Bão số 12 làm 27 người chết, 22 người mất tích

Chủ nhật, 05/11/2017 19:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai sáng 5/11, ảnh hưởng của bão số 12 đã làm 27 người chết, 22 người mất tích.

Cụ thể, ảnh hưởng của cơn bão số 12 khiến 3 người chết tại Bình Định, Khánh Hòa 16 người, Lâm Đồng 3 người, Đăk Lắk 1 người và khiến 4 người chết do sự cố tàu vận tải trên biển. Bão cũng làm 22 người mất tích. Trong đó, Bình Định 4 người, Phú Yên 1 người và 17 người mất tích do sự cố tàu vận tải.

Về sự cố tàu vận tải do ảnh hưởng bởi cơn bão số 12, theo thống kê, có 10 tàu với 91 thuyền viên bị chìm, hư hỏng trên khu vực phao số 0, Cảng Quy Nhơn. Hiện nay, 4 người chết, 17 người mất tích, đã cứu vớt được 74 người.

Ảnh hưởng của bão số 12 làm 626 căn nhà bị sập đổ (Bình Định 81 nhà, Phú Yên 113 nhà, Khánh Hòa 302 nhà, Đăk Lắk 113 nhà, Đắk Nông 14 nhà, Lâm Đồng 3 nhà); 39.704 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Diện tích lúa bị ngập lên đến 4.425 ha; diện tích rau mầu bị ngập 25.212 ha; tàu cá bị chìm, hư hỏng 228 tàu; lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản cũng bị hưng hỏng 1.491 lồng.

Về sự cố lưới điện, theo thông tin từ Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai Bộ Công Thương, tính đến 16h ngày 4/11, tại Bình Định, toàn bộ trạm biến áp 110KV đã được khôi phục và cấp điện. Tại Phú Yên, đã khôi phục 3/7 trạm biến áp 110KV. Tại Gia Lai 3/9 trạm biến áp 110KV bị sự cố đã được khắc phục.

Báo Công luận
Công tác khắc phục hậu quả sau bão số 12 tại Khánh Hòa (Ảnh: Báo Khánh Hòa) 
Về sự cố giao thông, tại tỉnh Bình Định (trên Quốc lộ 1D), 10 vị trí sạt lở taluy dương khoảng 700m3. Trên Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên, có 5 vị trí nước tràn mặt đường, ngập sâu từ 0,3 – 0,5m. Hiện đơn vị quản lý bảo trì đang điều tiết để xe lưu thông 2 chiều bên trái tuyến và tiến hành tháo dỡ tạm dải phân cách giữa để thoát nước. Về đường sắt, nhiều chuyến tàu bị ách tắc do tuyến đường sắt từ Phú Yên đi Khánh Hòa bị phong tỏa.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các địa phương chịu ảnh hưởng của cơn bão số 12, phải kiên quyết sơ tán di dân tại các vùng thấp trũng ven sông, vùng có nguy cơ ngập sâu, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn. Tập trung lực lượng, phương tiện để tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương; đảm bảo khắc phục kịp thời các sự cố đối với hệ thống lưới điện, giao thông. 

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ sau bão để chủ động triển khai các phương án ứng phó với mưa lũ lớn kéo dài trên diện rộng. Tổ chức dọn vệ sinh môi trường, tránh phát sinh dịch bệnh; rà soát để kịp thời hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu nhất là tại các khu vực thiệt hại do thiên tai, các khu vực bị chia cắt, kiên quyết không để hộ dân nào bị đói, rét, thiếu nước uống.

Vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình; bố trí lực lượng trực canh tại các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước. Triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Tổ chức phân luồng giao thông, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người và phương tiện qua lại các ngầm, tràn, khu vực đường giao thông bị ngập, bến đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ứng phó với lũ lớn sau bão.

PV

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục