Bảo vệ người lao động đi xuất khẩu nước ngoài: Không chỉ bằng lời hứa

Thứ sáu, 27/04/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không ít người bị lừa gạt, bị đưa đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp, bị chủ sử dụng LĐ nước sở tại xâm hại quyền lợi mà không được bảo vệ, về nước trước hạn, lâm vào cảnh nợ nần không có khả năng chi trả; LĐ khi hết hạn hợp đồng khó tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng tay nghề.

Đó là bài toán mà ngành lao động cần có biện pháp khắc phục. Theo Tổng LĐLĐVN, từ năm 2014-2017, VN luôn duy trì số lượng lao động (LĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở con số trên 100.000 LĐ/năm. Riêng năm 2017, số lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 137.751 LĐ (nữ chiếm 39,6%), vượt chỉ tiêu đề ra 28,3%. Ước tính, mỗi năm, NLĐ thực tập và làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình trên 2 tỉ USD. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn có nguy cơ rủi ro cao trong quá trình đi làm do thiếu thông tin khi tiếp cận dịch vụ đi LĐ ngoài nước. Thực tế, NLĐ di cư luôn có nhiều nguy cơ rình rập vì khoảng 70% là LĐ nông thôn, có tay nghề thấp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, học vấn hạn chế. Họ thường đi qua khâu trung gian nên thông tin không chính xác, phải trả chi phí cao. Đa số NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chưa tham gia tổ chức CĐ, do đó CĐ gặp khó khăn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn vướng mắc của NLĐ; trong hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ làm việc ở nước ngoài, CĐVN đang thiếu cơ sở pháp luật, điều kiện và phương tiện vật chất trực tiếp can thiệp bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ khi bị xâm hại; hạn chế nguồn kinh phí, nhân lực trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. 

Báo Công luận
 Ảnh minh hoạ

Ngày 26/4/2018, Hội thảo tham vấn “Hiệu quả của hoạt động CĐ trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội thảo. Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, những “kẽ hở” trong chính sách, pháp luật về NLĐ di cư đang khiến NLĐ phải trả chi phí cao, bị xâm hại quyền lợi mà không được bảo vệ, bị về nước trước hạn, lâm vào nợ nần, không có khả năng chi trả, “vượt rào” để lưu vong, vi phạm qui định để bù đắp chi phí đã bỏ ra. Cùng với đó, tình trạng “cò mồi”, phí bị biến tướng… cũng đang khiến NLĐ có nhu cầu đi XKLĐ rơi vào thảm cảnh, “mất tiền mà không đi được” hoặc bị đưa đi bất hợp pháp… 

Cùng với đó, quá trình thực thi pháp luật chưa nghiêm, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể liên quan, giải quyết khiếu nại, tố cáo của NLĐ và đảm bảo tiếp cận của NLĐ tới hệ thống tư pháp chưa kịp thời, thiếu cơ chế, thiết chế cụ thể hỗ trợ NLĐ trở về tái hòa nhập, tư vấn giúp đỡ NLĐ trở về gặp khó khăn, nhất là LĐ nữ, LĐ về trước hạn do rủi ro… Các cơ quan chức năng cần thông tin rộng rãi danh sách các DN có chức năng hoạt động XKLĐ, tránh tình trạng NLĐ bị lừa đảo. Kiên quyết xử lý các vi phạm của cá nhân và DN để chấn chỉnh hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, nhằm hạn chế nạn cò mồi, lừa đảo, giảm chi phí cho NLĐ. Đặc biệt, thiết lập “đường dây nóng” để tổ chức CĐ có điều kiện tuyên truyền tới NLĐ ở nước ngoài để giảm thiểu tình trạng LĐ hết hạn hợp đồng không về nước, cũng như tiếp nhận phản ánh để bảo vệ kịp thời quyền lợi của NLĐ. 

Cần có cơ chế “3 bên” quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để bảo đảm việc sử dụng Quỹ hiệu quả, bổ sung qui định về quyền được hỗ trợ của NLĐ trong việc đàm phán ký kết hợp đồng với đơn vị tuyển dụng, giao nhiệm vụ cho Công đoàn cùng cơ quan quản lý Nhà nước thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hợp đồng trong hoạt đồng XKLĐ để điều chỉnh những điều khoản chưa phù hợp, bảo vệ quyền lợi của NLĐ… CĐCS thường xuyên cung cấp danh sách, địa chỉ các DN đang tuyển chọn LĐ có uy tín, tiêu chuẩn tuyển chọn, các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, các rủi ro mà NLĐ phải đối mặt khi làm việc hoặc cư trú bất hợp pháp tại các nước, vận động NLĐ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật VN cũng như nước sở tại. 

Cần đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ NLĐ VN tại nước ngoài, với các hoạt động như tiếp tục ký kết chương trình phối hợp với CĐ các nước có đông NLĐ VN đang làm việc; làm việc với các cơ quan chức năng, DN đưa NLĐ đi XKLĐ vận động NLĐ tham gia tổ chức CĐ; kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có bổ sung quy định vai trò tham gia trực tiếp của CĐ VN trong bảo vệ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài./.

Huyền Thu

 

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương