Viết bậy lên di tích: Vacxin nào cho người Việt?

Thứ năm, 08/11/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều tờ báo Nhật Bản đang liên tục thông tin về hành vi phá hoại tại một bức tường bằng đá của thành cổ Yonago (tỉnh Tottori). Theo đó, trên diện tích 70 x 40 cm của di tích 500 năm tuổi này, một số kí tự và hình vẽ vừa được khắc lên bằng vật nhọn. Với sự phẫn nộ từ dư luận, được biết chính quyền tỉnh Tottori cũng khẩn trương tìm kiếm thủ phạm để xử lý theo các quy định hiện có về bảo tồn Di sản văn hóa.

Đáng nói, câu chuyện ấy diễn ra tại nước Nhật, nhưng lại đang rất “hot” trên các trang mạng xã hội Việt Nam. Lý do đơn giản: rất nhiều ý kiến cho rằng thủ phạm ở đây là… người Việt – khi những kí tự để lại trên di tích của Nhật Bản rất giống với ngôn ngữ Việt Nam. Dù phỏng đoán ấy đúng hay sai, chúng ta đang có cơ hội tốt để tự nhìn lại một thói xấu trong văn hóa ứng xử – khi mà với câu chuyện này, sự bức xúc chung của cộng đồng đang được đẩy lên cao.

“Nghi án” người Việt vẽ bậy

Mặc dù, sự việc quy chụp trên là vội vã – khi những kết luận cuối cùng chưa được đưa ra – thì cũng phải nhìn nhận một cách thẳng thắn: sở thích để lại “dấu ấn” khi đi du lịch của người Việt là có thật và không xa lạ gì.

Không cần phải sang Nhật Bản, chính chúng ta cũng liên tục bắt gặp câu chuyện này trong đời sống hằng ngày, với sự bức xúc của dư luận và báo giới.

Gần như, ở mỗi cuộc tọa đàm về du lịch hay bảo tồn di sản, phía quản lý vẫn thường xuyên nhắc đến tình trạng vẽ, khắc, viết bậy… lên di tích và hiện vật. Kèm theo đó, ảnh chụp các “tác phẩm” của những người thiếu ý thức này cũng liên tục được cung cấp cho cộng đồng.

Không đâu xa, ngay tại Hồ Gươm của Hà Nội, 2 di tích là tháp Hòa Phong và tháp Bút thường xuyên trở thành nạn nhân của tình trạng này. Như những gì được ngành quản lý phản ánh, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, lực lượng làm vệ sinh tại đây lại phải vất vả tìm cách tẩy xóa những câu chữ, hình thù đủ màu sắc và ngôn ngữ được viết, vẽ lên phần thân tháp.

Hoặc, tại chùa Cổ Lễ (Nam Định), nhà chùa cũng đã từng phải kêu trời – khi ngoài việc viết chi chít lên gác ba tầng tại đây, có đối tượng còn chịu khó tìm cách chui cả vào… lòng quả chuông đang treo ở đỉnh tầng ba để vẽ bậy. Rồi, tại Huế, chuông đồng (Đại hồng chung) chùa Thiên Mụ, dù đã được xếp hạng là bảo vật Quốc gia vào năm 2014, cũng từng rơi vào tình trạng này.

Thậm chí, vài năm trước, cột mốc 423 của tỉnh Hà Giang từng bị một nhóm du khách sửa thành cột mốc 428 để chụp ảnh, khiến cho các chiến sĩ biên phòng phải đến tận nơi để kiểm tra và khôi phục hiện trạng.

Thật ra, tại Việt Nam, các quy phạm pháp luật về việc này không thiếu – theo đó, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ vài trăm ngàn tới vài triệu đồng, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng, đó không phải là cách để xử lý tận gốc vấn đề.

Không ai có thể giám sát nổi hàng chục ngàn di tích, thắng cảnh tại Việt Nam trong suốt 24 giờ. Và về bản chất, một thói xấu trong văn hóa ứng xử chỉ có thể giải quyết chính bằng con đường của văn hóa, từ trong nhận thức.

Báo Công luận
 
Trách nhiệm thuộc về ai?

Vậy trách nhiệm thuộc đâu? Đó là câu hỏi được đặt ra, trước hết là Ban quản lý các di tích đó. Nếu là dân sở tại vạch vẽ thì các nhà quản lý văn hóa cần theo dõi, nắm bắt giáo dục bằng các hình thức khác nhau để có biện pháp phù hợp, nhắc nhở, kiện cáo, tương xứng với hành vi thiếu văn hóa.

Vẽ bậy lên báu vật quốc gia thì tội sẽ được xử lý với hình thức cao hơn, vẽ lên tường thì cũng tùy cấp độ khác nhau.

Chính quyền, các nhà quản lý văn hóa trực tiếp, đội ngũ bảo vệ phải có ý thức trách nhiệm, quan sát, bao quát nắm bắt đối tượng, chính quyền sở tại phải có biện pháp nào đó, phát tờ rơi, giải thích, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt thế hệ trẻ, đối với giá trị di tích địa phương.

Nhưng người quản lý văn hóa thì không thể 24/24h đứng đó túc trực, xử phạt mà phải thông qua các phương tiện truyền thông, sinh hoạt các hội đoàn, hội phụ nữ, câu lạc bộ địa phương để tuyên truyền giáo dục, trên cơ sở đó nâng cao vai trò, ý thức bảo vệ di tích của người dân.

Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ thuộc về nhà quản lý văn hóa mà còn thuộc về chung cộng đồng, bởi vì di sản văn hóa, chủ thể chính là cộng đồng, các thế hệ cộng đồng trao truyền, bảo tồn cùng các thiết chế văn hóa, chính quyền và các nhà quản lý văn hóa khai thác, phát huy giá trị đó, bản thân cộng đồng phải có ý thức trách nhiệm.

Vì vậy ngay cả tuyên truyền, vận động, quảng bá cũng phải có nhiều hình thức đa dạng, phong phú, từ các hình thức sinh hoạt văn hóa dòng họ, sinh hoạt văn hóa gia đình, sinh hoạt văn hóa hội đoàn, đoàn thể, dưới nhiều góc độ khác nhau để nâng cao nhận thức của người dân, chứ không nói chung chung được.

Báo Công luận
 
Phải gắn liền với giáo dục từ nhỏ

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Thành Phần - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á cho rằng, đây là câu chuyện bình thường với người Việt Nam, bất kỳ nơi nào họ cũng muốn lưu giữ câu chuyện của mình, mối tình, hay mối tâm giao bạn bè... họ không phân biệt được nơi nào được ghi và không được ghi.

“Nguyên nhân chính là do giáo dục, chúng ta không giáo dục việc này, tôi nghĩ lỗi không phải của những người vẽ bậy mà lỗi hệ thống giáo dục của chúng ta, trường học không giáo dục, nên đó là chuyện đương nhiên.

Chúng ta phải có giáo dục từ nhỏ, tại sao người Nhật Bản họ tôn trọng và làm những việc này rất tốt trong khi sinh ra con người như nhau, nhưng khi lớn lên, nằm trong hệ thống giáo dục khác nhau sẽ hình thành ý thức khác nhau.

Hiện có 3 hệ thống: hệ thống giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, 3 hệ thống này liên kết, phối hợp, hỗ trợ nhau thật tốt. Con người sống trong môi trường giáo dục tốt thì mới hình thành nên được nhân cách tốt, đó là bình thường, không đáng ngạc nhiên.

Ai cũng có cái tôi của mình, ai cũng thích, cũng muốn mình nổi tiếng, cũng muốn lưu kỷ niệm, nhưng vì không có giáo dục nên họ không muốn làm gì, họ làm thế không biết đúng hay sai.

Tôi lấy một ví dụ cụ thể, người Nhật Bản tại sao họ có ý thức vì từ nhỏ họ đã dạy, trong xã hội, trong dòng tộc đều dạy, nên lớn lên họ ý thức rất cao. Họ ra đường không xả rác, vì từ nhỏ họ đã thấy cả xã hội, bố mẹ không ai làm thế, nên họ không làm. Đó là một thói quen nếu làm khác đi thì họ thấy khó chịu.

Văn hóa là từ giáo dục mà ra, chứ không phải tự nhiên có được, văn hóa được hình thành bởi giáo dục cộng đồng, gia đình, xã hội”, ông Phần nhấn mạnh.

Đồng thời, theo vị chuyên gia này, để xử lý, chúng ta phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trước mắt và lâu dài. Trước mắt là có chế tài, bất khả dĩ, ra một bộ Luật quy định về việc ai vẽ bậy bắt được thì phạt thật nặng, nhưng đó chỉ là tạm thời. Về lâu dài thì phải làm sao để họ hiểu được ý nghĩa, vì sao không nên vẽ, tôn trọng giá trị văn hóa.

Khánh An

Tin khác

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn