Xây dựng Đặc khu kinh tế: Đã quyết, đừng chần chừ!

Thứ năm, 02/11/2017 06:09 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đề án đặc khu hành chính kinh tế đầu tiên tại Việt Nam đang được dư luận quan tâm. Chủ trương và chiến lược phát triển đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được đề cập tới từ các đại hội 8 của Đảng cho đến nay. 3 đề án đặc khu hành chính kinh tế đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn trình lên Quốc hội chính là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Tại sao phải xây dựng đặc khu hành chính kinh tế? Câu hỏi này đã được nghiên cứu suốt hơn mười năm qua. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, nền kinh tế chứng kiến cuộc đua xây dựng các khu kinh tế giữa các địa phương và 17 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 328 khu công nghiệp được thành lập. Nhưng sau 25 năm những khu công nghiệp, kinh tế mở này đã không phát huy được vai trò như mong muốn. Đã đến lúc Việt Nam cần một mô hình thực sự mang lại hiệu quả cho kinh tế đất nước và đó là đặc khu hành chính kinh tế.

Việt Nam chưa có đặc khu kinh tế đúng nghĩa?

Ba mươi năm trước, ĐKKT Thâm Quyến đã đi đầu cả Trung Quốc để từ một làng chài nhỏ giờ trở thành một đô thị lớn quốc tế hóa. Là nước đi sau, Việt Nam cần phải làm gì để có thể xây dựng ĐKKT với sự khác biệt, có sức hấp dẫn so với các ĐKKT khác của các nước láng giềng?

Đến nay, Việt Nam mới có 15 khu kinh tế ven biển với diện tích khoảng 54.000ha. Thể chế của các khu kinh tế này tuy có vượt trội so với các khu công nghiệp, nhưng chỉ tập trung vào các ưu đãi về thuế, về tiền thu đất... nên chưa đủ sức cạnh tranh so với các khu kinh tế tự do trong khu vực và trên thế giới. Hầu như chưa có những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thực hiện đầu tư ở các khu kinh tế này. “Mô hình ĐKKT đã thành công ở nhiều quốc gia từ hơn ba thập kỷ qua nhưng với Việt Nam là vấn đề mới”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Kết luận số 74-KL/TW ngày 17/10/2013 của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khoá XI) đã ghi rõ: “Sớm xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện một số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt”. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam chỉ đạo xây dựng 3 đặc khu kinh tế tại ba địa phương có tiềm năng là Vân Đồn - Quảng Ninh; Vân Phong - Khánh Hòa và Phú Quốc - Kiên Giang nhằm tạo động lực phát triển cho từng vùng và cả nước. ĐKKT cũng là nơi thử nghiệm các thể chế, cơ chế mới trước khi trở thành thể chế, chính sách của cả nước.

Báo Công luận
Phú Quốc sẽ là 1 trong 3 đặc khu kinh tế ở Việt Nam. 
Từ thuở ban đầu mới thành lập, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã ý thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ tài chính vì điều gây tranh cãi nhất chính là không có kinh phí xây dựng. “Cho tới nay, đặc khu vẫn có những chính sách đặc thù để thu hút các tổ chức tài chính mở ra tại Thâm Quyến”, GS Lý Quốc Hoa, Viện Kinh tế, Đại học Thượng Hải cho biết. Theo chỉ số phát triển của Trung tâm tài chính Down Jones năm 2013, Thâm Quyến xếp thứ hạng 15 trong bảng xếp hạng các trung tâm tài chính toàn cầu. Thâm Quyến đã có bước phát triển phi thường về kinh tế, GDP từ 179 triệu tệ năm 1979 tăng lên gần 1.450 tỷ tệ vào năm 2013.

Cũng phải kể đến lý do quan trọng mà Trung Quốc đã chọn Thâm Quyến để xây dựng ĐKKT vì khu vực này rất gần Hồng Kông, một thị trường vốn lớn, có khoa học công nghệ phát triển, kinh nghiệm quản lý tốt do người Anh gây dựng. Có thể thấy, yếu tố địa lợi cũng rất quan trọng đối với sự thành công của việc xây dựng ĐKKT.

Quay trở lại với Việt Nam, GS.TS. Võ Đại Lược cũng là người đã nhiều lần đề cập đến vấn đề thành lập ĐKKT ở Việt Nam lưu ý “bây giờ bàn việc lập ĐKKT là hơi muộn song vì đã hơi muộn thì nên quyết làm luôn”.

Hiện nay, Việt Nam đang trong những bước đầu tiên xây dựng ĐKKT và cũng có mấy điểm khó, mà điểm khó đầu tiên, như với Vân Đồn (Quảng Ninh) hiện nay là không gần một đặc khu nào như Hồng Kông, lại phải cạnh tranh khốc liệt.

 Công cuộc “cởi trói” và thử nghiệm

Sự thành công của các mô hình ĐKKT trên thế giới có mẫu số chung là xóa các rào cản phát triển; tinh gọn bộ máy quản lý, tự do hóa trên nhiều lĩnh vực; chính sách thông thoáng, đặc biệt ưu đãi và mở cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Đặc khu cũng là nơi thử nghiệm các ý tưởng mới. Hầu hết các quốc gia đều xây dựng luật điều chỉnh riêng áp dụng cho một số ĐKKT hoặc áp dụng riêng chỉ cho 1 đặc khu như ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Nhật Bản...

Bài học thành công khi kiến tạo đặc khu cho thấy, điều mấu chốt khi xây dựng ĐKKT là lựa chọn đúng vùng lãnh thổ có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, thường gần cảng biển quốc tế, các tuyến giao thông quan trọng của đất nước; có nhiều tiềm năng phát triển toàn diện kinh tế-xã hội; liền kề khu vực kinh tế phát triển, có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và nguồn nhân lực.

Báo Công luận
Cần một thể chế hiện đại và vượt trội để thu hút nhân tài, thu hút đầu tư xây dựng các ĐKKT 
Và chắc chắn, mấu chốt tạo nên sức sống cho một ĐKKT không gì khác chính là cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo ra vùng xoáy hút vốn đầu tư. Ở đó nhà đầu tư được trải thảm đỏ chứ không phải chịu áp lực về các rào cản thủ tục – như những chiếc “vòng kim cô”.

Chính vì vậy, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội và nhân văn cho rằng, yêu cầu đầu tiên là cần một thể chế hiện đại và vượt trội để thu hút nhân tài, thu hút đầu tư xây dựng các ĐKKT, nếu không vượt trội được thì cũng không thể kém thể chế ở các quốc gia lân cận.

ĐKKT là khu vực được khoanh vùng về địa lý, một hệ thống thể chế mạnh và những chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt, có quy định pháp lý ở mức cao nhất. Ông Andrew Grant, lãnh đạo toàn cầu khu vực công - Tập đoàn Mc Kinsey Singapore chỉ ra mối liên quan giữa một môi trường pháp lý thoáng và sự phát triển kinh tế, ví dụ như ĐKKT Thâm Quyến với thể chế mạnh đã tạo ra công ăn việc làm với tốc độ nhanh hơn cả Trung Quốc và Hồng Kông. Và, ĐKKT không thể thành công nếu không có nhân tài, như so sánh của ông Andrew Grant thì nhân tài giống như ôxy của ĐKKT vậy”.

Hình thức ĐKKT luôn hàm nghĩa “vượt” luật hiện hành, Dự án Luật về ĐKKT, đặc khu hành chính kinh tế hiện đã có trong chương trình xây dựng luật pháp của Quốc hội, có thể và nên tham khảo vận dụng Luật ĐKKT của những nước đi trước. Ba ĐKKT rất ấn tượng trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây là: Thâm Quyến (Trung Quốc), Dubai (Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất) và Incheon (Hàn Quốc) đều thành công khi dựa vào các thể chế mạnh, nổi trội.

Và, như ví von của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “ĐKKT là cái tổ cho phượng hoàng đến đẻ trứng. Nếu ta làm tổ cho gà thì sẽ không thể nào có phượng hoàng đến đẻ trứng được”.

Khánh An

 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn