Xóa nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi: Vẫn còn thách thức!

Thứ ba, 14/08/2018 09:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc còn cao, thu nhập bình quân thấp so với bình quân của cả nước, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền còn lớn… là những quan tâm của các Đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trong phiên chất vấn hôm qua, ngày 13/8.

Báo Công luận
Tỷ lệ hộ nghèo miền núi còn rất cao (Ảnh: Đức Tuyền) 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho rằng đây là vấn đề day dứt, trăn trở của nhiều lãnh đạo và chính bản thân ông. Số nghèo theo thống kê còn chiếm tới 52,66% là đồng bào dân tộc. Thu nhập bình quân chỉ được 7-8 triệu/người/năm với nhiều nhóm dân tộc ở nhiều vùng, bằng 1/5 cả nước.

Để khắc phục, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu với Chính phủ và phối hợp trong hệ thống tìm giải pháp. Uỷ ban tham mưu ban hành quyết định 2085 ngày 31/10/2016 về chính sách đặc thù nhằm giải quyết 4 vấn đề như hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất.

Ủy ban Dân tộc kỳ vọng, với giải pháp như vậy có thể sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện còn khó khăn vì hỗ trợ giúp đỡ đồng bào là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Phát triển đồng bộ hạ tầng ở các vùng có đồng bào thiểu số sinh sống là điều hết sức quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là giao thông, thông tin, phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo khu vực miền núi.

Chính phủ đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể trong đó trọng tâm nhất là tạo sinh kế, ổn định dân cư. Chỉ riêng khu vực Tây Nguyên, hiện còn có tới 19.000 hộ cần ổn định dân cư. Bà con sản xuất được nhưng chưa vươn ra được thị trường, do đó cần kết nối cho bà con. 

Cũng theo Ủy ban Dân tộc, ngoài những việc cần làm trước mắt thì cốt lõi nhất của vấn đề và tạo ra sự bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số chính là tuyên truyền để bà con tự lực vươn lên, không trông chờ ỷ lại. Đồng bào cần tích hợp các chính sách thành chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung chỉ đạo, nguồn lực, mục tiêu cụ thể và tiêu chí đánh giá.

Về lao động, việc làm cho con em dân tộc thiểu số, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhiều thanh niên nông thôn tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn. Hiện có 116 chính sách khác nhau, trong đó có 7 chính sách hỗ trợ thanh niên dân tộc miền núi học nghề. 

Thời gian qua, không ít ý kiến cho rằng có nhiều văn bản pháp luật liên quan chính sách dân tộc thiểu số, song rất tiếc là nhiều văn bản chưa hoàn thiện. Do vậy, cần phải tổ chức, tìm giải pháp để các chính sách cho dân tộc đi vào thực tiễn hơn nữa.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nhìn nhận, về tổng thể chính sách bao phủ hầu hết các mặt; từ y tế, văn hoá giáo dục, hạ tầng, sinh kế.

Tuy nhiên những chính sách này chưa đạt hiệu quả vì có chính sách chỉ vẫn chỉ là “phần khung” do vậy chưa xác định rõ nguồn lực; có chính sách chưa cân đối hoặc cân đối thấp; chính sách kéo dài.

Hiện qua giám sát và khảo sát cho thấy, các chương trình dự án đầu tư cho khu vực dân tộc miền núi có nhiều nội dung chồng chéo, dẫn đến phân tán nguồn lực, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. Nhiều chủ trương chính sách để thoát nghèo nhưng có nhiều nơi không giảm nghèo được, thoát nghèo bền vững.

Báo Công luận

An sinh lâu bền cho đồng bào các dân tộc thiểu số cần những bứt phá hơn nữa (Ảnh: Đức Tuyền) 

 

Cũng theo Ủy ban Dân tộc, hiện có 13 nhóm chính sách phân công 14 bộ chủ trì. Như vậy có nhiều đầu mối quản lý chính sách dân tộc do sinh sống ở 51 tỉnh, bao gồm nhiều lĩnh vực nên không bộ nào đủ điều kiện quản lý các chính sách.

Theo thống kê, hiện khu vực dân tộc miền núi có 14 triệu người. Đây là những vùng nhạy cảm gắn với quốc phòng an ninh nên cần có chính sách tốt hơn. Do vậy nên tích hợp các chương trình thành 1 chương trình mục tiêu quốc gia và do 1 Phó Thủ tướng điều hành sẽ tránh được chồng chéo.

Qua khảo sát, riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn 61.000 dân tộc phải đi tìm kiếm việc làm. Cho nên đào tạo nghề là vấn đề hết sức quan trọng.

Đồng bào dân tộc hiện còn nhiều hộ không thoát khỏi nghèo hay còn gọi là “nghèo bền vững”. Trong đó có nhiều người rơi vào tình trạng tàn tật không còn sức lao động.

Hiện Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang là những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 40%. Các nơi này đang được mệnh danh là “lõi nghèo” và cần có những biện pháp giải quyết hết sức căn cơ.

Để giải quyết được vấn đề trên cần phải có 3 giải pháp chính là giao thông, thị trường; giải quyết thiếu sinh kế đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và thu hút đầu tư vào đây, tạo việc làm dạy nghề cho đồng bào.

Theo Ủy ban Dân tộc, hiện có một thực tế là các đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác. Từ thôn đến thôn có khi cách nhau cả chục cây số, người dân sống phân tán cho nên khó khăn trong bố trí, đầu tư các công trình hay giao thông.

Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chủ yếu tập trung ở vùng Tây Bắc - đây là “lõi nghèo” của cả nước. Đã có nhiều chính sách được ban hành về đây. Giai đoạn 2011-2015 có 181 chính sách, 264 văn bản. Trong thời gian từ năm 2016 – 2020 còn 116 chính sách và 173 văn bản.

Ngân sách dự tính bố trí ưu tiên cho khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ giai đoạn 2016 – 2020 dự tính khoảng 200.000 tỷ đồng, chiếm 59% trong vùng dân tộc trên cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn cao thiếu bền vững, tình trạng thiếu việc làm. Đây vẫn còn là những thách thức.

Đơn Thương

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương