Tháng 4, non sông liền một dải

Thứ năm, 26/04/2018 07:44 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tháng Tư về Hà Nội theo màu hoa gạo, hoa lộc vừng, hoa sưa dung dị. Những gánh hoa loa kèn trắng muốt cũng theo mùa rong ruổi khắp phố đông. Đường Điện Biên Phủ của Sài Gòn, những hàng kèn hồng cũng vừa bung nở rực rỡ. Tháng Tư, hàng triệu người Việt khấp khởi trước những hành trình dọc chiều dài Tổ quốc, ngược lên Tây Bắc, ra với nắng miền Trung, hay trở lại bưng biền, xuôi về miệt thứ…

1. 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng húc đổ cánh cổng, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc lập tại Sài Gòn, đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh dấu ngày đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối.

Như lời PGS-TS Nguyễn Huy Thục (Viện Lịch sử Quân sự), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi là minh chứng hùng hồn về ý chí và quyết tâm sắt đá, tư duy khoa học sáng tạo và bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, là thành quả của tình đoàn kết, của quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không gì có thể lay chuyển của cả dân tộc.

Rồi sau đó, từ một đất nước đói nghèo lạc hậu, từ đổ nát của chiến tranh, Việt Nam đã từng bước hồi sinh, vươn mình trỗi dậy với con đường đúng đắn: Quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình; nền kinh tế nhiều năm liên tục có tốc độ tăng trưởng cao; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện từng ngày; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao…

Hành trình chuyển mình và đi lên của đất nước cũng vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khái lược trong một bài viết nhân dịp Việt Nam đăng cai Hội nghị cấp cao APEC 2017: "Trong 30 năm Đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam đạt gần 7%/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Đến nay, Việt Nam đã thu hút được 310 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn giải ngân thực tế là 165 tỷ USD, trong đó gần 80% là đến từ các nước Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong số 26 khuôn khổ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập, có các cường quốc hàng đầu ở Châu Á – Thái Bình Dương, các nước ASEAN. 16 Hiệp định thương mại tự do, bao gồm cả các hiệp định đã ký kết, thực thi và đang đàm phán là minh chứng cho chủ trương chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam cũng như mong muốn thúc đẩy hơn nữa tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới…"

Báo Công luận
Ảnh: Vũ Đức Lân 

2.  Sau ngày 30/4/1975, trong hơn 40 dịp kỷ niệm, ngoài là niềm hân hoan thống nhất, non sông thu về một mối, vẫn luôn tồn tại những trăn trở về hòa giải, hòa hợp dân tộc trong bao thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hàng triệu triệu người Việt cùng một Tổ quốc, chung một dân tộc máu đỏ da vàng.

Thực ra, ước muốn hòa giải, hòa hợp dân tộc ấy từng được đặt ra từ khi đất nước còn chưa thống nhất, ngay sau hiệp định Paris (1973), với việc ra đời của Hội đồng Hòa giải Hòa hợp dân tộc để lo tổ chức tổng tuyển cử, tái lập hòa bình. Và trước đó nữa, theo lời kể của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, năm 1972, khi thăm Vĩnh Linh, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đặt câu hỏi: Sau khi thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất? Ông Lê Duẩn chăm chú lắng nghe các ý kiến, rồi nói: "Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc!".

Việt Nam sau 43 năm hoàn toàn độc lập, hơn 30 năm đổi mới đã khép lại quá khứ, thành bè bạn với nhiều quốc gia từng xâm lược, đô hộ, cùng hướng tới tương lai. Cùng với đó là muôn ngàn cánh cửa đoàn kết, giao lưu, hợp tác với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài luôn mở rộng.

Giờ đây, người Việt ở trong nước, người Việt ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á hay châu Đại Dương đều dễ dàng đi lại, kinh doanh làm ăn, học tập, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa… Tất cả bắt nguồn từ niềm tin tưởng, khi tất cả cùng mục tiêu vì lợi ích tối thượng của đất nước, của dân tộc.

Giờ đây, bộ Lịch sử Việt Nam đã không còn dùng từ "ngụy quyền Sài Gòn" để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, một biểu tượng của quyết tâm khép lại quá khứ, hòa hợp, hòa giải dân tộc.

Một học giả nào đó từng nói như câu ca: Từ bao đời, đất mẹ dẫu có bão bùng, nhưng đôi tay mẹ có bao giờ thôi dang rộng để đón chào tất cả những người con của mẹ sinh ra…

3. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khi làm Chủ tịch MTTQ Việt Nam kể về năm đầu tiên lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp ở đôi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc…"

Sáng 25/4, tức mồng 10/3 Âm lịch, những con Lạc cháu Hồng trong nước và hải ngoại đã tổ chức dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức các Vua Hùng. Tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

(TP. Việt Trì, Phú Thọ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước… cũng có mặt từ sáng sớm dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của tiền nhân đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ non sông; cầu mong cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại trường tồn…

Có lẽ bất cứ ai trải qua, chứng kiến hoặc nghe kể lại những năm tháng đấu tranh bi tráng của dân tộc, hay đang theo dõi một thế giới hoảng loạn, đạn bom vây bủa hôm nay, sẽ thấy được ý nghĩa to lớn của ngày độc lập 30/4, sẽ cảm nhận hết giá trị của hòa bình, thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc mà bao thế hệ cha anh đã phải đánh đổi cả bằng máu xương lớp lớp.

Giỗ Tổ Hùng Vương ngay trước kỷ niệm ngày thống nhất 30/4 tiếp tục là lời nhắc nhở chúng ta, những người cùng một Tổ quốc, chung một dân tộc yêu thương nhau hơn, xích lại gần nhau hơn, vì một Việt Nam độc lập, hòa bình và phát triển.

Kiên Giang

 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn