Về đâu #Metoo phiên bản Việt?

Thứ năm, 17/05/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hashtag #Metoo (tôi cũng vậy) là chiến dịch của những nạn nhân bị xâm hại, quấy rối tình dục, cùng kêu gọi các nạn nhân chia sẻ câu chuyện và vạch trần đám “yêu râu xanh” ra trước ánh sáng. Phong trào đã và đang tác động mạnh mẽ lên đời sống xã hội tại nhiều quốc gia, nhưng khi tới Việt Nam thì gặp rất nhiều rào cản.

1. #Metoo khởi xướng ở Mỹ, được hưởng ứng rộng rãi ở châu Âu và dần nảy mầm tại châu Á.

Vào năm 2006, nhà hoạt động xã hội Mỹ Tarana Burke lập nhóm “Me Too” với ước mong những nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục có thể tâm sự về nỗi đau họ phải chịu đựng mà không phải chịu sự chỉ trích, dè bỉu từ những người vô can và dư luận xã hội.

Ước mơ của Tarana Burke phải mất 10 năm mới thành sự thực, khi nữ diễn viên Alyssa Milano đăng một dòng “tweet” vào tháng 10/2017: “Một người bạn đã đề nghị tôi thế này, nếu tất cả phụ nữ từng bị quấy rối hay tấn công tình dục cùng đăng trạng thái “me too”, chúng ta có thể khiến cho mọi người nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn nạn này”. Sau đó, rất nhiều phụ nữ, người nổi tiếng, đã đồng loạt phản hồi #Metoo và chia sẻ câu chuyện của mình.

#Metoo lên tới đỉnh cao ngay cuối năm 2017, khi Tạp chí TIME công bố nhân vật của năm là The Silence Breakers - Những người phá vỡ sự im lặng.

Ở Á châu, cựu sinh viên Trung Quốc Luo Xixi đã dũng cảm tố cáo một thầy giáo có hành vi cưỡng hiếp cô nhưng không thành. Tại Hàn Quốc, công tố viên Seo Ji-hyeon đã lên báo tố cáo một quan chức Bộ Tư pháp quấy rối mình năm 2010. 

Đảo quốc Nhật Bản cũng không đứng ngoài chiến dịch khi một quan chức Bộ tài chính phải từ chức vì vướng cáo buộc quấy rối tình dục các nữ phóng viên…

Tại Việt Nam, #Metoo đã nên hình nên dạng vào giữa tháng 4/2018, khi một nữ cộng tác viên cáo buộc cán bộ báo Tuổi Trẻ có hành vi hiếp dâm. Nhà trường đã lên tiếng, dư luận hoài nghi…, nhưng rồi tất cả vẫn phải chờ kết luận của cơ quan chức năng theo luật định.

Việc có rất ít sự đồng cảm với nữ sinh đã đặt cho chúng ta trước câu hỏi rất cũ: Tại sao các nạn nhân lại im lặng tự chịu đựng nỗi đau? Theo các chuyên gia tâm lý, chúng ta còn sợ hãi trước cái nhìn định kiến, sự chỉ trích, dè bỉu từ phía những người vô can và dư luận.

Báo Công luận
 

2. #Metoo phiên bản Việt khi đứng trước nguy cơ bị dập tắt từ trứng nước, thì scandal liên quan tới ca sĩ Phạm Anh Khoa như đưa phong trào trở lại.

Đầu tiên, ngày 27/4, vũ công Phạm Lịch trên mạng xã hội cá nhân đã tố đích danh Phạm Anh Khoa gạ tình bằng lời lẽ thô tục và đặt biệt danh tục tĩu. Tới 30/4, Lịch trả lời phỏng vấn báo chí, cho biết việc gạ tình, quấy rối diễn ra trong vòng một tuần, khi cả hai cùng làm việc trong chương trình “Trời sinh một cặp”. Và đúng như các chuyên gia tâm lý từng cảnh báo, nạn nhân thay vì được cảm thông, bảo vệ, giúp đỡ, đã phải hứng chịu rất nhiều điều tiếng.

#Metoo đã bắt đầu, vũ công Nga My ngày 5/5 đã tố Phạm Anh Khoa từng nhiều lần gạ gẫm, rủ qua khách sạn, nhà riêng vào nửa đêm. Ngày 11/5, stylist M.P lên tiếng tố cáo Khoa tấn công tình dục, đã khiến cô bị trầm cảm, rất khó khăn mới có thể trở lại sống một cuộc sống bình thường… 

Sáng 12/5, Phạm Anh Khoa phải lên tiếng xin lỗi, nhưng chỉ đơn giản là qua một video trò chuyện với Trung tâm CSAGA. Các nạn nhân từ chối nhận lời xin lỗi kiểu vòng vo ấy.

Nam ca sĩ sau đó vẫn xuất hiện trên sóng VTV, đã đưa công chúng trở lại với ký ức về nghệ sĩ Minh Béo. Minh Béo sau án tù tại Mỹ về tội ấu dâm vẫn được hoạt động nghệ thuật, không bị giới hạn tiếp xúc các đối tượng thiếu niên trong phạm vi mà Minh từng gây án.

Người Việt và cơ quan quản lý, tổ chức biểu diễn có thể “bao dung”, nhưng các tổ chức quốc tế thì không. Chiều 14/5, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tuyên bố chấm dứt hợp tác với Phạm Anh Khoa với tư cách là Đại sứ hình ảnh về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái…

Sáng 15/5, Phạm Anh Khoa lại lên tiếng, đã chân thành, tha thiết xin lỗi các nạn nhân, công chúng. Dẫu rằng người Việt không “đánh kẻ chạy lại”, nhưng những dấu hiệu của tội phạm tình dục luôn rất khó được tha thứ.

3. Cũng tháng 5/2018,  TAND Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khắc Thủy (77 tuổi, cựu Giám đốc NHNN chi nhánh Bà Rịa -Vũng Tàu) 18 tháng tù treo về tội “Dâm ô trẻ em” thay vì 3 năm tù giam như trong bản án sơ thẩm trước đó. Bản án  đã lập tức được gọi tên “sự phỉ báng công lý”.

Luật sư Trần Ngọc Nữ - Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM đã bày tỏ sự bức xúc, bởi hành vi phạm tội của bị cáo Thủy là thực hiện nhiều lần, nhiều trường hợp nên bản án 3 năm tù của tòa cấp sơ thẩm là quá nhẹ, việc giảm án thành 18 tháng tù treo là không thể chấp nhận. Theo luật sư Nữ, “đã là tội dâm ô rồi thì không thể được hưởng án treo. Trong khi đó, bị cáo bị thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với trẻ em. Ngoài ra các tình tiết giảm nhẹ như già yếu, có cống hiến là không phù hợp!”

May thay, Hội bảo vệ Quyền trẻ em đã vào cuộc ngay lập tức, Viện KSND Cấp cao tại TP.HCM chỉ đạo rút hồ sơ vụ án để xem xét trên cơ sở kháng nghị toàn bộ bản án phúc thẩm…

Từ vụ việc tại Báo Tuổi trẻ, chuyện ca sĩ Khoa có suy nghĩ “trong showbiz vỗ mông nhau cũng như chào hỏi” hay quyết định đẩy Nguyễn Khắc Thủy về với cộng đồng với rất nhiều trẻ nhỏ của tòa…, đã cho thấy sự lỏng lẻo của luật pháp, sự nhẫn tâm của các cơ quan hữu trách, của một bộ phận người dân trong bảo vệ trẻ em, bảo vệ những nạn nhân bị hành hạ, dằn vặt bởi quỷ dữ.

Khi những yêu râu xanh còn nhởn nhơ trên sân khấu, hay đi rao giảng đạo đức, thì ngay cả người thân, cả chính chúng ta cũng luôn thường trực nguy cơ bị kẻ ác giở trò thú vật.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn