Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế): Bác bỏ thông tin ăn vải thiều gây bệnh viêm não Nhật Bản

Thứ hai, 04/07/2016 15:25 PM - 0 Trả lời

Theo Cục Y tế dự phòng, tháng 6 -7 hàng năm trùng hợp với tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm trùng với mùa vải nên từng có thông tin người ăn vải gây viêm não Nhật Bản. Các chuyên gia y tế phải lên tiếng bác bỏ tin đồn này, cứu nguy cho thị trường vải ở miền Bắc.

(CLO) Theo Cục Y tế dự phòng, tháng 6 -7 hàng năm trùng hợp với tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm trùng với mùa vải nên từng có thông tin người ăn vải gây viêm não Nhật Bản. Các chuyên gia y tế phải lên tiếng bác bỏ tin đồn này, cứu nguy cho thị trường vải ở miền Bắc.

[caption id="attachment_106961" align="aligncenter" width="600"]Ở trẻ nhỏ, khó phát hiện bệnh VNNB hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: Sốt, nôn nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Ảnh Internet. Ở trẻ nhỏ, khó phát hiện bệnh VNNB hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: Sốt, nôn nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Ảnh Internet.[/caption]

Hiểu rõ về Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do vi rút gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Sở dĩ bệnh có tên là viêm não Nhật Bản là do được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản cũng là người tìm ra vi rút gây bệnh và đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB).

Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh và tất nhiên việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh VNNB.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Các quốc gia lưu hành VNNB cao bao gồm các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippine.

Ở Việt Nam, bệnh VNNB ghi nhận ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh điểm dịch khoảng tháng 6 - 7.

Hàng năm ở nước ta có khoảng từ vài trăm đến 1000 trường hợp mắc viêm não vi rút và khoảng 20% trong số này là VNNB. Từ năm 1997, sau khi triển khai vắc xin VNNB trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, số mắc và chết do VNNB đã giảm đi rất nhiều.

Dấu hiệu nhiễm và cách phòng chống bệnh VNNB

Triệu chứng của VNNB thể hiện: Người nhiễm VNNB sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C kèm đau đầu, buồn nôn và nôn, sau đó co giật, co cứng, liệt và có rối loạn về tinh thần như vật vã, mê sảng, li bì, lú lẫn, hôn mê.

Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: Sốt, nôn nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%

Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh VNNB, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sau: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Việt Nam tiêm miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi từ năm 1997. Từ năm 2015, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm vắc xin VNNB hàng tháng ở tất cả các trạm y tế xã thay vì tiêm từng đợt như trước kia.

Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: + Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi + Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần + Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Bên cạnh đó, khi xây dựng chuồng gia súc cần cách xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu; ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương Linh

Tin khác

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống