hà Nội, linh hồn của cuộc kháng chiến sẽ là hành động gây sức ép cuối cùng để buộc chúng ta phải nhân nhượng. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đánh thắng chúng trên bầu trời Thủ đô.

Ngày 24/11/1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng các đồng chí Tổng tham mưu phó QĐNDVN như Trần Quý Hai, Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài đã thông qua và phê chuẩn kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng của Quân chủng PK – KQ.

Sau khi ký duyệt, Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp ra lệnh: "Phải hoàn thành nhiệm vụ công tác chuẩn bị trước ngày 3 tháng 12 năm 1972" và còn dặn thêm: "Trước ngày Nixon nhậm chức, Mỹ có thể mở đợt tập kích bằng không quân chiến lược ra Hà Nội, Hải Phòng, các đồng chí phải nắm địch thật chắc. Tuyệt đối không để bị bất ngờ... phải tập trung mọi khả năng nhằm đúng đối tượng B52 mà tiêu diệt".

Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo biên soạn tài liệu Cách đánh B52 để huấn luyện cho các đơn vị Phòng không – Không quân; đồng thời, tiến hành điều chỉnh lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, điều các đơn vị phòng không chủ lực về các địa bàn trọng điểm, xây dựng thế trận phòng không 3 thứ quân, chấn chỉnh công tác bảo đảm phục vụ chiến đấu... Các đơn vị tên lửa, rađa, phòng không đều chủ động triển khai nghiên cứu cách đánh B52 tại chỗ. Đồng thời, Bộ Tổng tham mưu đã đưa một số đơn vị vào Khu 4 trực chiến để đúc rút kinh nghiệm, thậm chí trong chiến dịch Quảng Trị đưa tới 4 trung đoàn vào tham chiến cùng các lực lượng phòng không tại chỗ nhằm tìm ra cách đánh B52 hiệu quả nhất.

Trước 3 tháng diễn ra cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, ta đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch chiến dịch đánh B52, chuẩn bị và điều chỉnh bố trí lực lượng, xác định nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không... Chính vì vậy, khi cuộc tập kích chiến lược của không quân địch diễn ra, ta đã không bị bất ngờ về chiến lược, chiến dịch cũng như chiến thuật.

Ngày đầu tiên B52 đánh phá Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu đã phát lệnh báo động trước 25 phút, những ngày sau đó, ta thường phát hiện B52 trước 30 phút. Nhờ phán đoán đúng âm mưu của địch, hạ quyết tâm kịp thời và chính xác, chuẩn bị đồng bộ, quân và dân ta đã giành được thế chủ động ngay từ đầu và duy trì trong suốt chiến dịch.

Báo Công luận
 Bảo tàng Chiến thắng B52 tại Hà Nội. Ảnh: Việt Hưng

Lần đầu tiên đương đầu với cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài bay B.52 và các loại vũ khí tối tân hiện đại của Mỹ, các lực lượng vũ trang của ta đã tìm ra cách đánh hay, phù hợp điều kiện thực tế về trang bị. Bộ đội rađa qua thực tế chiến đấu đã tách được B.52 ra khỏi nền nhiễu và tách được B.52 ra khỏi lực lượng hộ tống trong một khối nhiễu dày đặc. Bộ đội tên lửa đã khắc phục được những hạn chế về tính năng binh khí kỹ thuật, phân biệt mục tiêu thật và giả, tránh được tên lửa tự dẫn của máy bay địch (tên lửa không đối đất), nhận diện được B.52, tạo cho mình thế trận có lợi nhất để tiêu diệt mục tiêu. Quân và dân ta đã nghiên cứu phát hiện điểm mạnh, yếu của địch, bảo đảm lực lượng nào cũng có thể hạ máy bay, vũ khí nào cũng phát huy tác dụng...

Lực lượng phòng không chủ lực mạnh nhất cho chiến dịch, bao gồm: ba sư đoàn phòng không (361, 363, 375), 23 tiểu đoàn tên lửa, 13 trung đoàn cao xạ, 4 trung đoàn không quân, 4 trung đoàn rađa, 3 trung đoàn, 2 tiểu đoàn phòng không của các quân khu Việt Bắc, Hữu Ngạn, Tả Ngạn. Ngoài ra còn có 346 đội (1.428 khẩu pháo) phòng không của dân quân, tự vệ. Toàn bộ lực lượng này được bố trí thành thế trận vững chắc, hiểm hóc tại các địa bàn trọng yếu ở trong và các vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng.

Ta đã xây dựng được một thế trận phòng không ba thứ quân vững chắc và duy trì được sự phối hợp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng. Bên cạnh các lực lượng phòng không chủ lực, tại thủ đô Hà Nội ta đã tổ chức được 92 trận địa tập trung pháo phòng không tầm thấp và bốn đại đội cao xạ tầm trung (loại 100mm), nhiều trận địa được bố trí trên các tòa nhà cao tầng, gần các mục tiêu trọng điểm, đón lõng trên các đường bay của địch...

Ngoài ra còn có 1.122 tổ đội dân quân, tự vệ phối hợp đánh trả máy bay địch. Hiệu quả trong chiến đấu và nghệ thuật tác chiến của cách bố trí này được miêu tả qua lời một phi công Mỹ may mắn thoát chết: “Khi những chiếc B52 đầu tiên tới vùng trời Hà Nội, tên lửa đất đối không bắn như pháo hoa lên máy bay chúng tôi. Từ khi vào mục tiêu, anh bạn xạ thủ của tôi đã đếm được 32 tên lửa SAM bắn vào hoặc ít ra cũng bay sát máy bay chúng tôi. Chiếc máy bay số 2 trong tổ bay mất liên lạc nhưng không ai có thì giờ tìm hiểu nó”.

Thắng lợi của nhân dân ta giành được trong cuộc tập kích đường không chiến lược 12 ngày đêm tháng 12/1972 còn do tác động của thời đại, của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả về mọi mặt của chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em; sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, của các lực lượng cách mạng, dân chủ hoà bình và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ. Tình đoàn kết và sự ủng hộ quốc tế đã cổ vũ mạnh mẽ, tăng thêm sức mạnh cho nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ vào 12 ngày đêm tháng 12/1972.

Tử Hưng

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn