Thiếu cơ chế bảo vệ phóng viên tác nghiệp “điểm nóng”

Thứ năm, 15/03/2018 10:13 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hành hung nhà báo là câu chuyện cũ nhưng luôn nóng trong cùng một ngày, nhà báo lại tiếp tục bị hành hung tại Đà Nẵng và Khánh Hòa. Làm thế nào để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp? Giải pháp nào để tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho nhà báo để họ tiếp tục nuôi dưỡng nhiệt huyết và dấn thân kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực vì một xã hội trong sạch và phát triển bền vững.

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ nhà báo tác nghiệp đúng pháp luật trong các “tình huống nóng”; quan niệm, thao tác và kỹ năng “bếp núc” để tự bảo vệ mình, lấy thông tin và bảo vệ sự chân xác của thông tin; bản lĩnh và đạo đức cá nhân của nhà báo khi vào “vùng xung đột” nguy hiểm; sự chỉ đạo, phối hợp, bảo vệ của tòa soạn; vai trò của tổ chức Hội nghề nghiệp, của các cơ quan chức năng bảo vệ nhà báo trước sự cản trở tấn công khi thi hành nhiệm vụ... là những chủ đề luôn nóng trong quá trình tác nghiệp của nhà báo. Hành hung nhà báo là câu chuyện cũ nhưng luôn nóng trong cùng một ngày, nhà báo lại tiếp tục bị hành hung tại Đà Nẵng và Khánh Hòa. Làm thế nào để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp? Giải pháp nào để tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho nhà báo để họ tiếp tục nuôi dưỡng nhiệt huyết và dấn thân kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực vì một xã hội trong sạch và phát triển bền vững.

Nhà báo tiếp tục bị hành hung

Ngày 11/3, phóng viên Hứa Vĩnh Nhân, báo Giao thông (thường trú tại TP.Đà Nẵng) trong lúc đi ghi nhận phản ánh của người dân về việc quán Bar Lost and Found (số 28 đường Bạch Đằng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu) thường xuyên mở nhạc khuya, ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh thì bất ngờ bị một nhóm thanh niên khoảng 5-6 người từ trong quán bar tiến đến hành hung.

Cùng ngày, trong quá trình tác nghiệp phản ánh tình trạng khai thác quặng (thiếc) trái phép trên địa bàn xã Khánh Thành, huyện Khánh Vĩnh; 2 phóng viên của báo Khánh Hòa là Thành Long và Thế Anh đã bị nhiều đối tượng côn đồ hành hung, bắt giữ trái pháp luật, đánh đập và cướp tài sản.

Báo Công luận
 

Chỉ cần gõ 4 chữ “hành hung nhà báo” là hàng loạt các kết quả, hình ảnh cho thấy tính chất nguy hiểm của nghề báo. Không chỉ bản thân nhà báo bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể xác, tinh thần, mà phía sau họ là những trăn trở về sự an toàn của gia đình, vợ con. Các cơ quan chức năng thống kê, 5 năm trở lại đây có 50 vụ tấn công nhà báo. Xin điểm qua vài vụ xảy ra năm 2016, như ngày 23/3, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao động) bị 3 đối tượng hành hung tại khu vực phía sau chung cư Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai, Hà Nội); ngày 6/11, phóng viên Nguyễn Tùng (Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC) và đồng nghiệp là Phạm Hiển (phóng viên báo Pháp luật Việt Nam) bị đánh tại huyện Thanh Oai (Hà Nội); nhà báo Đặng Văn Nghịnh và Nguyễn Anh Tuấn, Phòng Thời sự, Đài PT - TH tỉnh Thái Nguyên bị hành hung khi đang thực hiện phóng sự điều tra về tình trạng khai thác cát sỏi trên địa bàn xã Quân Chu (huyện Đại Từ).

Năm 2017, vào ngày 28/2, nhà báo Văn Thanh, Văn phòng đại diện báo Thanh tra khu vực miền Trung - Tây Nguyên bị hành hung trong quá trình lấy thông tin về tình trạng khai thác quặng tại xã Vân Sơn (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa); sáng 13/6, một nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đang tác nghiệp ghi hình tại khu vực trước cửa số nhà 172 QL3, thuộc địa phận xã Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thì bị một người đàn ông điều khiển ô tô bán tải đâm vào nhưng không trúng, chiếc máy quay phim của nhóm phóng viên đã bị chiếc ô tô này nghiền nát…

Luật Báo chí quy định “không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Tuy vậy, dù nhiều nhà báo bị hành hung, đánh đập nhưng hiệu quả xử lý thấp, điều đó ảnh hưởng lớn đến nhiệt huyết của phóng viên, nhà báo.

Sự hậu thuẫn cần thiết

Hiện nay, trên cả nước có 858 cơ quan báo chí với gần 50 nghìn người làm báo trong đó có 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ. Một số lượng nhà báo lớn, tác nghiệp trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, không phải phóng viên, nhà báo nào cũng nắm hết Luật báo chí, các quy định pháp luật để áp dụng khi cần thiết hay có những sai sót nghiệp vụ, mắc lỗi khi tác nghiệp. Sau sự việc phóng viên Vĩnh Nhân, thuộc văn phòng thường trú miền Trung của Báo Giao thông bị hành hung và 2 phóng viên Báo Khánh Hòa bị “quặng tặc” đánh, đại diện Hội Nhà báo, Bộ Thông tin truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương đều nhấn mạnh việc bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên, nhà báo.

Báo Công luận
 Nhà báo bị hành hung khi tác nghiệp vẫn luôn là vấn đề "nóng".

“Dù bất kỳ ở đâu, lý do gì, thời điểm nào thì pháp luật cũng đều bảo vệ quyền tác nghiệp chính đáng của nhà báo, phóng viên. Các báo cần lên tiếng ủng hộ để các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý rốt ráo vụ việc”, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh. Tuy nhiên, từ hai vụ việc, ông Lợi cũng lưu ý các báo về việc quản lý và tạo điều kiện để phóng viên tác nghiệp an toàn. Đặc biệt có phương án bảo vệ nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp những vấn đề nhạy cảm, nguy hiểm, ở địa bàn không thuận lợi...

Thiếu tướng Phạm Văn Miên, Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân cho rằng: Khi tác nghiệp mà bị hành hung thì chúng ta nên xem lại quy trình của tất cả các phóng viên khi tác nghiệp nó như nào, có được theo cái bài bản, có được báo cáo, có được chuẩn bị gì hay không? Bởi vì nói đến hành hung là nói đến một vấn đề hết sức phức tạp. Nói đến hành hung là nói đến các đối tượng mà chúng ta tiếp cận để phỏng vấn, để ghi chép thông tin mà chúng ta không thể đảm bảo được an toàn cho mình, và chúng ta phải  có sự chuẩn bị cho mình.
Thêm vào đó, khi gặp cản trở, bị đe dọa trong hoạt động tác nghiệp, hội viên, nhà báo và cơ quan báo chí phải lên tiếng ngay. Bởi việc nhà báo bị hành hung, cản trở đồng nghĩa với việc thông tin không được công khai, nhiều góc tối, nhiều tiêu cực đã bị che lấp.

Là người hiểu luật và nắm chắc kỹ năng, nghiệp vụ điều tra, nhà báo Phùng Sưởng - Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho rằng nhà báo khi tác nghiệp, ngoài việc phải hiểu luật và vấn đề mình định điều tra, thì phải có kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin. Bởi vũ khí quan trọng của nhà báo chính là sự thật.

Một điều khác nữa, để khích lệ và làm điểm tựa cho nhà báo, thì chính lãnh đạo cơ quan, mà trực tiếp là Tổng Biên tập, cần hiểu công việc của anh em phóng viên điều tra, kịp thời động viên họ sau mỗi bài viết công phu, có tính phát hiện bằng cách tăng nhuận bút, thưởng nóng… Và, trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì đòi hỏi cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của phóng viên. Đây là thực tế không phải cơ quan nào cũng làm được. Có những đơn vị, khi xảy ra vụ việc, hoặc rủi ro nào đó, thay vì bảo vệ, chia sẻ trách nhiệm, lại tìm cách đổ lỗi cho phóng viên.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn