Hà Tĩnh: Đại biểu HĐND kiến nghị mạnh tay ngăn chặn tình trạng khai thác, đánh bắt hủy diệt nguồn lợi thủy sản

Thứ tư, 18/07/2018 20:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong ngày họp thứ hai, tình trạng và giải pháp xử lý các hành vi đánh bắt hủy diệt nguồn lợi thủy sản gần bờ được nhiều đại biểu quan tâm.

Báo Công luận

Cặp tàu giã cào cùng chạy song song kéo theo một tấm lưới mắt dày, gắn nhiều chì nặng để cào sâu đánh bắt tận diệt. Ảnh: PV 

 

Những năm qua, xuất hiện tình trạng tàu giã cào có công suất lớn đến hoành hành, tàn phá, làm náo động khu vực gần bờ biển Hà Tĩnh. Những tàu giã cào này chỉ được cấp phép đánh bắt ở ngoài khơi và một số vùng biển nhất định. Nhưng vào mùa cá nam hàng năm (từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch), khi mà các loại thủy sản vào gần ven bờ và vùng lộng để sinh sản, thì những tàu giã cào đã bất chấp quy định “ép sát bờ” để nhanh chóng “vơ vét” tận thu triệt để các nguồn lợi thủy sản.

Bên cạnh đó, tàu giã cào còn kéo phăng tất cả mọi thứ trong lúc hành nghề, trong đó có cả ngư lưới cụ kiếm kế sinh nhai của ngư dân nghèo. Vì vậy, đối với người dân vùng biển bãi ngang Hà Tĩnh, tàu giã cào còn là nỗi hãi hùng của ngư dân nghèo làm nghề biển theo phương thức truyền thống. Khi các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý thì những tàu giã cào luôn có thái độ chống trả, coi thường pháp luật và vì vậy cũng luôn xảy ra xung đột, gây mất an ninh trật tự trên biển.

Báo Công luận
 

Đại biểu Nguyễn Thị Nhi (tổ đại biểu huyện Nghi Xuân). Ảnh: PV

 

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Nhi (tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) quan tâm đến các vấn đề về lực lượng, phương tiện công cụ và các chế độ chính sách hỗ trợ cho lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng của các tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết: Thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường quy chế phối hợp lực lượng như cảng vụ, biên phòng, cảnh sát biển, công an… Hiện nay, có 4 tàu của các lực lượng thường trực, trong tình hình phức tạp hơn thì sẽ điều động thêm để trấn áp những kẻ vi phạm.

Còn các chế độ chính sách hỗ trợ thì ông Nguyễn Văn Việt thừa nhận: “Thực sự nguồn lực hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng này chưa có và đây là một nội dung mà sở đang xây dựng cho chính sách ban hành vào cuối năm”.

Báo Công luận

Đại biểu Trần Báu Hà (tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) chất vấn. Ảnh: PV 

 

Còn đại biểu Đỗ Khoa Văn (tổ đại biểu huyện Vũ Quang) nêu câu hỏi: “Ngư dân các tỉnh khác đến đánh bắt trên địa bàn bằng phương thức hủy diệt, giải pháp như thế nào”? Đại biểu Trần Báu Hà (tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) cũng chất vấn: “Để hạn chế tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản bằng tàu giã cào, đồng ý là cần có sự phân cấp nhưng giải pháp là “đề nghị huyện chấm dứt hoạt động tàu giã cào trên địa bàn” thì nằm ngoài khả năng của địa phương”. Do vậy, đề nghị Sở Sở NN&PTNT đưa ra giải pháp hiệu quả hơn”.

Báo Công luận

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh trả lời trước kỳ họp về vấn đề mà đại biểu và nhân dân quan tâm. Ảnh: PV 

 

Với nội dung chất vấn này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết: khi bắt và xử lý các tàu ở tỉnh khác thì cũng đã có thông báo về chính quyền các địa phương trong việc các tàu của các địa phương này vi phạm.

Bên cạnh đó, sắp tới khi Luật thủy sản có hiệu lực sẽ gắn các thiết bị định vị trên tàu, đặc biệt là tàu giã cào để khi tàu về thì các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát ngay tại cảng cá. Xem lộ trình, hành trình của tàu đó đánh bắt có đúng quy định trên biển không.

“Sắp tới, tỉnh sẽ thành lập ban chỉ đạo cấp huyện để cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm khai thác thủy sản và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương, trong đó có trách nhiệm của chính quyền địa phương. Chủ tịch huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh khi để diễn ra hoạt động đánh bắt tận diệt thủy sản trên địa bàn quản lý…”, ông Nguyễn Văn Việt thông tin thêm.

Báo Công luận

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tham gia làm rõ các vấn đề mà đại biểu chất vấn. Ảnh: PV

 

Cùng tham gia trả lời về vấn đề liên quan đến trách nhiệm của địa phương trong giải quyết tàu giã cào, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng: “Nếu một hộ dân thuộc xã đánh bắt hủy diệt, có lưới, mìn ở trong nhà thì đương nhiên trách nhiệm thuộc về cơ sở. Chính quyền địa phương không ra tay làm việc này thì không ai làm tốt hơn. Có gắn trách nhiệm như vậy mới nâng cao hiệu quả quản lý của các đối tượng tàu trong tỉnh được”.

Cho rằng thời gian qua, tình trạng và giải pháp xử lý các hành vi đánh bắt, hủy diệt nguồn thủy sản gần bờ chưa được quan tâm đúng mức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: Bộ NN&PTNT đã có chủ trương kiện toàn lực lượng kiểm ngư, trong đó có các địa phương.

“Về chính sách hỗ trợ lực lượng kiểm ngư, chúng tôi sẽ kiến nghị với Bộ NN&PTNT phải chính quy lực lượng. Đồng thời, nếu Trung ương chưa có, chúng tôi sẽ tham mưu HĐND tỉnh chính sách về lực lượng kiểm ngư, thậm chí không đủ người cho hợp đồng thêm, xử phạt nặng và có chế độ chính sách cho anh em”, ông Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Báo Công luận

Lực lượng chức năng Hà Tĩnh tuần tra, phát hiện các tàu giã cào hoạt động sai quy định. Ảnh: PV 

 

Ngày 21/11/2017, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Giải pháp mạnh mẽ về chế tài xử phạt khi Luật Thủy sản được triển khai thực hiện, lực lượng kiểm ngư địa phương được thành lập để tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên biển, các chế tài xử phạt áp dụng cao như: quy định tịch thu ngư cụ, phương tiện vi phạm, tịch thu giấy phép..

Về quy định chuyển tiếp, Luật quy định: Sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 như sau: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thủy sản đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.

Trước đó, báo congluan.vn đã có bài viết “Hà Tĩnh: Nỗi khiếp đảm của ngư dân mang tên tàu giã cào” phản ánh về tình trang thời gian gần đây, tàu giã cào đến hoành hành, tàn phá, làm náo động khu vực gần bờ biển khiến người dân vùng biển bãi ngang Hà Tĩnh luôn hoang mang, khiếp sợ trong mỗi chuyến ra khơi. Những chiếc tàu giã cào không chỉ làm hỏng, kéo mất ngư cụ kiếm kế sinh nhai của ngư dân, loại hình đánh bắt tận diệt này còn gây mất an ninh trật tự, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Trần Phong

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương