Sức mạnh tổng hợp của kiến tạo và đổi mới!

Thứ bảy, 30/12/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2018 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2016-2020. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5-6,7%, lạm phát 4%, bội chi 3,7%... Chính phủ quyết tâm tiếp tục phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí. Kinh tế tư nhân được xác định là động lực của phát triển. Tất cả đang ở phía trước.

Người đời vẫn nói, khi ta mải miết đi về phía trước, bao giờ cũng có những phút giây dừng lại để nhìn về phía sau. Đó là cách tiếp thêm năng lượng để hành tiến nhanh hơn, mạnh hơn.

Hơn ba thập kỷ trước - năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đi theo con đường của Đảng lựa chọn, đất nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn để viết nên trang sử mới - trang sử chấn hưng đất nước bằng sự nghiệp Đổi mới.

Nhoáng một cái mà đã hơn ba thập kỷ thay da, đổi thịt cho nền kinh tế nước nhà vốn đi lên từ nền văn minh lúa nước của sông Hồng cùng văn hóa cầm đũa. Kỳ diệu hơn, ấy là cuộc trường chinh của hơn 93 triệu đồng bào khởi xướng trước đây một năm, đó là Quốc gia khởi nghiệp, Chính phủ liêm chính, kiến tạo.

Báo Công luận
 
Đây chính là luồng gió mới trong lành ùa về đất nước mang hình chữ S được sức sống thời đại của năm APEC 2017 tiếp sức từ 21 nền kinh tế xuyên biển Thái Bình Dương dậy sóng mang hơi thở của toàn cầu hóa và thế giới phẳng.

Những điều vừa dẫn có thể coi là phúc. Nhưng trong phúc hình như bao giờ cũng đi theo họa, bởi thế người ta mới nói đó là quy luật của bù trừ. Nhưng chuyện bù - trừ, được - mất thời biến đổi khí hậu đối với nước Việt mình trong năm 2017 thật ác nghiệt. 16 cơn bão, 5, 6 áp thấp nhiệt đới ùa về. Dữ dội, ác liệt nhất phải kể đến siêu bão số 12 có tên gọi quốc tế Damrey, tiếng Việt là “con voi”. Thế là mưa trắng trời, mưa dai dẳng rải khắp, rải đều cả dải đất miền Trung gian lao mà anh dũng. Mưa đi qua đã 3 tháng nay, nhưng cả làng xã An Nghĩa (Bình Định) chưa có ai đi ra khỏi làng vì “giặc” thủy bủa vây.

Mưa thời biến đổi khí hậu, mưa của bão con voi người miền Trung nói tựa cầm thùng mà trút nước. Một số làng bản huyện Nam Trà My của xứ Quảng bị san phẳng, kéo theo nhiều mạng người và của cải tựa như lũ ống, lũ cuốn ở huyện Mù Cang Chải mạn Yên Bái. Đèo Cả non cao của cực nam Trung bộ  cũng sạt lở, trong khi biến đổi khí hậu chà xát nhiều nơi của vựa lúa ĐBSCL,  Chính phủ phải tính đến chuyển đổi phương thức canh tác từ lúa sang cây trồng…  

Trong bối cảnh “trời giáng”, nền kinh tế nước ta vẫn giữ mức tăng trưởng cao. Kỳ diệu là thành tựu tăng trưởng GDP vọt lên con số 6,7%, cả 13/13 chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt. Xuất nhập khẩu mang về kho bạc 400 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài khoảng 24.000 dự án với hơn 320 tỷ đô la Mỹ… Đã khá lâu, chừng 5 năm lại nay mới có những con số “thần thánh” làm nức lòng người. Nỗ lực giảm nghèo, tăng giàu tiếp tục được cải thiện theo hướng bền vững. Câu  nói “Tiến  về phía trước, nhưng không để ai ở lại phía sau” đang “mốt” của thời nay.

Đầu năm 2017, có ai đó trong chén rượu nồng mừng đón năm Đinh Dậu, đã thốt lên cái gì đó như thiếu lòng tin dựa câu nói xưa “gà què ăn quản cối xay”. Cuối năm âm lịch, khi cả nước sắp tiễn Đinh, đón Mậu (Đinh Dậu, Mậu Tuất)  chúng ta coi những thành tựu vừa dẫn là thắng lợi ngoạn mục của năm đầu Quốc gia khởi nghiệp, của Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động. Lịch sử dựng xây nước Việt mình trải nghìn năm là như thế. Trong gian lao, tần tảo mà dựng nên cơ đồ.

Đúng hơn, đầy đủ hơn đó là thành quả của mấy năm phấn đấu không hề mỏi mệt, đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đi vào cuộc sống. Bộ Chính trị ra nghị quyết về quản lý nợ công gắn với mô hình tăng trưởng. Mới nhất là Nghị quyết Trung ương 5 xác định kinh tế tư nhân là động lực của tăng trưởng. Cạnh đó, một số quyết sách kinh tế nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển cũng được ban hành. Mục tiêu cả nước có 1 triệu doanh nghiệp đang ở phía trước.

Chúng ta thấm thía những gì chưa làm được trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Còn đó tệ nạn tham nhũng, lợi ích nhóm… chưa đươc đẩy lùi. Còn đó hàng chục đại dự án thua lỗ với lượng tiền không nhỏ vẫn chưa có ai chịu trách nhiệm (?).
Hơn 600.000 doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn loay hoay đủ thứ mà chưa có đường thoát để tiếp tục cống hiến, mặc dù họ đã chắt bóp để góp 40% cho GDP và 30% cho ngân sách.

Hướng tới mục tiêu hấp dẫn, đó là mọi người, trước hết là lớp trẻ đều khát khao khởi nghiệp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống; là tiếng kèn xung trận; là thực hiện 3 đột phá chiến lược của 93 triệu người Việt Nam trong giai đoạn mới. Thành quả, hoa trái ngọt ngào có được từ khởi nghiệp là thước đo tài năng, trí tuệ, sự thông minh trong mẫn cán của hết thảy chúng ta trong chương trình làm giàu cho Tổ quốc, để đến năm 2020, Việt Nam có thể ngẩng cao đầu đứng vào hàng ngũ những quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Giai đoạn nước rút như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói trước ngày đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 của thế kỷ trước: “Thời gian là lực lượng. Thần tốc, thần tốc”!!!

Báo Công luận
 
Đất nước đã bước sang thời kỳ mới của phát triển, của cạnh tranh và hội nhập sâu cộng đồng kinh tế quốc tế. Theo đó, năm 2018 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2016-2020. Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm đạt 6,5% đến 6,7%; lạm phát 4%; bội chi 3,7%... Chính phủ quyết tâm tiếp tục phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí; kinh tế tư nhân là động lực của phát triển; Biên thùy, bầu trời, biển cả của Tổ quốc phải được giữ vững trong bất luận tình huống nào.

Tất cả tựa như một dòng chảy, một luồng gió mới lan tỏa rộng khắp đất trời của Tổ quốc yêu dấu.

Xuân mới - 2018 đã tràn ngập hang cùng ngõ hẻm, nhà máy, công trường của Tổ quốc. Ngoài kia, bộ đội hải quân, cảnh sát biển, công nhân hóa dầu vẫn chắc tay súng, tay búa để giữ vững nước non một dải, làm vẻ vang, trường tồn thời đại Hồ Chí Minh trong dư vị ngọt ngào thơ xuân của Nguyễn Đình Thi:

“Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

         Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về”.

Nguyễn Xuân Lương            

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn