Quá tải bệnh viện: Căn bệnh vẫn trầm kha!

Thứ năm, 15/12/2016 09:03 AM - 0 Trả lời

“Bốn bác sĩ ngồi một giường có chịu được không?” là câu hỏi của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi thị sát Bệnh viện K tại Tân Triều (Hà Nội) hôm 8/12. Dư luận lại một phen ồn ào khi Bộ trưởng Y tế đi thị sát, bắt gặp cảnh 4 người nằm chung một giường ở một bệnh viện tuyến T.Ư. Có vẻ như những nỗ lực cam kết trước đây đã không có hiệu quả.

(NB&CL) “Bốn bác sĩ ngồi một giường có chịu được không?” là câu hỏi của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi thị sát Bệnh viện K tại Tân Triều (Hà Nội) hôm 8/12. Dư luận lại một phen ồn ào khi Bộ trưởng Y tế đi thị sát, bắt gặp cảnh 4 người nằm chung một giường ở một bệnh viện tuyến T.Ư. Có vẻ như những nỗ lực cam kết trước đây đã không có hiệu quả.

Giảm nằm ghép xuống 2 đã là mừng

Những ngày qua, câu chuyện quá tải trầm trọng khiến bệnh nhân phải nằm ghép 3, ghép 4 người/giường bệnh, thậm chí nằm cả ở lối đi tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai được hâm nóng trên hầu hết các phương tiện báo chí truyền thông và bản thân những người bệnh cũng bày tỏ bức xúc.

Hiện toàn Bệnh viện Bạch Mai có 2.300 giường bệnh thực kê nhưng thường xuyên có 4.000 bệnh nhân điều trị nội trú, 6.000 bệnh nhân khám ngoại trú/ngày nên quá tải là điều khó tránh, nặng nề nhất là 3 đơn vị: Viện Tim mạch, Khoa Thần kinh, Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân.

Tại Viện Tim mạch Quốc gia, số bệnh nhân điều trị nội trú luôn gấp đôi số giường thực kê (525 bệnh nhân/278 giường), nghĩa là hầu như giường bệnh nào cũng phải nằm ghép. Còn tại Khoa Thần kinh, TS Võ Hồng Khôi, Phó Trưởng khoa cho biết: “Toàn khoa có 200 giường thực kê, trước đây thường xuyên có tới 400 bệnh nhân nằm điều trị, nay đã giảm mạnh song ngay ngày thấp điểm cũng vẫn có 264 bệnh nhân/200 giường bệnh”…

[caption id="attachment_138011" align="aligncenter" width="640"]1457955945-ava-1 Có vẻ như những nỗ lực cam kết giảm tải bệnh viện của ngành y tế đã không có hiệu quả.[/caption]

Không riêng Bệnh viện Bạch Mai, một số bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội, tình trạng quá tải cũng diễn ra khá trầm trọng ở các bệnh viện như Phụ sản Trung ương, K Trung ương… Đặc biệt tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở 1, tình trạng nằm ghép 2-3 bệnh nhân/giường bệnh vẫn phổ biến ở hầu hết các khoa điều trị, xạ trị. Đây cũng chính là lý do khiến các bệnh viện này hiện vẫn chưa dám ký kết không để bệnh nhân nằm ghép với Bộ Y tế. Hay ngay như Bệnh viện Nhi Trung ương - một trong khoảng 40 bệnh viện Trung ương đã tham gia ký kết không để bệnh nhân nằm ghép song hiện đơn vị này cũng chỉ dám ký kết không nằm ghép, tại một số khoa nhất định.

Tại khu vực TP.HCM, tình trạng quá tải tại một số bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Ung bướu, Nhi đồng 1… còn diễn ra trầm trọng hơn. Cũng vì thế, vào tháng 4-5 vừa qua, sau một số lần thị sát tại các bệnh viện tuyến Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phải lắc đầu thừa nhận rằng tại một số bệnh viện lớn, việc giảm tải chưa có nhiều chuyển biến.

Loay hoay chống quá tải 

Rõ ràng, quá tải bệnh viện vẫn đang là “căn bệnh trầm kha” quá khó giải với ngành Y tế. Có thể nhận thấy các giải pháp “hạ hỏa” mà Bộ Y tế đang triển khai như xây dựng bệnh viện vệ tinh; luân chuyển cán bộ về tuyến y tế cơ sở; xây mới, mở rộng bệnh viện... chưa giải quyết được tình trạng quá tải bởi trong thực tế, nhiều bệnh viện được xây mới khang trang nhưng người bệnh không tìm đến, nhiều bệnh viện vệ tinh đã được chuyển giao kỹ thuật nhưng người bệnh ở địa phương vẫn vượt tuyến. Sâu xa cũng bởi người dân chưa thật tin vào y tế tuyến dưới. Việc vận động, yêu cầu các bệnh viện ký cam kết, không nằm ghép quá 48 giờ, hiện đã có hàng trăm bệnh viện ký song người bệnh chưa thực sự vui mừng bởi rốt cuộc đâu lại vào đấy.

Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, Ngành Y tế phải tiếp tục nhân rộng mô hình BV vệ tinh, nâng cao chất lượng y tế tuyến dưới, đầu tư thêm giường bệnh và đào tạo thêm nhiều bác sĩ. Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục xây dựng, cải tạo và mở rộng thêm các BV, tăng tỷ lệ giường bệnh/vạn dân. Cùng với đó, Bộ Y tế sẽ tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tiếp nhận và xử lý tốt thông tin đường dây nóng, rút ngắn số ngày điều trị nội trú một cách hợp lý. “Không thể chấp nhận được việc bệnh nhân phải nằm ghép ba người, nằm ở hành lang, lối đi. BV phải tiết giảm và tiến đến xóa giường dịch vụ ngay trong phòng bệnh. Ngoài ra, các dịch vụ Xã hội hóa, dịch vụ theo yêu cầu cũng phải được thực hiện riêng biệt, minh bạch. Tới đây, Bộ Y tế sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về việc điều trị ban ngày, góp phần giúp các BV giảm tải tốt hơn tại khu vực điều trị nội trú”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh. Chỉ đạo mang tính “quyết liệt” này của Bộ Y tế xuất phát từ một thực tiễn đáng suy nghĩ hiện nay là trong khi phòng bệnh thông thường quá tải, thì vẫn còn một quỹ giường bệnh không nhỏ dành cho dịch vụ, thậm chí có khoa dành tới gần 30% số giường bệnh làm dịch vụ. Giường dịch vụ hiện đang mang lại khoản thu lớn cho các bệnh viện với giá dao động khoảng 200.000 - 2.500.000 đồng/giường.

256e7db63b6001-img

Khẳng định rằng tình trạng quá tải đang dần được khắc phục, TS Dương Đức Hùng cho biết, trước đây, Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán ở mức thấp nên “nguồn thu từ giường dịch vụ dùng để bù đắp cho giường kế hoạch. Nhưng, hiện nay, Quỹ BHYT đã thanh toán đủ nên Ban Giám đốc BV sẽ tiến tới xóa giường dịch vụ trong các phòng bệnh. Lãnh đạo BV cũng quán triệt với các khoa, phòng, là nếu tình trạng quá tải ở mức từ hơn 10% thì không chấp nhận giường dịch vụ để ưu tiên cho bệnh nhân khám thường và bệnh nhân BHYT”. Cùng với việc sắp xếp giường cho bệnh nhân một cách hợp lý, BV Bạch Mai cũng triển khai việc sắp xếp giờ thăm nuôi bệnh nhân theo hướng chặt chẽ hơn. Hiện nay, Viện Tim mạch đã thực hiện phát thẻ để giảm số lượng người nhà vào chăm sóc, thăm nom, hạn chế tình trạng lộn xộn trong BV, làm ảnh hưởng đến việc điều trị cho bệnh nhân...

Thẳng thắn nhìn nhận, các BV đã rất nỗ lực để giảm tải trong thời gian qua. Tuy nhiên, để giải “bài toán” quá tải thì không thể chỉ có lời cam kết “trên giấy” mang tính hình thức hoặc áp dụng những giải pháp tình thế như “san” bệnh nhân giữa các khoa, phòng hoặc kê thêm giường ở hành lang... Điều quan trọng hơn cả là công tác giảm tải phải được thực hiện một cách quyết liệt dựa trên giải pháp khả thi, phù hợp điều kiện thực tế, đặc biệt là cải thiện chất lượng hệ thống cơ sở vật chất của các BV. Có như vậy thì mới mong hết cảnh nằm ghép và bệnh nhân mới hết khổ được.

Trở lại Bệnh viện K Tân Triều, nơi 4 bệnh nhân phải nằm chung một giường bệnh trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Y tế. PGS-TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc bệnh viện - cho biết: "Chúng tôi lập tức đưa ra các giải pháp trước mắt như mở thêm phòng điều trị ngoại trú ở các khoa quá tải, đặc biệt ở các khoa nội (phòng truyền ngồi) kết hợp với hẹn bệnh nhân truyền theo giờ để không quá tập trung vào giờ cao điểm như hiện nay (9-11h). Đồng thời, thêm phòng lấy xét nghiệm tại Khoa khám bệnh để giảm ùn tắc vào giờ cao điểm. Chúng tôi xây dựng thêm 500 giường bệnh theo cơ chế xã hội hóa tại Tân Triều để tiếp tục công tác giảm tải bệnh viện. Đồng thời, xây nhà lưu trú cho người bệnh và người nhà người bệnh tại cơ sở Tân Triều...”.

Hy vọng “lời hứa” và những biện pháp quyết liệt của GĐ Bệnh viện K sẽ khiến tình hình quá tải ở đây giảm bớt. Tuy nhiên, về lâu dài lại là câu chuyện khác.

Khánh An

Diễn đàn

Câu hỏi khó của Bộ trưởng Y tế

“Thử hỏi các bác sĩ! Bắt các anh 4 người ngồi trên 1 giường bệnh có chịu được không?!” - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã hỏi lãnh đạo Bệnh viện (BV) K Tân Triều khi bà tận mắt chứng kiến 4 bệnh nhân nằm truyền trên một chiếc giường bệnh.

Có mấy chi tiết đáng chú ý: Đó là một chiếc giường đơn. Đó là 4 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sức tàn lực kiệt. Và BV K Tân Triều là BV mới, được xây dựng trong lộ trình giảm tải cho BV K Hà Nội. “Chỉ một giường bệnh, một phòng bệnh như thế này đã làm đổ xuống sông, xuống biển hết những nỗ lực của ngành trong giảm tải. Phó giám đốc chuyên môn, Phó giám đốc kinh tế, trưởng khoa phải chịu trách nhiệm về việc này” - Bộ trưởng Y tế phát biểu sau đó!

Nhìn nhận một cách công bằng, so với thời chính Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng phải “choáng” khi bà chứng kiến những bệnh nhi “bò từ trong gầm giường” ra chào mình - hồi đầu năm 2013, đến giờ, ngành y tế đã có rất nhiều nỗ lực trong việc giảm tải, trong việc làm hài lòng người bệnh, và cả trong việc chống tiêu cực nữa.

Những biến chuyển của ngành y tế là điều mà bệnh nhân, hay rộng hơn là người dân có thể cảm nhận được: Khang trang hơn, thoáng mát hơn, sạch đẹp hơn, nhiều nụ cười hơn, ít vòi vĩnh hơn, và công bằng mà nói - sự tận tụy đã được nâng lên rất nhiều. Nhưng thưa Bộ trưởng, câu chuyện 4 bệnh nhân trên một giường bệnh hoàn toàn không phải là cá biệt ở BV K Tân Triều, cũng như những chiếc phong bì - những mũi kim không đau vẫn còn là chuyện dài dài.

Bởi quá tải vẫn là tình trạng phổ biến. Bởi ngay trong chuyến thị sát của Bộ trưởng, cũng có một chỉ số về “sự hài lòng của người bệnh” được công bố với BV K Tân Triều “có cơ sở vật chất tốt nhất nhưng mức độ hài lòng của người bệnh lại thấp nhất”: Chỉ 52%. Bởi ngay trong chuyến thị sát ấy, dù Bộ trưởng Tiến chủ động hỏi chuyện, thậm chí gặng hỏi đầu mục các khoản “khó nói”, những người bệnh của bà, và của ngành y, cũng không dám nói vì lo người thân đang điều trị bị ảnh hưởng. Vậy thì làm sao có thể nói đến một sự hài lòng cho được.

Người dân biết những nỗ lực của cá nhân Bộ trưởng, biết sự tận tâm của đa số các y-bác sĩ. Người dân biết câu hỏi khó của Bộ trưởng hôm nay không phải là một câu hỏi để trả lời, mà là để ràng buộc trách nhiệm của lãnh đạo BV, của trưởng khoa, của các bác sĩ với người bệnh. Nhưng câu hỏi đó đáng lẽ phải từ những người bệnh, bởi có vậy thì trong tương lai nó mới không trở thành một câu hỏi chất vấn tại nghị trường.

Đào Tuấn (Báo Lao động)

Bình luận

Bài toán quá tải khó giải

Bác sĩ Võ Xuân Sơn- Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy- cho rằng: “Để giải quyết bài toán quá tải, cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó, có những biện pháp mà Bộ Y tế không chủ động được”.

Những gì Bộ Y tế đã và đang làm thể hiện nỗ lực giải quyết giảm tải của mình. Từ tăng giá viện phí, đến thông tuyến BHYT, rồi giao quyền tự chủ cho bệnh viện, và bây giờ là chuyển bệnh viện thành doanh nghiệp. Nhưng có vẻ như còn lâu lắm những cố gắng đó mới mang lại được hiệu quả giảm tải thật sự.

ong-vo-xuan-son

Con đườngđi rất đúng, rất phù hợp với sự chuyển đổi từ một nền y tế bao cấp sang một ngành dịch vụ. Vậy mà vẫn còn tới 4 người bệnh nằm trên một cái giường. Bài toán giảm tải không thể giải quyết ngày một ngày hai được. Nhưng đã hơn 1 năm kể từ khi các bệnh viện ký cam kết không để bệnh nhân nằm đôi. Việc tăng giá viện phí cũng đãđiđược một chặng đường khá dài. Vậy mà vẫn tồn tại cảnh 4 bệnh nhân nằm chung một giường.

Thực ra mà nói, số lượng giường bệnh của chúng ta không đến nỗi quá ít so với những nước có cùng mức thu nhập. Nhưng sự quá tải của chúng ta lại rất ấn tượng, giống như ở những nước nghèo hơn chúng ta rất nhiều. Trên thực tế, chúng ta có khá nhiều bệnh viện, trạm y tế còn trống, không có hoặc chỉ lèo tèo vài ba bệnh nhân. Chúng ta đã lãng phí một nguồn lực lớn về y tế khi để những bệnh viện, những trạm y tế đó vắng vẻ, trong khi bệnh nhân tập trung vào các bệnh viện tuyến trên. Sai lầm phân tuyến trong quá khứ sẽ còn đeođuổi chúng ta một thời gian nữa, khi mà những biện pháp Bộ Y tế đưa ra chưa phát huy hiệu quả.

Để giải quyết bài toán quá tải, cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó, có những biện pháp mà Bộ Y tế không chủ động được.

Dư luận


PGS.TS Lương Ngọc Khuê:

Giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện là một trong các nhiệm vụ ưu tiên của ngành y tế. Thực hiện Quyết định số 92/2013/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong hai năm qua đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để thực hiện Đề án và đã đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận, như: Nhiều bệnh viện đã được cải tạo, xây mới; tăng số giường bệnh ở bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối; Thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh với 15 bệnh viện hạt nhân và 53 bệnh viện vệ tinh ở 38 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Đánh giá kết quả bước đầu thực hiện mô hình bệnh viện vệ tinh và Đề án giảm tải bệnh viện cho thấy hiệu quả rõ rệt việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, từng bước giảm quá tải bệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa. Các bệnh viện vệ tinh có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, có kinh phí đối ứng đã có bước phát triển toàn diện vượt bậc.


BS Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, Trưởng văn phòng đại diện TP.HCM, nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM:

Do thực trạng của ngành y tế nước nhà, trước đây chúng ta chưa tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế nên việc quá tải bệnh viện ngày càng nghiêm trọng khiến cho bệnh viện không làm đúng vị trí, không làm được vai trò, chức năng nhiệm vụ của tuyến chữa bệnh trong phân cấp điều trị. Việc quá tải bệnh viện, việc chưa có mạng lưới bác sĩ gia đình ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoạt động của bệnh viện; người dân khó tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí hiệu quả.


PGS Ngô Minh Xuân:

Nếu mô hình Bác sĩ gia đình được đầu tư, phát triển đúng mức sẽ giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện và sẽ chủ động hơn trong phòng bệnh. Các phòng khám bác sĩ gia đình còn có thể giúp sàng lọc, giải quyết phần lớn các bệnh lý thông thường, giảm bớt các ca chuyển tuyến, góp phần giảm tải BV, giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan và đặc biệt, tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân, kinh phí bảo hiểm y tế,... Y học gia đình chính là chìa khóa để giải quyết cùng lúc 2 vấn đề: giảm chi phí y tế và giảm quá tải bệnh viện”.


Bác sĩ Võ Đức Chiến, giám đốc BV Nguyễn Tri Phương:

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước thì còn có thể huy động nguồn vốn từ tư nhân để đầu tư xây dựng BV. Huy động bằng phương thức PPP (hợp tác công - tư), Nhà nước tạo điều kiện cho các dự án PPP phát triển, giao những đơn vị đủ năng lực đầu tư trọn gói, hoặc cho tư nhân đầu tư, khai thác trong vòng 20-30 năm rồi giao lại cho Nhà nước. Nhà nước cần có những chính sách đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Lâu nay chúng ta kêu giảm tải, làm hài lòng người bệnh nhưng cứ loay hoay cơ sở vật chất cũ, bình cũ rồi rượu cũng cũ thì không giải quyết được gì. Đây là những giải pháp năng động để giải quyết câu chuyện cơ sở vật chất cho các BV./.

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn